Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường tiền tệ thế giới ngày 21/08/2008: USD giảm giá

Sáng nay 21/08/2008, USD giảm so với Yên trước khi có thông báo của Ngân Hàng Trung Ương Mỹ về tăng trưởng kinh tế của nước này, các chuyên gia kinh tế cho rằng ngành chế tạo sẽ có dấu hiệu chậm lại và có ít khả năng Cục dữ trữ liên bang sẽ tăng tỷ lệ lãi suất trong thời gian tới.

Vào lúc 10 giờ sáng giờ Tokyo, USD đã giảm còn 109,65 Yên so với 109,86 vào cuối buổi chiều qua tại Niu Oóc. USD đã giảm còn 1,4779/ euro so với 1,4747 USD. Euro giao dịch ở mức 162,08 Yên so với 162,03. USD đã tăng 7,8% so với Euro kể từ khi chạm xuống mức thấp mọi thời đại là 1,6038 USD vào 15/07 và tăng 1,6% trong tháng này so với Yên do kinh tế tại Châu Âu và Nhật đã giảm sút và giá dầu thô đã giảm hơn 20% kể từ mức kỷ lục 147,27 USD/thùng trong tháng vừa qua.
Chưa đầy một tháng, trên thị trường thế giới đồng EUR đã mất giá gần 9% so với USD, giá vàng thế giới giảm một mạch hơn 200 USD/ounce, từ 988 USD/ounce xuống 772 USD/ounce, giá dầu cũng giảm 30%. Các diễn biến này liên quan đến hai nền kinh tế lớn là Mỹ và châu Âu.
Thị trường ngoại hối thế giới đang chứng kiến sự hồi phục mạnh mẽ của đồng USD so với các đồng tiền chuyển đổi chính, và sự ảm đạm của thị trường hàng hóa với đà giảm mạnh của vàng và dầu.
Kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng trên thị trường tài chính Mỹ cách nay tròn một năm, đây được cho là thời điểm lạc quan nhất cho các nhà đầu tư đang nắm giữ đồng USD. Mặc dù vẫn còn tồn tại sự hoài nghi của một số nhà đầu tư về việc nền kinh tế Mỹ có thật sự trải qua được giai đoạn khó khăn nhất hay không, nhưng nếu nhìn vào diễn biến USD trong một tháng trở lại đây thì có vẻ như sự lạc quan đang dần trở lại đối với các nhà đầu tư tại nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Thực tế cho thấy sự hồi phục của đồng USD không chỉ đến từ triển vọng khả quan của nền kinh tế Mỹ, mà đang ẩn chứa sau đó rất nhiều yếu tố hỗ trợ. Một trong số đó là sự suy yếu của đồng EUR với việc nền kinh tế khu vực EU đang có nguy cơ rơi vào suy thoái trong nửa cuối năm 2008 và đầu 2009. Sẽ không sai khi nói rằng đà hồi phục của đồng USD bắt nguồn từ sự suy yếu của đồng EUR!
Với đà tăng mạnh của giá cả năng lượng và thực phẩm, chỉ số giá tiêu dùng trong tháng sáu của khu vực EU đã chạm mức cao nhất trong vòng tám năm là 4,1%. Để chống lại nguy cơ lạm phát cao, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã nâng lãi suất (LS) cơ bản đồng EUR từ mức 4%/năm lên 4,25%/năm.
Động thái tăng LS lần này của ECB đang đặt ra những khó khăn mới, khi dữ liệu thống kê cho thấy niềm tin kinh tế của khu vực EU đang giảm xuống mức thấp nhất trong vòng năm năm. Kinh tế của một số nước thành viên như Tây Ban Nha, Đức và Ý đang đối mặt với nguy cơ suy thoái. Trong một phát biểu mới đây, chủ tịch ECB Jean-Claude Trichet tiếp tục bày tỏ mối lo ngại của ông đối với tình hình kinh tế trong khu vực EU.
ECB cũng cho biết các ngân hàng đang thắt chặt tiêu chuẩn cho vay. Động thái này của các ngân hàng châu Âu sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình thanh khoản trên thị trường tài chính, ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản đầu tư của khu vực này trong và ngoài khu vực EU.
Tỷ giá ngoại hối lúc 10 giờ sáng giờ Việt Nam
Tỷ giá
Chênh lệch
USD/JPY
109,6350
-0,2250
USD-CNY
6,8525
-0,0021
EUR/USD
1,4777
0,0030

(Theo Vinanet)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Trung Quốc: mở rộng hệ thống trao đổi tiền tệ tại Bắc Kinh, Thượng Hải
  • Thị trường tiền tệ thế giới ngày 20/08/2008: USD giảm giá
  • Thị trường tiền tệ thế giới ngày 18/08/2008: USD giảm
  • Thị trường tiền tệ thế giới ngày 15/08/2008: USD lên mức cao nhất 6 tháng qua
  • Lãi suất huy động USD đang giảm dần
  • FED bơm tiền với thời hạn dài hơn nhằm làm dịu tình trạng khan hiếm tiền mặt
  • Nỗi lo sợ suy thoái đè nặng lên đồng bảng Anh
  • USD sẽ về đâu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!