Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tín dụng ngân hàng: Vào rộng mở, ra dè dặt

Thị trường lãi suất đã thiết lập mặt bằng mới ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước quyết định nâng lãi suất cơ bản từ 7 lên 8%. Do đó, tính thanh khoản của ngân hàng được cải thiện, nhưng cơ hội tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn chưa rộng mở.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, doanh số giao dịch tiền đồng trên thị trường liên ngân hàng tuần qua đạt xấp xỉ 82.765 tỷ đồng. Lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng kỳ hạn ngắn tăng nhẹ còn kỳ hạn dài giảm.

Huy động khả quan

Bà Cao Thúy Nga, Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), cho biết, tính từ thời điểm áp dụng mức lãi suất mới (1/12) đến nay, nguồn vốn huy động của MB tăng 5 - 10% so với trước. “Nguồn vốn đổ vào ngân hàng chưa thể ồ ạt, phần vì một số người chưa nắm được thông tin lãi suất tăng và một số khác vẫn đang “kẹt” ở kỳ hạn cũ”, bà Nga phân tích và nhận xét thêm, lãi suất cơ bản tăng giúp các ngân hàng “dễ thở” hơn nhiều, bởi thời gian vừa qua, vốn huy động có xu hướng giảm và nguy cơ này có thể tăng lên khi cuối năm, nhiều khách hàng đến kỳ đáo hạn.

Theo nhận định của bà Nga, thời gian qua, chứng khoán, vàng, bất động sản đều gây lo ngại vì rủi ro cao, việc mặt bằng lãi suất huy động tăng lên càng giúp ngân hàng thuận lợi hơn trong việc hút vốn tiết kiệm. Tuy nhiên, cũng có hiện tượng một số khách hàng rút tiền trước hạn để gửi lại theo biểu lãi suất mới cao hơn.

“Xét tổng thể, tổng cung vốn cho thị trường sẽ nâng lên”, Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank) Phạm Quang Dũng nhận định. Song ông Dũng cho rằng, thị trường có độ trễ nhất định nên sẽ không thể có chuyện lượng huy động của ngân hàng dồi dào ngay lập tức. Hơn nữa, sẽ không có ngân hàng nào đứng ngoài cuộc đua tăng lãi suất, nên xét mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng không xáo trộn. “Lãi suất thiết lập mặt bằng mới nhưng mục tiêu của các ngân hàng không giống nhau. Có ngân hàng tăng để đảm bảo tính thanh khoản, có ngân hàng buộc phải tăng để giữ chân khách”, ông Dũng nói.

Giải ngân thận trọng

Nguồn vốn về ngân hàng khả quan hơn, song việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp chưa dễ rộng mở. Ông Đỗ Chu Đạt, Giám đốc Công ty D&G Việt Nam, bày tỏ: “Tài sản của chúng tôi chỉ là đất rừng, cây rừng, không ngân hàng nào đồng ý cho thế chấp. Vì vậy, cơ hội đầu tư, phát triển vẫn eo hẹp, trong khi thị trường xuất khẩu của chúng tôi rất lớn”, ông Đạt bộc bạch và cho biết thêm, vừa vay 300 triệu đồng của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeaBank) để mua trả góp ô tô. Ngoài lãi suất vay, doanh nghiệp này còn phải trả cho ngân hàng 21 triệu đồng phí giải ngân (7%). Giám đốc doanh nghiệp này băn khoăn: “Doanh nghiệp rất khó để thẩm định, khoản phí nào hợp lý, khoản phí nào vi phạm quy định Ngân hàng Nhà nước”.

Ông Nguyễn Hà An, Giám đốc Công ty CP Công nghiệp Hoàn Kiếm, ví von: “Giá tăng không đồng nghĩa với việc dễ mua hơn. Mấu chốt vẫn là tính khả thi của dự án và mức độ quan hệ của doanh nghiệp với ngân hàng”. Ông An phân tích, nhu cầu vốn của nền kinh tế luôn cao, vốn tín dụng thì có hạn nên đương nhiên ngân hàng sẽ phải “kén cá chọn canh” mới cho vay. Hơn nữa, tăng trưởng tín dụng của nhiều ngân hàng cũng đã gần hết “room” nên họ phải tính toán, thận trọng.

Phó tổng giám đốc MB cũng nhận định, tốc độ giải ngân của các ngân hàng chưa thể tăng nhanh được bởi tăng trưởng tín dụng đã gần chạm “trần” quy định. Mặt khác, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu cũng phải tính toán kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2010, cân đối đầu ra trong bối cảnh chi phí vốn vay tăng. Thời điểm này, chủ yếu là nhu cầu vốn ngắn hạn cho các doanh nghiệp phân phối, tiêu dùng tăng và đây cũng là nhóm khách hàng mà MB ưu tiên. “MB cố gắng cơ cấu từ những hợp đồng đã đang và chuẩn bị đáo hạn để đảm bảo đáp ứng cơ bản nhu cầu vay vốn của các khách hàng này”, bà Nga cho biết.

Ngân hàng Nhà nước thông báo, sẽ thanh tra toàn diện các ngân hàng có lãi suất huy động VND từ 10,5% trở lên vì điều này sẽ phá vỡ mặt bằng huy động, có thể dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh trong việc huy động vốn, nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn hệ thống.

(Đất Việt)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Chính phủ Mỹ kỳ vọng việc thu hồi các khoản tiền cứu trợ ngân hàng
  • Hiệu quả thực hiện lãi suất cơ bản mới
  • Đồng yên tăng lên bởi các tín hiệu về sự phục hồi kinh tế toàn cầu đang chậm lại.
  • Mỹ: Thời gian FED nâng lãi suất sẽ được báo trước
  • Đồng yên hồi phục trong phiên giao dịch đầu tuần
  • Bản tin Thị trường Ngoại hối ngày 07/12/09
  • Lãi suất thấp dẫn đến nguy cơ đầu cơ tăng cao
  • Tuần này, các nhà đầu tư đối mặt với các câu hỏi về FED và về đồng Đôla
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!