Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vì sao đồng Yen mạnh?

Kết quả bầu cử vừa qua với chiến thắng thuộc về ông Naoto Kan, tuy nhiên nhiều người vẫn còn hoài nghi sức mạnh đồng Yen sẽ khó mà giảm sút.

Một khoản nợ quốc gia cao ngất ngưởng, sự thay đổi trên hàng ghế lãnh đạo, và một nền kinh tế khập khiễng dựa vào xuất khẩu sụt giảm ở mức kỷ lục kể từ Thế chiến thứ II- Kinh tế Nhật Bản đang trong tình trạng xấu.
 
Song, vì sao giao dịch đồng Yen gần đây lại ở nấc cao nhất trong suốt 15 năm qua?
 
Một số yếu tố kết hợp với nhau đã đẩy tỷ giá đồng Yen lên tới 83,36 yen/dollar vào ngày thứ Ba, chạm đỉnh kể từ tháng 5/1995.
 
Trước hết ta hãy xem xét toàn cảnh: Tháng 6/2007, đồng Yen được giao dịch tại 122,64 yen/USD – mức cao nhất trong vòng 5 năm. Sau đó thị trường cho vay dưới chuẩn ở Mỹ bị vỡ. Người Nhật đã chọn đầu cơ các loại tiền tệ khác với số lượng lớn hơn – hoạt động này được biết đến với thuật ngữ “carry trade” – họ mua về ngoại tệ bị tác động mạnh do khủng hoảng dưới hình thức tiền mặt, đặc biệt là dollar.
 
Bên cạnh đó, sức mạnh tự nhiên của đồng Yen nằm ở thặng dư thương mại của nước Nhật. Ô tô, hàng điện tử và các sản phẩm khác của Nhật được bán ra thị trường quốc tế, thu về một luồng tiền Yen mạnh mẽ. Thêm vào đó là dòng tiền đầu tư vào Nhật Bản trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, và đồng Yen tiếp tục được tăng cường.
 
Một yếu tố khác: Vào thời điểm kinh tế khủng hoảng, các nhà đầu tư muốn đa dạng hóa lựa chọn, thay vào đồng dollar suy yếu là một kênh tiền tệ khác an toàn hơn, và đồng Yen là một giải pháp được số đông ưa thích. Đáng chú ý, trái phiếu chính phủ Nhật hấp dẫn Bắc Kinh hơn cả trái phiếu kho bạc Mỹ.
 
Ông Benjamin Pedley, đứng đầu chiến lược đầu tư tại Bắc Á của Ngân hàng tư nhân HSBC đánh giá, điều đó cho thấy phần lớn những gì đồng Yen đang phải đối mặt là những tin tức kinh tế không mấy sáng sủa và vấn đề chính trị hiện tại.
 
Việc đồng Yen mạnh lên sẽ gia tăng khó khăn cho sự phục hồi kinh tế Nhật Bản khi lợi nhuận hàng bán ở nước ngoài bị cắt giảm đáng kể.
 
Thị trường đang chờ đợi những thay đổi từ sự can thiệp của chính quyền mới trong việc hạ thấp giá trị đồng nội tệ - điều mà chính phủ nước này đã không thực hiện kể từ năm 2004.
 
Nhưng Pedley nghi ngờ rằng những can thiệp này sẽ khó có được tác dụng lâu dài đối với sức mạnh của đồng Yen. Các đối tác thương mại là EU và Bắc Mỹ luôn mong muốn đồng Yen mạnh hơn, và khi có sự can thiệp đơn phương từ chính phủ Nhật, hợp tác kinh tế giữa các nước này sẽ vấp phải nhiều trở ngại

(Báo điện tử Doanh Nhân Việt Nam toàn cầu)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Bản tin Thị trường Ngoại hối ngày 15/9/2010
  • Lãi suất vàng tăng nhanh
  • Chính sách tiền tệ: Rủi ro tỷ giá - nhìn từ điều hành và tác động
  • Tỷ giá ngoại tệ Vietcombank 14/9/2010
  • Bản tin Thị trường Tiền tệ ngày 14/9/2010
  • Đồng Yen leo lên mức đỉnh 15 tháng so với dollar
  • Bản tin Thị trường Ngoại hối ngày 14/9/2010
  • Bản tin Thị trường Tiền tệ ngày 13/9/2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!