Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sẽ xảy ra khủng hoảng bắp thế giới?

Theo phát biểu gần đây nhất của bà Rebecca Bratter, Giám đốc phát triển thương mại thuộc Hiệp hội Ngũ cốc Hoa Kỳ, “Trung Quốc có thể trở thành cường quốc nhập khẩu bắp lớn nhất trong tương lai gần”.

Nhu cầu tiêu thụ bắp từ Trung Quốc ngày càng lớn

Hiện nay, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), Nhật Bản là nước đứng đầu của 10 quốc gia có khối lượng nhập khẩu bắp lớn nhất thế giới, trong khi Trung Quốc vẫn chưa lọt vào danh sách top 10 này.

Tuy nhiên, theo điều tra gần đây của Bloomberg, tiêu thụ thịt của tầng lớp trung lưu tại Trung Quốc ngày càng tăng lên. Đặc biệt trong năm năm nữa, tầng lớp này sẽ lên tới con số 700 triệu người.

Trong tương lai gần, sức tiêu thụ thịt và thực phẩm của Trung Quốc sẽ tăng chóng mặt. Khi đó, nhu cầu tiêu thụ các nguyên liệu đầu vào cho ngành chăn nuôi (đặc biệt là bắp) cũng trên đà tăng theo, nên việc Trung Quốc có thể vượt Nhật Bản để trở thành cường quốc nhập khẩu bắp là điều có thể xảy ra.

Mặc dù USDA đưa ra dự báo nhập khẩu bắp của Trung Quốc niên vụ 2010-2011 vào khoảng 1 triệu tấn, tuy nhiên, mức ước tính này thấp hơn nhiều so với con số 7,4 triệu tấn hạn ngạch xuất khẩu mà nước này đưa ra trong năm nay.

Nguồn cung bắp thế giới ở mức báo động

Theo Ngân hàng Standard Chartered, dự trữ bắp của Trung Quốc đang ở mức báo động. Chỉ số dự trữ trên tiêu dùng bắp của Trung Quốc hiện nay ở mức 37%, thấp hơn rất nhiều so với con số 93% trong giai đoạn 1993-2003.

Cũng theo ước tính của USDA, dự trữ bắp thế giới niên vụ 2010-2011 ở mức thấp nhất trong bốn năm qua và mức ước tính này liên tục được USDA điều chỉnh giảm qua mỗi báo cáo.

Theo đó, dự trữ bắp thế giới niên vụ 2010-2011 đạt 122,51 triệu tấn, giảm 3,5% (4,49 triệu tấn) so với báo cáo tháng 1-2011 và giảm tới 15,6% (22,65 triệu tấn) so với niên vụ trước.

Ngoài ra, theo ước tính của Hiệp hội Ngũ cốc thế giới (IGC), dự trữ cuối kỳ đối với bắp sẽ tiếp tục giảm xuống trong niên vụ 2011-2012 do sức tiêu thụ lớn.

Mặc dù sản lượng bắp niên vụ 2011-2012 có thể phá kỷ lục 813 triệu tấn trong niên vụ 2009-2010 nhưng nhu cầu tiêu thụ bắp cho sản xuất ethanol tại Hoa Kỳ và sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Trung Quốc ngày càng tăng cao khiến nguồn cung bắp khó có thể bù đắp được sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ.

Diện tích trồng lớn nhưng cung không đáp ứng đủ cầu nội địa

Với Việt Nam, theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), diện tích gieo trồng bắp, khoai lang và sắn tính đến trung tuần tháng 2-2011 trên cả nước lần lượt đạt khoảng 245.760 héc ta, 63.760 héc ta và 97.200 héc ta.

Nếu số liệu thống kê trên chính xác thì diện tích gieo trồng các loại hoa màu này đều tăng rất mạnh, lần lượt tăng 130%, và 266% và 107% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, sau khi giá thu mua nguyên liệu phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng cao trong thời gian qua, nông dân đã chuyển sang trồng những loại hoa màu mang lại doanh thu cao hơn.

Theo tính toán của Bộ NN&PTNT, bắp hiện vẫn là nguyên liệu được trồng nhiều nhất, gấp gần 2 lần so với tổng diện tích những nguyên liệu còn lại.

Thực trạng này cho thấy, mặc dù tổng diện tích gieo trồng bắp trên cả nước không nhỏ nhưng sản lượng không cao. Nguyên nhân có thể do không được đầu tư đúng mức, thiếu tính quy hoạch và việc áp dụng trồng những loại bắp biến đổi gen mang lại năng suất cao hơn vẫn chưa được chú trọng. Hiện nay Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khối lượng lớn nguyên liệu này từ thị trường thế giới.

Tuy nhiên, với nguồn cung bắp thế giới hạn hẹp như đã phân tích ở trên, thì không chỉ giá bắp tăng nóng mà việc nhập khẩu bắp sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn. Do vậy, các doanh nghiệp trong ngành thức ăn chăn nuôi nên có những chính sách dài hạn hơn nhằm đảm bảo được tiến độ sản xuất kinh doanh của mình khi triển vọng về nguồn cung nguyên liệu ngũ cốc, đặc biệt là bắp không mấy khả quan.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • 3 bài học giúp ngăn tái diễn khủng hoảng kinh tế
  • “Thế giới sẽ hết dầu sau 50 năm nữa”
  • Kinh tế 24h qua: Lo thực phẩm nhiễm xạ
  • Kinh tế 24h qua: Doanh nghiệp Mỹ rút khỏi châu Á?
  • Kinh tế 24h qua: Vàng vẫn “hút” hàng dù giá cao
  • Kinh tế 24h qua: Cơ hội mua vào
  • Kinh tế thế giới có ảnh hưởng?
  • Thế giới tuần 14-20/3: Vàng, dầu sẽ “sốc”?