1. Bạc xanh suy giảm trong nỗ lực kích thích kinh tế của Fed và sự đa dạng dự trữ ngoại hối của các quốc gia.
Trong khi đó, phố Wall tuy không có được một phiên giao dịch sôi động nhưng cũng không ngừng nghỉ nhờ lực hỗ trợ từ thông tin sáp nhập của 2 tập đoàn năng lượng Exxon Mobil và XTO Energy cùng sự hỗ trợ 10 tỷ USD của tiểu vương quốc Abu Dhabi đối với Tập đoàn Dubai World. Mặc dù vậy, biên độ tăng của các chỉ số vẫn rất khiêm tốn và thấp hơn 1% giá trị. Nguyên nhân dẫn đến điều này chính là việc cổ phiếu Exxon Mobil liên tục sụt giảm bởi để thâu tóm XTO Energy, Exxon phải phát hành 0,7098 cổ phiếu phổ thông để đổi lấy 1 cổ phiếu của XTO Energy (NYSE-XTO) khiến cổ phiếu của XTO Energy liên tục tăng còn cổ phiếu của Exxon lại suy giảm mạnh, gây kìm hãm đà tăng của các cổ phiếu blue-chip khác.
Ngày hôm nay, sự chú ý của thị trường sẽ hướng về phiên họp lãi suất của Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ, chỉ số giá bán nhà sản xuất (PPI), sản lượng sản xuất công nghiệp và đại hội thường niên của GE mà trong đó tâm điểm là quyết định của Fed đối với lãi suất đồng USD. Thời gian gần đây, việc đồng USD yếu khiến các quốc gia dự trữ đồng tiền nay thiệt hại không nhỏ nhưng đồng thời lại trợ giúp khá đắc lực cho các tập đoàn đa quốc gia, các công ty xuất khẩu Mỹ. Trong khi đó, áp lực mất giá đồng USD hiện tại là không thể phủ nhận bởi các quốc gia không muốn quá phụ thuộc vào một đồng tiền đã bắt đầu đẩy mạnh việc đa dạng hóa dự trữ ngoại hối và làm giảm bớt nhu cầu đối với đồng tiền này. Những vấn đề này sẽ được đưa lên bàn cân để tính toán trong cuộc họp, tuy vậy các chuyên gia vẫn nghiêng theo hướng dự đoán Fed sẽ vẫn duy trì một mức lãi suất thấp như hiện nay và chấp nhận cả nguy cơ lạm phát đang tiềm ẩn. Nhiều khả năng USD sẽ tiếp tục giảm giá trong ngày hôm nay.
2. Vàng khai thác tốt thời cơ mất giá của đồng USD để tăng giá trong ngày đầu tuần.
Khởi động tuần mới với phong thái mới, giá vàng đã “trở mình” tăng giá trở lại vào ngày hôm qua. Trên thị trường London, giá vàng hôm qua tăng $8.20/Oz, tương đương mức tăng 0.7%, khi đóng cửa ở mức $1123.60/Oz so với mức $ mở cửa đầu ngày.
Nếu như trong tuần trước, khi đồng USD chiếm ưu thế trên “trường đấu của các đồng tiền” khiến vàng giảm 4.2% về giá, thì ngày hôm qua đồng USD mất giá (chỉ số DXY đo lường sức khỏe đồng USD giảm 0.4%) đã hỗ trợ cho vàng “chắp cánh”, tăng giá 0.7%. “Giá vàng đang “nhảy múa” trên “khung nhạc” của đồng USD”, ông Frank Mc Ghee, dealer trưởng công ty môi giới Intergrated Brokerage Services LLC, nói. Ông còn nói thêm “Nếu đồng USD tiếp tục suy yếu trước đồng EUR, giá vàng có thể sẽ tiếp tục “gào thét””.
Đồng USD giảm giá chủ yếu so với đồng EUR là do sự lo lắng của giới đầu tư về những món nợ “dây dưa” giữa các ngân hàng lớn của Châu Âu với các công ty quốc doanh tại Dubai được xoa dịu sau khi tin tiểu vương quốc Abu Dhabi cam kết chi 10 tỷ USD để cứu Tập đoàn Dubai World của tiểu vương quốc láng giềng Dubai đến với thị trường. Trong môi trường kinh tế lành mạnh thì các tài sản có suất sinh lời cao, đồng nghĩa với rủi ro cao, tỏ ra có sức hút hơn với các nhà đầu tư. Đồng USD do vậy cũng ít nhiều suy giảm vai trò “hầm trú ẩn” an toàn của mình.
Ngoài ra, những ý kiến, dự báo của thị trường xung quanh cuộc họp sắp diễn ra của Cục dự trữ liên bang – FED – cũng không mấy hỗ trợ cho đồng USD. Theo các nhà phân tích, trong cuộc họp lần này, Fed sẽ không đưa ra quyết định quan trọng nào liên quan đến chính sách tài khóa để tránh gây “xáo trộn” trên thị trường tài chính. Do đó, lợi thế tăng giá của vàng có khả năng vẫn được duy trì.
