Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“No dồn” tín dụng cuối năm

Các NHTM hiện nay có lãng quên quản lý rủi ro ?
Trong đợt tổng kết năm 2009 và đề ra nhiệm vụ năm 2010, NHNN đã phát đi tín hiệu rằng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2010 là khoảng 25%. Tuy nhiên, theo các cơ quan chức năng thông báo, ước tính đến 30/6/2010, tổng dư nợ tín dụng đã tăng 10,52% so với cuối tháng 12/2009.

Như vậy, người ta sẽ nghĩ ngay đến việc cuối năm phải tăng nhanh tín dụng để đạt chỉ tiêu kế hoạch. Nếu điều đó diễn ra có thê dẫn đến tình trạng “no dồn” tín dụng và gây nên những rủi ro khác.

Kinh nghiệm ở VN  cho thấy, khi tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm đạt thấp, các cấp thường có khuynh hướng nới lỏng mạnh tín dụng vào 6 tháng cuối năm và  cách ứng xử như vậy có gì đó vẫn theo dáng dấp thời kỳ kế hoạch hóa là “chạy cho kịp chỉ tiêu kế hoạch”.

Chạy cho kịp kế hoạch

Năm 2007 và 2009 cho thấy, khi đầu năm nền kinh tế có vẻ hơi khó khăn, việc nới lỏng tín dụng 6 tháng cuối năm đã đưa đến tín dụng tăng vọt rất cao (năm 2007 tăng trưởng tín dụng là 53% so với 2006; và tương tự năm 2009, cả năm tăng trưởng tín dụng đạt gần 38% so với 2008. Các hình thức nới lỏng dẫn đến tăng trưởng tín dụng dồn dập vào cuối năm do các hình thức/ biện pháp vĩ mô và vi mô như: NHNN nới lỏng chính sách tiền tệ ( hạ lãi suất tái cấp vốn, hạ lãi suất cơ bản, hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc,...); các NHTM hạ điều kiện cho vay hơn (dễ dàng cho vay hơn), hạ lãi suất...; DN cũng mạnh dạn vay hơn (chấp nhận lãi suất cao hơn chẳng hạn...).

Điều đáng chú ý rằng, trong những năm gần đây, khi chuyển từ thái cực tăng trưởng tín dụng chậm sang thái cực tăng thì đà tăng trưởng tín dụng thường rất mạnh, có khi tuột khỏi tay NHNN (như năm 2009, khi đầu năm NHNN đưa ra tăng trưởng tín dụng là 25% thì cuối năm tăng lên 38% so với 2008).  Như vậy, thực tế cho thấy, khuynh hướng tăng trưởng tín dụng ở VN thường có đà tăng nóng ngay sau một đợt tăng trưởng chậm hoặc đình trệ.

Ảnh hưởng tiêu cực hay hệ lụy của tình trạng này thường được đề cập là: trong ngắn hạn là hiện tượng tăng mạnh, đột biến giá chứng khoán (năm 2009); trong trung hạn và cả ngắn hạn là lạm phát đi kèm với giá chứng khoán tăng liên tục, giá bất động sản tăng (năm 2007)... Các báo cáo và nghiên cứu của WB và IMF cho rằng, tăng trưởng tín dụng ở VN dẫn đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, nhưng trong trung hạn lại là lạm phát (độ trễ của tác động  của tăng trưởng tín dụng và tăng lạm phát từ 5-6 tháng). Với cách truyền dẫn như vậy, có thể dẫn đến việc người ta chấp nhận tăng trưởng tín dụng nhanh để đạt được tăng trưởng kinh tế (GDP) nhanh trong ngắn hạn. Việc hạn chế lạm phát cần các giải pháp trung hòa khác (can thiệp trung hòa).

Cảnh báo rủi ro

Với cách ứng xử chính sách như quá khứ về tăng trưởng tín dụng,  theo các chuyên gia tài chính cho rằng, khu vực ngân hàng này hiện và trong 6 tháng tới vẫn có những rủi ro khá cố hữu và là khá cơ bản, do tình trạng no dồn tín dụng:

- Rủi ro đồng tiền/tỷ giá: Theo dõi diến biến thị trường cho thấy, tín dụng đã tăng dần qua các tháng đầu năm 2010. Ước tính đến 30/6/2010, tổng dư nợ tín dụng tăng 10,52% so với cuối tháng 12/2009. Theo đó, dư địa để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu dự kiến cả năm 2010 (25%) trong 6 tháng còn lại là khá lớn. Điểm đáng chú ý trong 6 tháng đầu năm 2010 là tăng trưởng tín dụng ngoại tệ ước tính đến hết tháng 6 tăng tới 27,5% so với tháng 12/2009 (cho dù tốc độ gần đây đã giảm dần). 

