Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thoả thuận lãi suất: Dễ mà khó!

Năm 2009, tăng trưởng tín dụng đạt gần 38% trong khi theo kế hoạch năm 2010, con số nói trên chỉ là 25%. Thậm chí dự đoán có thể năm 2010, tăng trưởng tín dụng chỉ ở mức 12-15%, nhiều là 20%. Trong bối cảnh lãi suất thoả thuận đã được áp dụng song tăng trưởng lại hạn chế, nhiều DN đang kêu khó vì “thoả thuận”.

Việc bỏ trần lãi suất cho vay trung và dài hạn khiến DN
dễ tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng hơn song DN sẽ phải đối mặt với lãi suất cao 

Dự đoán về tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2010 chỉ từ 12-15%, nhiều là 20%, được ông Lê Đức Thúy, nguyên Thống đốc NHNN, Chủ tịch Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia đưa ra trong một cuộc trả lời báo chí gần đây. Đây là một con số thấp hơn rất nhiều so với kế hoạch đề ra.

Có thể cũng không khó hiểu bởi năm 2009, tín dụng tăng trưởng mạnh có nguyên do từ gói kích cầu lãi suất thông qua hệ thống ngân hàng (NH). Tuy nhiên, năm nay động lực này đã không còn và DN phải “thắt lưng buộc bụng”. Quyết định của Chính phủ về việc cho phép áp dụng phương án thoả thuận lãi suất đối với cho vay trung và dài hạn, đồng thời NHNN cũng đang nghiên cứu theo hướng có thể lãi suất ngắn hạn cũng được thỏa thuận và tìm biện pháp để gỡ bỏ trần lãi suất huy động 10,5%/năm khiến các NH thở phào song không ít DN lại tỏ ra lo lắng.

Một số DN cho rằng, việc bỏ trần lãi suất cho vay trung và dài hạn khiến DN dễ tiếp cận nguồn vốn vay NH hơn song DN sẽ phải đối mặt với lãi suất cao và chính vì vậy, hiệu quả hoạt động sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp rất mạnh. Trong khi đó, DN đa phần thiếu vốn và mọi hoạt động phần lớn vốn vay NH vẫn là cứu cánh. Giám đốc một DN cho biết, trước đây do khó tiếp cận nguồn vốn NH do không có tài sản thế chấp. DN này chủ yếu áp dụng phương pháp huy động vốn qua người thân và bạn bè. Vị giám đốc này cho biết, DN sẽ vẫn tiếp tục phương án trên vì lãi suất thoả thuận nhiều khả năng sẽ cao và cũng không dễ tiếp cận đối với các DN nhỏ.

Một nghiên cứu cách đây chưa lâu được Vụ Tín dụng – NHNN cho thấy tỷ trọng vốn vay NH của các DN chiếm tỷ lệ cao so với các nguồn vốn khác như vốn tự có hoặc vốn huy động từ các kênh khác ngoài vay NH.

Các số liệu nghiên cứu dựa trên cơ sở dữ liệu từ 6 NH thương mại quốc doanh và 31 NH thương mại cổ phần và 33 chi nhánh NH nước ngoài và NH liên doanh. Theo số liệu báo cáo, hiện tổng số trên 50% tổng số DNNVV đang có quan hệ tín dụng với NH, trong đó vốn tự có chiếm tỷ trọng 36,25%, vốn vay NH chiếm tỷ trọng 45,31%, còn lại vốn khác chiếm 18,44%. Như vậy trong trường hợp bỏ trần lãi suất và thực hiện hoàn toàn phương thức thoả thuận và trong bối cảnh lãi suất có xu hướng tăng, các DNNVV tỏ ra lo ngại là hoàn toàn có lý.

Nếu theo phương án thoả thuận lên tới 16% hoặc hơn nữa thì DN sẽ rất khó khăn.

Đối với các DN lớn, bao gồm cả các TCty vốn nhà nước, tỷ trọng vốn vay NH cũng rất lớn. Năm ngoái, kết quả kiểm toán của KTNN cho thấy nhiều DN lớn, một số TCty, tỷ lệ nợ phải trả/tổng nguồn vốn bình quân 60,32%; tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân là 1,62 lần. Một số DN ngành xây dựng, tỷ lệ này còn lên tới trên 80 lần. Những con số trên cho thấy không chỉ các DNNVV, các DN lớn cũng phụ thuộc rất lớn vào vốn vay NH và mọi biến động về tiền tệ, tín dụng đều khiến các DN bị ảnh hưởng. Khi NHNN xoá rào cản trần lãi suất, các DN và NH được tự do thoả thuận lãi suất cho vay ngoài thuận lợi cho DN, khó khăn cũng sẽ xuất hiện.

Trong khi đó thông tin từ NHNN cho thấy, tăng trưởng tín dụng trong tháng 2 bắt đầu tăng trở lại, đạt 1,14%, trong khi tháng 1 chỉ tăng 0,26%, tháng 12/2009 chỉ tăng 0,72%. Trong khi lượng tiền gửi từ các DN trong những tháng đầu năm sụt giảm thì lượng tiền gửi của dân cư trong tháng 1 và 2 vừa qua đã tăng tới 5,57%. Quyết định giảm mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 7% xuống còn 4% đối với kỳ hạn dưới 12 tháng, từ 3% xuống 2% đối với kỳ hạn trên 12 tháng đã giúp tăng nguồn vốn để cho vay khoảng 500 triệu USD (tương đương 9.000 tỷ VND). Động thái này được đánh giá là sẽ giúp cung tiền mặt của các NH trở nên dồi dào hơn và có thể đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của các DN.

Do phụ thuộc vốn vay NH là chính nên chi phí lãi vay đối với nhiều DN rất lớn, không ít DN hiện lãi vay chiếm tới 35-40% lợi nhuận của DN. Chính vì vậy, một giám đốc DN đề nghị không nêu tên cho biết, nếu lãi suất ở mức 13%/năm thì còn xoay được chứ nếu theo phương án thoả thuận lên tới 16% hoặc hơn nữa thì DN sẽ rất khó khăn và lợi nhuận sẽ giảm đáng kể. Đối với các dự án đầu tư phải tính phương án kinh doanh dài hạn, tức là khoảng 2-3 năm sau khi đi vào hoạt động mới thực sự thu được lợi nhuận có nhiều khả năng sẽ phải hoãn đầu tư. Điều này đồng nghĩa với việc không ít DN sẽ mất cơ hội kinh doanh và chắc chắn kế hoạch đầu tư mở rộng của nhiều DN sẽ phải xem xét lại.

Bỏ trần lãi suất, có ý kiến cho rằng đây là một bước đi táo bạo và mạnh mẽ để tiến tới một thị trường tiền tệ bình đẳng và tự chủ của người cho vay cũng như người vay, giảm bớt sự điều hành mang tính hành chính song bước đầu, bên cạnh thuận lợi sẽ có không ít khó khăn cho các DN, đặc biệt là các DN có “thể lực” không thực sự khoẻ và trong bối cảnh hoạt động của nhiều DN cả lớn và nhỏ đang phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn vay NH.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Khơi thông nguồn vốn tín dụng trung - dài hạn
  • Bản tin tư vấn tiền tệ ngày 17/3/2010
  • Thị trường USD trầm lắng
  • Bản tin Thị trường Ngoại hối ngày 17/3/2010
  • Hướng đi của đô la: Hoàn toàn có thể dự báo được
  • Tỷ giá ngoại tệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam 17/3/2010
  • Đồng USD giảm trở lại so với các tiền tệ chính
  • Giới đầu tư dường như quá tập trung tới "bóng râm" trên thị trường
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!