Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phó thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường là người như thế nào?

Phó thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc CườngTheo những diễn biến mới nhất từ việc chuẩn bị cho cuộc chuyển giao quyền lực tại Trung Quốc, phó thủ tướng Lý Khắc Cường gần như sẽ trở thành vị thủ tướng mới của Trung Quốc trong ít nhất 1 nhiệm kỳ.

Mặc dù Trung Quốc đang gặp phải vô số thách thức trong việc điều hành một nền kinh tế hơn 1 tỷ người, người được Đảng Cộng sản nước này chỉ định giữ vai trò thủ tướng – ông Lý Khắc Cường, có vẻ như không phải một nhân vật quá nổi bật về năng lực điều hành kinh tế, mà tỏ ra lão luyện trong khả năng điều tiết chính trị nội bộ.

Hơn 20 năm trước, khi Liên Xô sụp đổ, nhiều người phương tây ăn mừng chiến thắng của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn tồn tại ở đó, và đưa hàng chục triệu người dân Trung Quốc thoát khỏi đói nghèo, biến đất nước này trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Tuy nhiên, trong thập kỷ thứ 7 của chế độ mới, chính quyền Trung Quốc đang phải đối mặt với những thách thức lớn mà một số học giả gọi đó là một “cuộc khủng hoảng chính trị tiềm ẩn”.

Theo nhà nghiên cứu chính trị Cheng Li thuộc Viện nghiên cứu Brookings, trụ sở tại Washington, về lý thuyết các quan chức Trung Quốc được bầu chọn thông qua một quá trình từ dưới lên, nhưng trong thực tế, các quyết định được đưa ra từ trên xuống.

Hệ thống này tỏ ra khá hiệu quả trong thời đại của Đặng Tiểu Bình – vị kiến ​​trúc sư của thập kỷ cải cách kinh tế tại Trung Quốc.

Nhưng tại thời điểm này, hệ thống đó trở nên bất cập, và dư luận nhìn thấy rõ nét nhất sự bất cập ấy qua vụ bê bối chính trị của cựu bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai. Bởi nếu ông Bạc không dính phải bê bối bất ngờ đó, chắc chắn ông ta đã có một chỗ đứng rất vững chắc trong hệ thống lãnh đạo cấp cao nhất Trung Quốc, và mọi chuyện gần như sẽ an bài cho tới khi ông ta mãn nhiệm 10 năm sau.

Hiểu một cách đơn giản, quy tắc cần thiết để 1 nhân vật chính trị có thể trở thành lãnh đạo và có cơ hội thăng tiến là họ cần biết nghe lời và thực hiện đúng theo chính sách, còn những người có tư duy sắc sảo và suy nghĩ độc lập sẽ bằng một cách nào đó bị loại bỏ ra khỏi hệ thống.

Ông Lý Khắc Cường được xem là một ví dụ điển hình cho quy tắc này. Tiểu sử của ông này gần như tương đồng với đương kim chủ tịch Hồ Cẩm Đào, từ quê quán cho tới quá trình gia nhập chính trị và bước vào hàng ngũ lãnh đạo.

Những người từng biết ông Lý một thời gian dài, trước khi ông có sự nghiệp như ngày hôm nay mô tả về ông rằng đó là một tính cách ôn hòa và luôn biết cách tránh tranh cãi.

Nguyên Linh

Theo TTVN/FT

  • Obama: Để lần nữa làm nên lịch sử
  • Chiến lược, sách lược với một Trung Quốc mới
  • 18 điều ít biết về Vladimir Putin – chính trị gia bí hiểm bậc nhất thế giới
  • Chính trị gia Trung Quốc giàu nhất thế giới?
  • “Thương hiệu” Putin và triển vọng thúc đẩy kinh tế Nga
  • Những chính khách nổi tiếng sinh năm Rồng
  • Chiều cao và Tổng thống Mỹ
  • Tân Đại sứ Mỹ “chạm thần kinh” quan chức Trung Quốc