Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

3 bài học giúp ngăn tái diễn khủng hoảng kinh tế

Hội nghị LHQ về thương mại và phát triển (UNCTAD) và Nhà Xuất bản HTW Berlin đã đồng xuất bản ấn phẩm tập hợp các nghiên cứu về cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu giai đoạn 2008-2009, trong đó nhấn mạnh ba bài học kinh nghiệm giúp các nước đang phát triển có thể tránh nguy cơ tái diễn khủng hoảng kinh tế.
 
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc (LHQ), UNCTAD nhấn mạnh những phản ứng chính sách tài chính và tiền tệ của các nước đang phát triển trong cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua đã góp phần quan trọng đưa nền kinh tế toàn cầu khỏi khủng hoảng và bước vào giai đoạn phục hồi.
 
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện những biện pháp tái cân bằng và tránh xử lý sai lầm các chế độ tỷ giá hối đoái quốc tế, những cải tổ về quy chế và giám sát tài chính cho đến nay vẫn chưa đạt được nhiều tiến triển. Do đó, ấn phẩm của UNCTAD và HTW Berlin đã nêu ra ba bài học về chương trình nghị sự chính sách cần thiết, rút ra từ kinh nghiệm xử lý khủng hoảng để bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển, các nước chậm phát triển nhất cũng như các nền kinh tế thị trường mới nổi.
 
Thứ nhất, các nước cần tư duy lại các đường lối về tự do hóa tài chính. Tự do hóa hoặc không giám sát tài chính, đổi mới tài chính không minh bạch và giảm thiểu sự can thiệp của Nhà nước đang bị coi là có hại cho sự phát triển. Mở cửa cho toàn cầu hóa tài chính có thể làm cho các nước đang phát triển dễ bị tổn thương và có hại cho tăng trưởng kinh tế.
 
Thứ hai, trong khi vai trò của giới kinh doanh và nhà nước cần được tái cân bằng ở cấp quốc gia, toàn cầu hóa kinh tế cần tăng cường quản trị tài chính và kinh tế toàn cầu, nhằm bảo vệ các nước khỏi những biến động kinh tế từ bên ngoài và tạo ra môi trường kinh tế vĩ mô toàn cầu có lợi cho sáng tạo và tăng cường năng lực sản xuất. Đây là điều kiện tiên quyết để tăng trưởng kinh tế bền vững.
 
Thứ ba, các chiến lược kinh tế vĩ mô của các nước đang phát triển cần được định hướng lại, tránh tập trung phiến diện vào kiểm soát lạm phát và cân bằng ngân sách, mà cần nhấn mạnh hơn vào tạo việc làm và xử lý tích cực những nhu cầu trong nước. Không gian chính sách kinh tế vĩ mô để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô trong nước có thể được mở rộng nhờ cải tổ hệ thống tỷ giá hối đoái quốc tế và sử dụng các kỹ thuật quản lý tài khoản-vốn ở mức có thể chấp nhận được./.

(TTXVN/Vietnam+)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • “Thế giới sẽ hết dầu sau 50 năm nữa”
  • Kinh tế 24h qua: Lo thực phẩm nhiễm xạ
  • Kinh tế 24h qua: Doanh nghiệp Mỹ rút khỏi châu Á?
  • Kinh tế 24h qua: Vàng vẫn “hút” hàng dù giá cao
  • Kinh tế 24h qua: Cơ hội mua vào
  • Kinh tế thế giới có ảnh hưởng?
  • Thế giới tuần 14-20/3: Vàng, dầu sẽ “sốc”?
  • Liệu pháp nào cho căn bệnh lạm phát ở châu Á?