Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

5 xu hướng kinh tế cần chú ý trong năm 2012

Hội đồng Quan hệ đối ngoại - một tổ chức nghiên cứu độc lập có uy tín của Mỹ- mới đây đã đưa ra 5 xu hướng kinh tế cần chú ý trong năm 2012, dựa trên ý kiến của các nhà kinh tế lớn làm việc tại các tổ chức như Viện Brookings, Đại học New York, Viện kinh tế quốc tế Peterson.
 

Sự nổi lên của Trung Quốc là 1 trong 5 xu thế kinh tế thế giới năm 2012

Xu hướng đầu tiên cần lưu ý là sự phân cực chính trị và nền kinh tế Mỹ. Trong năm 2012, nước Mỹ sẽ bầu lại tổng thống, toàn bộ Hạ viện và một phần ba Thượng viện. Nếu một đảng giành quyền kiểm soát cả Nhà Trắng và Quốc hội, điều đó sẽ tác động to lớn đến kinh tế Mỹ. Sự chia rẽ đảng phái ngày càng tăng giữa hai đảng Cộng hòa và Dân chủ tiếp tục là vấn đề ảnh hưởng nhất đối với việc hoạch định chính sách kinh tế của Mỹ.
 
Năm tới, thế giới sẽ tiếp tục có nhiều biến động về kinh tế, chính trị và xã hội, mà trọng tâm là cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu. Có hai khả năng xảy ra: thứ nhất là châu Âu thành công trong việc khống chế cơn bão nợ công, và trong trường hợp này, tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ chậm lại, thất nghiệp cao, trong khi không có quyết sách lớn nào được đưa ra trong “năm bầu cử” khiến việc ổn định tài chính, tăng trưởng và việc làm không được giám sát và thiếu sự đầu tư. Trong khi đó, các nền kinh tế đang nổi sẽ quay về mô hình tăng trưởng gần như trước khủng hoảng.

Trường hợp thứ hai, châu Âu thất bại trong việc cải cách hệ thống tài chính, Khu vực đồng tiền chung châu Âu bắt đầu tan rã dẫn đến kinh tế suy thoái nặng, tác động tiêu cực đến sự phục hồi mong manh của Mỹ và các nền kinh tế đang nổi.

Một xu hướng nổi bật khác là sự nổi lên của Trung Quốc. Năm tới sẽ đánh dấu việc nước này chuyển sang con đường tăng trưởng chậm hơn (khoảng 8%). Điều này sẽ làm giảm những lựa chọn về chính sách, nhưng sẽ tốt hơn cho Trung Quốc và thế giới.

Xu hướng thứ tư là sự thiếu hụt các tài sản xếp hạng AAA. Trong năm tới, người tiết kiệm sẽ chịu khó hơn trong việc tìm kiếm các tài sản an toàn vì các nguy cơ trong nền kinh tế thế giới lớn hơn. Nếu tiền tiết kiệm không được đầu tư vào rủi ro, tăng trưởng sẽ chững lại, và những người đi vay an toàn nhất cũng sẽ trở nên rủi ro.

Cuối cùng, xu hướng mới cần chú ý trong năm tới là "những rủi ro mới". Sự hoảng loạn của thị trường tài chính đã dần đẩy đồng euro đến điểm mà ngày càng có nhiều người đặt câu hỏi về sự sống sót của nó. Đây là bằng chứng về tình trạng suy giảm lòng tin trong giới đầu tư toàn cầu.
 
Theo TTXVN

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Kinh tế Mỹ mất vị trí đứng đầu thế giới: Được và mất
  • Thấy gì qua Tử Cấm Thành?
  • Thế giới với quyền lực khuyếch tán
  • Thế giới 2012: Những biến cố chính trị suy chuyển kinh tế
  • Những chuyện khuấy động kinh tế thế giới 2011
  • 10 vấn đề kinh tế thế giới nổi bật năm 2011
  • 9 dự báo kinh tế thế giới 2012-2013
  • 10 bài học kinh doanh đắt giá nhất năm 2011