Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thiếu hụt ngân sách

“Thâm hụt ngân sách năm 2009 gần như chắc chắn lên tới 8%”, một thành viên của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nói với TBKTSG. Dự toán ngân sách nhà nước năm 2009 được Quốc hội thông qua, như mọi năm, đã cho phép bội chi ngân sách bằng 5% GDP. Nhưng với tình hình khó khăn hiện nay, Chính phủ đã phải tính toán lại. Dự kiến, Quốc hội vào kỳ họp tháng 5 tới sẽ xem xét phê chuẩn mức bội chi 8% này.

Tại hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh thành trên cả nước về việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm thực hiện nhiệm vụ tài chính, ngân sách năm 2009 do Bộ Tài chính tổ chức hôm 10-4, lãnh đạo các tỉnh đồng loạt phát biểu về tình trạng thất thu ngân sách.

“Trong quí 1, Quảng Ninh có mức tăng trưởng thấp nhất trong nhiều năm qua. Tính cả năm tỉnh có thể giảm thu 500 tỉ đồng”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nhữ Thị Hồng Liên cho biết.

Một trong những địa phương đứng đầu về nguồn thu những năm gần đây, Vĩnh Phúc, có thể hụt thu ngân sách cả năm lên tới 2.500 tỉ đồng, theo lời Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ông Trần Ngọc Ái. Với Hà Nội, mức giảm thu của cả năm ước khoảng 1.000 tỉ đồng. Cần Thơ báo cáo có thể giảm thu 296 tỉ đồng, Hải Phòng giảm thu 896 tỉ đồng. Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, Nguyễn Bá Lộc nói rằng tỉnh có thể bị hụt thu ngân sách khoảng 117 tỉ đồng trong năm nay. Hà Giang ước thu ngân sách địa phương hụt 62 tỉ so với kế hoạch. Đại diện tỉnh Hải Dương dự kiến bị hụt thu 810 tỉ đồng và hiện địa phương đề nghị được hỗ trợ 500 tỉ cho những khoản chi khác.

Con số thống kê từ Bộ Tài chính cho biết, trong quí 1-2009, thu ngân sách nhà nước ước đạt 86.270 tỉ đồng, bằng 22,1% dự toán.

Trong đó, thu nội địa (không kể dầu thô) ước đạt 22,7% dự toán, thu từ dầu thô ước đạt 20,0% dự toán, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 22,3% dự toán (cùng kỳ năm 2008 đạt 37,3%).

Tính tổng thể, so với cùng kỳ năm 2008, số thu ngân sách quí 1-2009 giảm mạnh cả về số tuyệt đối (giảm trên 15.000 tỉ đồng, tương đương 20%) và tiến độ thực hiện dự toán (cùng kỳ đạt 27% dự toán).

Theo phân tích của bộ này, có ba nguyên nhân khiến thu ngân sách bị suy giảm. Thứ nhất, do tác động của suy thoái kinh tế thế giới, hoạt động sản xuất - kinh doanh trong nước gặp nhiều khó khăn, việc thực hiện các chính sách kích cầu đã làm giảm tiến độ thu nội địa.

Thứ hai, mặc dù giá dầu thô đang có dấu hiệu nhích lên, nhưng giá dầu thanh toán bình quân của ba tháng đầu năm 2009 chỉ đạt 42,7 đô la Mỹ/thùng, giảm 27,3 đô la Mỹ/thùng so với giá tính dự toán và giảm 53,8 đô la Mỹ/thùng so với cùng kỳ năm 2008. Vì vậy, dù sản lượng dầu thanh toán ước đạt 3,5 triệu tấn (bằng 22% sản lượng kế hoạch), thu ngân sách từ dầu thô chỉ ước đạt 16,1% kế hoạch.

Thứ ba, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu quí 1-2009 ước giảm 27% so với cùng kỳ năm 2008. Đặc biệt, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng có thuế suất cao (ô tô nguyên chiếc và linh kiện, xe máy nguyên chiếc và linh kiện...) giảm mạnh.

Tuy thực chi ngân sách quí 1-2009 ước đạt mới là 100.716 tỉ đồng, bằng 20,5% dự toán, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2008 song Chính phủ dự báo lượng vốn được giải ngân sau quí 1 sẽ tăng nhanh do việc cụ thể hóa các gói kích cầu.

