Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

USD suy yếu nhất trong 14 tháng qua

USD đã suy giảm nhiều nhất so với đồng EUR trong 14 tháng qua và giảm xuống mức thấp nhất trong năm nay so với yen Nhật (JPY).

Diễn biến chỉ số USD (so với các đồng tiền mạnh trong rổ tiền tệ) từ ngày 8.5 tới ngày 16.7.

Điều này cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ đang dần mất đà. Thống kê của Bloomberg công bố ngày 17.7 cho rằng, USD đã giảm xuống mức thấp hơn 1,30 USD/EUR trong tương quan với đồng tiền chung Châu Âu, sau khi biên bản của cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang diễn ra tháng trước cho biết, các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã cắt giảm dự báo định mức tăng trưởng. Đồng EUR tăng mạnh trong 3 tuần liên tiếp so với USD, trước khi kết quả của các cuộc kiểm tra về hệ thống ngân hàng khu vực sẽ được công bố ngày 23.7 tới.

Ông Vassili Serebriakov - chuyên gia tiền tệ của Tập đoàn Wells Fargo & Co tại New York cho biết “USD suy yếu là do có các dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang chậm lại. Các chỉ số kinh tế đang cho thấy sự tăng trưởng chậm lại trong nửa cuối năm nay”.

Theo Finance Times, trong phiên giao dịch ngày cuối tuần, đồng bạc xanh giảm 2,24% - nhiều nhất kể từ tháng 5.2009, từ mức 1,2641USD/EUR ngày 9.7 xuống còn 1,2928 USD/EUR - giảm 0,15% so với phiên giao dịch trước đó. Mức thấp nhất ghi nhận trong phiên là 1,2892USD/EUR. Đây cũng được coi là mức thấp nhất kể từ ngày 10.5 tới nay. USD đã giảm 2,3% so với JPY, từ mức 88,62 JPY/USD xuống còn 86,57JPY/USD. Và ngày hôm qua giảm xuống mức 86,27 JPY/USD– mức thấp nhất kể từ ngày 1.12.2009. Trong khi đó, EUR chỉ suy giảm chút ít so với JPY, dao động từ 111,96 đến 112,01 JPY/EUR.

Chốt phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số USD-Index cũng giảm mạnh từ mức 83,37 điểm lúc mở cửa xuống mức 82,43 điểm lúc đóng cửa. Ông Brown Brothers Harriman - Trưởng ban chiến lược tiền tệ của Marc Chandle - cho rằng: “Ban đầu, USD giảm giá là do các nhà đầu tư rời bỏ nơi trú ẩn để tìm đến các tài sản có lãi suất cao hơn, nhưng hiện tại đồng tiền này giảm bởi chính những dữ liệu kinh tế yếu kém”.

Chi tiết, chỉ số sản xuất bang Philadelphia của tháng 7 giảm xuống 5,1%, mức thấp nhất kể từ tháng 8.2009 và thấp hơn con số được dự báo là 10%. Số liệu này đưa ra ngụ ý việc tăng trưởng sẽ diễn ra chậm hơn so với dự kiến ban đầu. Số lượng người thất nghiệp lần đầu tính theo tuần tốt hơn dự báo cũng không đủ lực để giúp đồng tiền này bứt phá, khi PPI giảm xuống mức -0,5% do giá lương thực giảm trong tháng. Đây là tháng thứ ba liên tiếp chỉ số này giảm, chuỗi giảm liên tiếp tồi tệ nhất kể từ đợt khủng hoảng tài chính vào cuối năm 2008.

Khi thông tin về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi, giao dịch ròng dài hạn TIC và niềm tin tiêu dùng Michigan sẽ được công bố, giới phân tích cho rằng, niềm tin tiêu dùng trong nền kinh tế lớn nhất thế giới này đã có những cải thiện lần thứ hai trong thời gian qua. Điều này đã góp phần củng cố thêm cho triển vọng gia tăng trong chi tiêu tư nhân, yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự tăng trưởng. Tuy nhiên, các hộ gia đình đang phải đối diện với việc thắt chặt chi tiêu tín dụng, kết hợp với việc suy thoái trong thị trường lao động khiến họ có thể giảm bớt chi tiêu. Kết quả là chỉ số này được dự báo sẽ giảm xuống mức 74,2% từ mức 76% của tháng trước đó.

Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ, CPI tháng 6 của nước này đã giảm 0,1%, sau khi giảm 0,2% trong tháng 5, tương ứng với dự báo trước đó. Điều này khiến thị trường lo lắng về triển vọng phục hồi phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới.

(Báo Lao Động)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Điều hành tỷ giá: Cách nhìn mới
  • “Lách luật” USD
  • Bản tin Thị trường Ngoại hối ngày 16/7/2010
  • Bản tin tư vấn tiền tệ ngày 16/07/2010
  • Tỷ giá ngoại tệ Vietcombank 16/7/2010
  • Trái chiều lãi suất USD, VNĐ
  • Bản tin tư vấn tiền tệ ngày 15/07/2010
  • Bản tin Thị trường Ngoại hối ngày 15/7
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!