3. Tỉ giá EUR/USD điều chỉnh tăng kĩ thuật mặc dù sản lượng công nghiệp Eurozone tăng trưởng âm.
Đồng EUR vừa có phiên điều chỉnh tăng giá nhẹ so với đồng USD trong ngày giao dịch im ắng đầu tuần. Tỉ giá EUR/USD nhích nhẹ 32 điểm (0.2%) lên mức 1. 4658 sau nhiều phiên mất giá mạnh. Nhà đầu tư Đức và niềm tin đối với nền kinh tế là vấn đề quan trọng nhất trong tuần này tại Eurozone, đó là lý do sự sụt giảm trong sản lượng công nghiệp Eurozone có mức ảnh hưởng mạnh. Trong 6 tháng đầu năm nay, hoạt động sản xuất đình trệ. Sau khi tăng mạnh trong quý II và III, sản lượng công nghiệp giảm 0.6% trong tháng 10. Nguyên nhân chính là do sự trì trệ trong hoạt động sản xuất tại Đức và Pháp. Cùng lúc đó, sự tăng trưởng đều đặn của chỉ số quản lý thu mua (PMI) khu vực sản xuất và gia tăng thặng dư thương mại, giới phân tích không mong đợi có thêm sự giảm sút trong sản lượng công nghiệp.
Khảo sát Zew Đức đánh giá niềm tin nhà đầu tư sẽ được công bố trong phiên giao dịch hôm nay, kì vọng sẽ giảm so với kỳ trước bởi hoạt động bán lẻ đã thể hiện phần nào sự giảm sút trong đơn đặt hàng nhà máy và sản lượng công nghiệp. Dự báo tỉ giá EUR/USD giảm trong ngày bởi hầu hết các thông tin kinh tế phát đi từ nền kinh tế Mỹ đều được dự báo khá khả quan.
4. Thông tin kinh tế Nhật tốt ủng hộ cho đồng JPY.
Thông tin khả quan về tình hình Dubai và thương vụ sáp nhập trong ngành năng lượng mặc dù giúp DJ chính thức vượt ngưỡng 10,500 nhưng cũng không đủ giúp phố Wall có ngày tăng điểm thuyết phục. Sức khỏe đồng JPY với cương vị là một đồng tiền kinh doanh “carry trade” nhờ đó cũng ít chịu ảnh hưởng từ sắc màu của thị trường chứng khóan, ngược lại đồng tiền này lại nhận được lực đẩy từ chính những kết quả khả quan của Báo cáo Tankan tháng 11. Đồng JPY đánh bại đồng USD trên đường đua ngọai hối và cặp đồng tiền này chốt phiên giao dịch ở mức 88.68, giảm khỏang 60 điểm so với mức mở cửa đầu ngày.
Theo công bố hôm qua của khảo sát Tankan, niềm tin kinh doanh ở Nhật đã được cải thiện rõ rệt trong quý 4. Sự lạc quan đang thống trị ở cả khu vực chế tạo và dịch vụ và đây cũng là quý thứ ba lien tiếp đất nước mặt trời mọc đón nhận tin vui này. Chỉ có một vấn đề khiến các nhà phân tích lo lắng chính là sự sụt giảm nhu cầu quốc tế (do đồng JPY tăng giá) đang tác động bất lợi đến tình hình kinh doanh của các công ty nhỏ. Mặc dù họ đã hạ mức tỷ giá USD/JPY có khả năng cầm cự được xuống còn 92.93 từ mức 94.50 nhưng mức giá này vẫn còn rất cao so với tỷ giá giao dịch hiện tại của đồng JPY.
Hiện nay một trong những mối lo ngại của Chính phủ Nhật Bản là nguy cơ giảm phát ngày càng gia tăng, thể hiện trong việc giá tiêu dung lien tục sụt giảm trong vòng 5 thập kỷ qua và nhu cầu trượt dốc. Chính phủ đã tăng ước tính vay mượn lên mức kỷ lục 53.5 ngàn tỷ JPY đến tháng 3/2010 để hỗ trợ cho các gói kích thích kinh tế, tuy nhiên các chuyên gia vẫn cho rằng xu hướng giảm phát ở Nhật sẽ còn kéo dài đến năm 2011.
Hôm nay khá nhiều thong tin quan trọng ở Mỹ sẽ được công bố. Các nhà phân tích cho rằng dư âm từ những tin tốt trong ngày hôm qua sẽ tiếp tục cổ vũ cho trào lưu kinh doanh rủi ro trên thị trường và đồng JPY với tư cách là công cụ của chiến lược kinh doanh chênh lệch lãi suất sẽ bị bán ra để phục vụ cho xu hướng này.
(scb)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com