Theo Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh, dựa trên tổng hợp của bộ, hiện nhu cầu bổ sung và ứng trước vốn của các bộ, ngành trung ương và các địa phương là rất lớn. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ quyết định ứng trước cho một số nhóm dự án quan trọng, cấp bách ở cả hai cấp trung ương và địa phương.

Trong lĩnh vực thường chiếm nhiều ngân sách nhất là đầu tư xây dựng cơ bản, theo ý Chính phủ (Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 20-2-2009 của Thủ tướng Chính phủ), Bộ Tài chính đã hoãn thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản ứng trước. Số vốn còn lại phải thu hồi trong năm 2009 đã được đưa vào kế hoạch ngân sách năm 2009.

Bộ Tài chính cũng đã gửi công văn trình Thủ tướng phê duyệt danh mục các dự án mà Bộ Giao thông Vận tải xin ứng trước vốn với tổng số tiền 3.500 tỉ đồng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin ứng trước khoảng 1.000 tỉ đồng.

Ngoài việc tiếp tục thực hiện các chính sách an sinh xã hội của năm 2008, trong ba tháng đầu năm 2009, Bộ Tài chính đã triển khai một số chính sách an sinh xã hội cụ thể như hỗ trợ người lao động mất việc làm, cho học sinh, sinh viên vay, cho vay giải quyết việc làm và cho vay xuất khẩu lao động, xuất cấp 21.700 tấn gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ cho 12 địa phương cứu đói giáp hạt và lụt bão, hỗ trợ ngư dân... tương đương 2.282 tỉ đồng.

Bộ Tài chính cho biết do nguồn vốn dự toán ngân sách nhà nước năm 2009 chưa bố trí kịp nên bộ sẽ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ ứng trước dự toán năm 2010 để các địa phương có nguồn triển khai thực hiện ngay trong năm 2009.

Vậy tiền bù chi cho ngân sách sẽ lấy ở đâu ra? Bên cạnh khoảng 8.000 tỉ đồng vốn trái phiếu chính phủ năm 2008 chuyển sang 2009 đang được tiếp tục giải ngân, một trong những giải pháp đang được Quốc hội xem xét và sẽ trình xin ý kiến các đại biểu trong kỳ họp tới là sẽ cho phát hành thêm 20.000 tỉ đồng trái phiếu chính phủ, bên cạnh 36.000 tỉ đồng là số vốn đã được phê duyệt giao cho các dự án giao thông, thủy lợi, y tế và giáo dục.

Trong số 20.000 tỉ đồng này, 11.500 tỉ đồng dự kiến phát hành bổ sung cho các dự án cấp bách trong các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, 8.500 tỉ đồng phát hành bổ sung cho việc đầu tư xây dựng ký túc xá tại Hà Nội và TPHCM.

Dường như Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cũng đặt niềm tin vào việc các nguồn thu truyền thống sẽ được cải thiện. Tại hội nghị trực tuyến hôm 10-4, ông cho rằng: “Dù tình hình thu ngân sách quí 1 chưa khả quan song đã có những dấu hiệu chuyển biến tích cực, để từ quí 2, 3 có thể khôi phục trở lại tốc độ tăng trưởng”.

“Dịch vụ cũng đang có triển vọng, có tăng trưởng, sức mua trong nước nhích lên so với trước đây”, Bộ trưởng Ninh nói.

Còn vị lãnh đạo trên của Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội nhắc đến ở đầu bài nói rằng việc cần làm bây giờ là tính lại danh mục đầu tư bằng ngân sách nhà nước, danh mục của các địa phương và phải “cực kỳ tiết kiệm”. Một đoàn cán bộ của Quốc hội cũng sẽ có chuyến đi giám sát việc sử dụng ngân sách ở một số địa phương vào tháng 5 tới.

(Theo Hồng Phúc - Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Phê duyệt kế hoạch vay và trả nợ nước ngoài năm 2009
  • Thêm 60 nghìn tỷ đồng kích cầu !
  • Năm 2009: Dự báo mức vay nước ngoài của tư nhân là 1,7 tỷ USD
  • Thu ngân sách quý I ước đạt 86.270 tỷ đồng
  • Phê duyệt kế hoạch vay và trả nợ nước ngoài
  • Thêm 4 công ty tài chính được cho vay hỗ trợ lãi suất
  • Giảm 1% đối với lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu
  • 9 ngành nghề được vay vốn bù lãi suất thời hạn 24 tháng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!