Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngân sách 4 tháng đầu năm trước áp lực tăng chi, giảm thu

 Trong điều kiện kinh tế suy giảm và phải kích cầu đầu tư và tiêu dùng để ngăn chặn suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội thì việc điều hành ngân sách là vấn đề cực kỳ khó khăn.

Nếu năm trước, ngân hàng có trách nhiệm chủ yếu trong việc kiềm chế lạm phát, có trách nhiệm quan trọng trong việc điều hành chính sách tỷ giá để kiềm chế nhập siêu, thì năm nay, gánh nặng sẽ chuyển nhiều hơn cho ngành tài chính. Gánh nặng này được thể hiện ở cả hai đầu thu và chi.

Thu ngân sách Nhà nước bốn tháng đầu năm ước đạt 31,4% dự toán cả năm, tức là mới đạt khoảng 122,6 nghìn tỷ đồng. Theo đó, tổng thu ngân sách Nhà nước đã thấp hơn cùng kỳ năm trước cả về số tuyệt đối, cả về tỷ lệ thực hiện so với dự toán cả năm.

Tổng thu bao gồm thu nội địa, thu từ dầu thô, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, thu từ viện trợ không hoàn lại. Thu từ nội địa (không kể thu từ dầu thô) bằng 32,4% dự toán cả năm, cao hơn tỷ lệ thực hiện dự toán cả năm của tổng thu.

Đây là cố gắng lớn của các doanh nghiệp, của các địa phương và của ngành tài chính, trong điều kiện do tác động của suy thoái kinh tế thế giới làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước tăng trưởng chỉ bằng một nửa so với tốc độ tăng trưởng của cùng kỳ năm trước, trong điều kiện phải thực hiện các biện pháp kích cầu đã làm giảm tiến độ thu nội địa.

Thu từ dầu thô bằng 27% dự toán cả năm. Mặc dù sản lượng dầu thô khai thác ước đạt 5.865 nghìn tấn, tăng 19,1% so với cùng kỳ; xuất khẩu dầu thô ước đạt 5.541 nghìn tấn, tăng 20,2%, nhưng do giá bị sụt giảm mạnh (54%), đã làm giảm tới trên 2,3 tỷ USD, nên tổng kim ngạch xuất khẩu dầu thô chỉ đạt 1,976 tỷ USD, giảm 44,7%, hay giảm 1,6 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong quý 1, giá dầu thanh toán bình quân chỉ đạt 42,7 USD/thùng, giảm 27,3 USD/thùng so với giá khi lập dự toán và giảm tới 53,8% USD/thùng so với cùng kỳ năm trước.

Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tuy có tỷ lệ thực hiện so với dự toán cao hơn tỷ lệ chung, nhưng tỷ lệ đạt thấp xa so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước (41%), trong đó kim ngạch nhập khẩu những mặt hàng có thuế suất cao giảm mạnh, như ô tô nguyên chiếc giảm 57,6% về lượng và giảm 53,9% về kim ngạch, xe máy nguyên chiếc giảm 29,7% về lượng,...

Tính chung cả nước quý 1có thể giảm thu so với cùng kỳ lên đến 15.000 tỷ đồng. Nhiều tỉnh, thành phố cũng dự tính bị hụt thu lớn, cả năm Vĩnh Phúc có thể hụt 2.500 tỷ đồng, Hà Nội 1.000 tỷ đồng, Hải Phòng 896 tỷ đồng, Hải Dương 810 tỷ đồng, Quảng Ninh 500 tỷ đồng, Cần Thơ 296 tỷ đồng, Phú Yên 117 tỷ đồng, Hà Giang 62 tỷ đồng,...

Tổng chi ngân sách thực hiện so với dự toán năm thấp hơn tỷ lệ thực hiện của tổng thu (28,5% so với 31,4%), nhưng những khoản chi lớn đều có tỷ lệ thực hiện cao hơn tỷ lệ chung và tăng so với cùng kỳ năm trước. Điều đáng nói là thời gian tới đây sẽ có những khoản phải chi lớn. Lượng vốn được giải ngân cho các gói kích cầu sẽ tăng nhanh. Nhu cầu bổ sung và ứng trước vốn cũng rất lớn. Hoãn thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản ứng trước.

Trong quý 1/2009, một số chính sách an sinh xã hội đã được triển khai, như hỗ trợ người lao động mất việc làm, cho học sinh, sinh viên vay, cho vay giải quyết việc làm và cho vay xuất khẩu lao động, xuất cấp gạo hỗ trợ cứu đói giáp hạt và lụt bão, hỗ trợ ngư dân...

Thâm hụt ngân sách năm 2009 được Quốc hội thông qua từ kỳ họp cuối năm ngoái là 5% GDP. Nhưng do thu bị hụt và chi thì tăng lên, nên chính phủ đề nghị Quốc hội tại kỳ họp tới đây phê duyệt cho tăng lên 8%GDP. Vấn đề là lấy ở đâu ra?

Trước hết là khoảng 8.000 tỷ đồng vốn trái phiếu chính phủ năm 2008 chuyển sang năm 2009 đang được tiếp tục giải ngân.Tiếp đến là Chính phủ trình Quốc hội trong kỳ họp tới cho phát hành thêm 20.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, cùng với 36.000 tỷ đồng đã được phê duyệt. Tổng cộng 64.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, tình hình kinh tế có dấu hiệu thoát đáy leo dốc đi lên thì các quý tới có khả năng thu ngân sách sẽ được cải thiện.Tuy nhiên, cũng cần tính lại danh mục đầu tư bằng ngân sách nhà nước, danh mục đầu tư của các địa phương; đồng thời phải hết sức tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát

(Theo DƯƠNG NGỌC // vneconomy)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Chấn chỉnh hoạt động quản lý ngoại hối
  • Lượng tiền cho vay qua hệ thống ngân hàng tăng 11,16%
  • Việt Nam góp 1 tỉ USD lập quỹ phát triển thị trường trái phiếu Châu Á
  • Đột biến tăng trưởng tín dụng
  • Thiếu hụt ngân sách
  • Phê duyệt kế hoạch vay và trả nợ nước ngoài năm 2009
  • Thêm 60 nghìn tỷ đồng kích cầu !
  • Năm 2009: Dự báo mức vay nước ngoài của tư nhân là 1,7 tỷ USD
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!