Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hệ lụy chính trị-kinh tế của “vụ Strauss-Kahn”

Dư luận báo chí thế giới mấy ngày qua đã bình luận nhiều về hệ lụy tiêu cực của “vụ Strauss-Kahn” đối với chính trị và kinh tế thế giới, nhất là của ba tổ chức hàng đầu thế giới hiện nay là Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Vậy sự kiện này có hệ lụy thế nào tới tình hình các mặt, nhất là kinh tế thế giới nói chung cũng như của các nước đang trỗi dậy?

Tổng giám đốc IMF Dominique Strauss Kahl đã bị cảnh sát New York bắt giam ngày 15/5/2011 về tội “xâm hại tình dục” tại Khách sạn Sofitel New York.  Ngày 19/5/2011, IMF chính thức công bố tin ông Strauss-Kahn từ chức Tổng giám đốc.

IMF, WB và WTO (mà tiền thân là GATT) là sản phẩm của trật tự kinh tế thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Kể từ khi thành lập IMF tới nay, đã có 10 vị làm Tổng giám đốc. Mỹ và Châu Âu ngầm mặc định với nhau  Tổng giám đốc IMF là người Châu Âu, Chủ tịch WB là người Mỹ nhằm cân bằng tình hình và cán cân kinh tế thế giới.

Chức trách chủ yếu của IMF là giám sát tỉ giá hối đoái và tình hình mậu dịch các nước, hỗ trợ tài chính kỹ thuật, đảm bảo hệ thống tiền tệ vận hành bình thường. Bởi vậy, vai trò và địa vị của IMF đối với kinh tế thế giới rất quan trọng.  Trong 66 năm tồn tại, thời gian gần đây vai trò của IMF mới được các nước khẳng định do tiến hành nhiều cuộc cải tổ và chấn chính cơ cấu tổ chức cũng như các chính sách. Trước đây, IMF thường đưa ra những điều kiện ngặt nghèo khi hỗ trợ tài chính và tiền tệ cho các nước. Nước được hỗ trợ tài chính phải tiến hành cải cách kinh tế và tiền tệ theo phương án của IMF. Cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á năm 1997, IMF cấp viện trợ khẩn cấp cho Hàn Quốc kèm theo điều kiện Hàn Quốc phải mở cửa thị trường tiền tệ cho các nước công nghiệp phát triển. Điều này cũng có nghĩa là Hàn Quốc phải nhường lại một phần đáng kể chủ quyền thị trường tiền tệ cho các nước, từ đó cũng làm ảnh hưởng tới sự ổn định kinh tế và hệ thống tiền tệ nước này. Chính vì vậy, rất ít nước tìm kiếm sự viện trợ của IMF.

Bị nhiều nước phê phán và lên án, nên IMF đã tiến hành nhiều lần cải tổ, bãi bỏ những điều kiện ngặt nghèo, khắt khe. Vì vậy, vai trò của IMF trong cuộc khủng tiền tệ tín dụng năm 2008 được nâng lên rất lớn. Với nguồn tài chính hùng hậu, IMF có đóng góp quan trọng ổn định hệ thống tiền tệ thế giới và hạn chế đáng kể những tổn thất kinh tế có thể xảy ra. Thời gian vừa qua, IMF lại quyết định chuyển giao  thêm quyền cho các nước đang phát triển và trỗi dậy, đồng thời nhường lại hai ghế trong Ban giám đốc điều hành cho các thực thể kinh tế mới trỗi dậy. Sự phối hợp và hợp tác của IMF với các nước đang phát triển ngày càn tăng lên và có hiệu quả thiết thực, uy tín của IMF tăng lên đáng kể.

Đây chính là sự đóng góp của Tổng Giám đốc Strauss-Kahn, nhất là những nỗ lực của ông trong việc dành thêm quyền hạn cho các nước đang phát triển.

Phát biểu trong Hội nghị IMF và WB cuối năm 2010, ông Strauss-Kahn từng nói: “Bố cục kinh tế thế giới hiện đã thay đổi. Thời đại người Châu Âu nắm giữ chức vụ chủ chốt của IMF đã qua rồi”. Đây là một sự thách thức đối với Mỹ và Châu Âu.

Trong thời gian 10 năm qua, IMF đã có đóng góp đáng kể đôi với các nước đang trỗi dậy, nhất là thời gian Strauss-Kahn làm Tổng giám đốc. Chính vì vậy “vụ Strauss-Kahn” thực đáng tiếc đối với kinh tế thế giới và các nước đang trỗi dậy.