Điểm khá nổi bật khác cũng cần chú ý là: trong khi tăng trưởng tín dụng ngoại tệ tăng đột biến (nếu theo số liệu của NHNN thì khoảng 23 - 24%, thay vì con số 27,5% nói trên), trong khi huy động vốn bằng ngoại tệ trong 6 tháng đầu năm lại chỉ tăng 3,09%. Như vậy, nếu chênh lệch quá lớn này tiếp tục kéo dài sẽ dẫn đến mất cân đối về đồng tiền và khả năng cân đối vốn trong thời gian tới ở khu vực ngân hàng. Gần đây lãi suất huy động USD đã tăng nhanh chóng: trước đây, lãi suất huy động USD phổ biến quanh 4,5%/năm, thì từ cuối tháng 6 nhiều ngân hàng đã tiếp cận mốc 5%/năm. Một số thành viên đã nâng lên tới 5,25 - 5,5%/năm. Những dấu hiện này một mặt cho thấy, các NHTM đang cùng DN dẫn nhau đi về hướng rủi ro tỷ giá cao hơn.

Nếu tăng trưởng tín dụng quá mức hấp thụ của khu vực sản xuất và thiếu kiểm soát phù hợp thì tín dụng sẽ chảy đến không đúng địa chỉ cần đến.

Trên góc độ vĩ mô, điều này có thể dẫn đến sức ép tỷ giá khi các hợp đồng tín dụng cùng đến hạn và các doanh nghiệp cùng đồng thời có nhu cầu ngoại tệ, hoặc khi USD lên giá so với VND thì khả năng tái tạo ngoại tệ của DN có đảm bảo ? Một số chuyên gia cho rằng, với tình hình lãi suất VND cao hơn quá nhiều với lãi suất USD và các lý do khác đang làm DN chấp nhận rủi ro tỷ giá một cách quá mức hơn bình thường. Về vấn đề này, tại hội thảo về quản lý và giám sát tài chính công, được tổ chức ngày 2/7 mới đây, ông Lê Xuân Nghĩa (Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính tiền tệ quốc gia) cho rằng,  USD tăng giá mạnh trong khi thâm hụt thương mại của VN đang gia tăng, cộng với thời điểm đáo hạn của các khoản vay tín dụng ngoại tệ, sẽ gia tăng sức ép tăng rủi ro hối đoái và biến động tỷ giá...

- NHTM chấp nhận rủi ro quá  mức.Với diễn biến tăng trưởng như 6 tháng đầu năm và nếu có nới lỏng tín dụng khác, cộng với sức ép của vốn điều lệ đã tăng (theo quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỷ vào cuối năm 2010), các NHTM sẽ phải giảm thấp điều kiện tín dụng để đẩy vốn ra. Hay nói cách khác, các NHTM chấp nhận mức rủi ro hơn và có thể là quá mức. Điều đó có thể là vấn đề về chất lượng tín dụng trong tương lai, nhất là khi các NHTM chưa thực sự chú trọng đến tăng cường quản lý rủi ro. Về vấn đề này, ông Lê Xuân Nghĩa cũng tỏ ý lo ngại rằng các NHTM hiện nay đang lãng quên quản lý rủi ro, trong khi lượng vốn, tài sản của các NHTM đang ngày càng gia tăng mạnh mẽ.

- Tín dụng chạy vào vùng rủi ro, đầu cơ, bong bóng... Thời gian qua, Chính phủ đã có rất nhiều nỗ lực để nắn dòng vốn tín dụng NHTM đi đến đúng địa chỉ của nó là khu vực sản xuất vật chất (DN sản xuất). Mặc dù vậy, quá khứ cho thấy, khi tín dụng tăng mạnh, thì trào lưu luồng tiền chảy mạnh vào chứng khoán, vàng, đầu cơ bất động sản... là khá mạnh. Có nghiên cứu chỉ ra rằng, có mối quan hệ thuận chiều giữa tăng trưởng tín dụng với giá chứng khoán trên sàn chứng khoán HCM (HoSE). Điều đó gợi ý rằng, nếu tăng trưởng tín dụng quá mức hấp thụ của khu vực sản xuất và thiếu kiểm soát phù hợp thì tín dụng sẽ chảy đến không đúng địa chỉ cần đến. Khi tín dụng tăng trưởng quá mức (với điều kiện hạ thấp hơn và kiểm soát lỏng lẻo hơn,...) thì sẽ có thể tạo nên hiệu ứng bong bóng chứng khoán, bong bóng nhà đất... Khi đó, nền kinh tế sẽ trở nên rủi ro hơn. Bài học về bong bóng nhà đất do tăng trưởng tín dụng ở Mỹ năm 2007 và ở Trung Quốc thời gian qua là bài học cho nhiều nước trên thế giới.

(Theo ThS Lê Văn Hinh // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Ngân hàng chậm giảm lãi suất huy động VND
  • Sóng ngầm trên thị trường tiền tệ
  • Bản tin tư vấn tiền tệ ngày 09/07/2010
  • Bản tin Thị trường Ngoại hối ngày 9/7/2010
  • Tỷ giá ngoại tệ Vietcombank 9/7/2010
  • USD 'chợ đen' tiếp tục lên giá
  • Bản tin Thị trường Ngoại hối ngày 8/7/2010
  • Bản tin tư vấn tiền tệ ngày 08/07/2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!