Mục tiêu kéo lãi suất huy động xuống 10%, lãi suất cho vay 12% thiếu khả thi khi việc tiếp cận vốn của ngân hàng đang gặp khó. Điều này khiến nhiều DN phải chịu lãi suất thực là 15% - 18%.
Hiện nhiều doanh nghiệp (DN) đã phải vét từng đồng để trả nợ ngân hàng. Số khác áp dụng phương pháp cắt giảm nhân sự, dù biết là hạ sách.
Ông Nguyễn Văn Đực, Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành, nhận định, với Thông tư 13, Ngân hàng đã đóng cửa với DN. Giờ chỉ còn cách dựa vào khách hàng, nhưng khách hàng lại cạn tiền, bất động sản đứng im. Theo ông Đực, mức lãi suất cho vay mà DN phải chịu hiện đang ở mức 15% - 18% tùy ngân hàng, là gánh nặng oằn vai.
Ông Nguyễn Thanh Tuấn Kiệt, Tổng giám đốc Công ty chế tạo máy Việt Cường, TP HCM, cũng cho biết trên lý thuyết, DN được cho vay với lãi suất 12% mỗi năm. Tuy nhiên, trong hợp đồng có rất nhiều loại phí, mà nếu cộng lại, lãi suất thực tế DN phải trả lên đến 16%. “Đây chưa phải là giai đoạn dễ thở nên với lãi suất 16%, sau khi trừ hết chi phí, trả lãi ngân hàng, DN cũng chỉ đủ sức cầm cự”, ông Kiệt nói.
Đại diện một DN vận tải taxi cho biết hãng này hiện vay vốn 200 tỷ đồng của ngân hàng S. với lãi suất 12% mỗi năm. Nhưng vài tháng gần đây, mức lãi này đã được ngân hàng điều chỉnh lên 15% mỗi năm (tăng hơn 1,2%). Để đủ chi phí hoạt động và trả lãi suất ngân hàng, hãng xe này đã phải áp dụng nhiều biện pháp cắt giảm chi phí, kể cả cắt giảm hàng chục nhân viên văn phòng. “Biết rằng cắt giảm lao động là hạ sách, nhưng chúng tôi không thể làm khác được, khi đang phải vét từng đồng để trả lãi ngân hàng”, vị này than thở.
DN đang mong lãi suất giảm như nắng hạn mong mưa. Nhưng, dường như cái mốc lãi suất cho vay 12% vẫn chỉ là một giấc mơ, khi động thái giảm lãi suất dường như không có. Giám đốc hãng taxi nói trên tính toán, chỉ với 5%, thì với 100 tỷ tiền vay, DN đã phải trả lãi 5 tỷ đồng.
Ông Đực nhận định, nếu lãi suất ngân hàng không cải thiện thì từ nay đến cuối năm, sẽ có nhiều dự án phải đại hạ giá như bánh trung thu cuối mùa. Nguồn vốn cho vay với nền kinh tế không có hy vọng được khơi dòng, nội lực kinh tế sẽ bị kìm hãm.
Một chuyên gia tài chính cho rằng, việc bảo đảm tính an toàn của hệ thống ngân hàng theo Thông tư 13 là cần thiết. Song, cần hơn là lùi lại thời điểm áp dụng sau ngay 1/10 để điều chỉnh những tác động tiêu cực của nó lên nền kinh tế.
(Báo Đất Việt)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com