Cải cách hệ thống tiền tệ thế giới trong đó có cải cách WB, IMF về các mặt kể cả cải cách chế độ lựa chọn người làm Tổng giám đốc đã được nhiều nước nêu ra thời gian qua.

Có tin trước khi xảy ra “vụ Strauss-Kahn”, một số quan chức trong Ban điều hành IMF đã đề xuất việc cải cách chế độ chọn Tổng giám đốc, nhưng không được các nước Châu Âu và Mỹ chấp nhận.

Mấy ngày qua, IMF đã triệu tập nhiều cuộc họp kín thảo luận vấn đề người kế nhiệm thay thế ông Strauss-Kahn. Hai ngày qua có nhiều tin đồn về các ứng cử viên vào chiếc ghế này. Trong số các ứng cử viên tiềm năng có Bộ trưởng Tài chính Pháp Lagarde, Cựu Thủ tướng Anh Brown, Cựu Thống đốc Ngân hàng trung ương Đức Max Weber. Ngoài những khuôn mặt quen thuộc từ Châu Âu, cũng có kiến nghị đưa những người thuộc các thực thể kinh tế đang trỗi dậy vào chiếc ghế này như Cựu Bộ trưởng tài chính Nam Phi Manuel, Cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Brazil Flager, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) Kuroda, Cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Nhân dân (tức Ngân hàng Trung ương) Trung Quốc Chu Dân. Ông này hiện đang là cố vấn đặc biệt của Tổng giám đốc IMF.

Nhưng dư luận cho rằng các ứng cử viên từ các nước ngoài Châu Âu khó có thể vào nổi chiếc ghế này. Tờ “The Wall Street Journal” ngày 17/5 viết: “Châu Âu và Mỹ đóng góp trên 50% vốn cho IMF hiện nay, nên sẽ không giao chiếc ghế này cho người ngoài Châu Âu”. Hơn nữa Mỹ có quyền bỏ phiếu tới 16,77%, Châu Âu tới 36%, Trung Quốc trên 6%, còn lại phân tán  vào các thành viên khác. Vì vậy, khả năng thắng cử của một nhân vật không phải là người Châu Âu là rất thấp.

Giám đốc Học viện kinh tế Đại học Phúc Đán, giáo sư Tôn Lập Kiên nói: “Về tâm lý, rõ ràng người Trung Quốc mong muốn có người của mình vào chiếc ghế này, nhưng xét  về trình tự bầu chọn cũng như mặt lý tính thì không nên có người của mình ngồi trong chiếc ghế này, nó sẽ bất lợi cho Trung Quốc. Bởi vì, sau khi vào chiếc ghế này, Trung Quốc phải nhận trách nhiệm và nghĩa vụ lớn hơn rất nhiều so với hiện nay, hơn nữa những mâu thuẫn quốc tế khi đó đều nhắm vào Trung Quốc”. Giám đốc Trung tâm nghiên cứu vấn đề Châu Âu của Đại học Phúc Đán Giáo sư Đinh Thuần cho rằng người Châu Âu và Mỹ chưa sẵn sàng chấp nhận người thuộc thực thể kinh tế mới trỗi dậy vào chiếc ghế này, vì vậy khả năng này hầu như không có.

Thủ tướng Đức Angela Merkel từng nói thẳng: “Trong tình hình quốc tế hiện nay, Châu Âu có đầy đủ điều kiện so với các nước khác đưa người vào đảm nhiệm chức vụ thay thế ông Strauss-Kahn”.

Ai sẽ là Tổng giám đốc IMF thay thế ông Strauss-Kahn? Rõ ràng sẽ vẫn là người Châu Âu. Bởi vậy, các nước đang phát triển và đang trỗi dậy hy vọng Tổng giám đốc mới quan tâm hơn tới quyền lợi của các nước này như ông Strauss-Kahn đã từng làm.

Điều này sẽ có tác động rất lớn tới việc thúc đẩy kinh tế thế giới cũng như kinh tế các nước đang phát triển, đồng thời nâng cao thêm vai trò và địa vị của IMF.  

(Tamnhin)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • OECD: Không tồn tại khủng hoảng nợ châu Âu
  • Kinh tế 24h qua: Trung Quốc đổ xô mua vàng
  • FAO: Lãng phí tới 1,3 tỷ tấn lương thực mỗi năm
  • Mỹ, Trung tương phản và cuộc chơi của thế giới
  • Kinh tế 24h qua: Nhà đầu tư lo sợ
  • World Bank dự báo các nền kinh tế mới nổi tăng trưởng 4,7% giai đoạn 2011 - 2025
  • Giá hàng hóa tăng cao sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế Mỹ năm nay
  • Cuộc chiến thương mại Âu – Trung hết sức căng thẳng