Trong thời kỳ mới cải cách mở cửa, Đặng Tiểu Bình đã đưa nhân dân Trung Quốc hướng tới vị trí đứng đầu thế giới, tức là hòa nhập vào thế giới để lãnh đạo thế giới, khi “giấu mình chờ thời” vẫn làm nên những kỳ tích. Đặng Tiểu Bình đề ra việc xây dựng trật tự mới chính trị quốc tế và trật tự mới kinh tế quốc tế, chính là thể hiện toàn bộ việc ông theo đuổi chiến lược mang tính thế giới, có triển vọng lớn.
“Tiểu Bình, chí lớn”: Thiết kế tổng thể đầu tiên đưa Trung Quốc tiến tới vị trí đứng đầu thế giới
Tuy trong những phát biểu và sách báo công khai không đề cập tới những từ ngữ như “Trung Quốc đứng đầu”,“đuổi kịp, vượt qua Mỹ”, nhưng nguyện vọng lãnh đạo nhân dân Trung Quốc tiến tới vị trí đứng đầu thế giới của Đặng Tiểu Bình lại mạnh mẽ vô cùng. Trong thời kỳ cải cách mở cửa, ông đã đưa Trung Quốc hướng tới vị trí đứng đầu với động lực lớn nhất, tốc độ nhanh nhất, khiến khoảng cách tới vị trí đứng đầu thế giới của Trung Quốc ngày càng gần. Với tư cách là tổng công trình sư của cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc, thiết kế tổng thể của Đặng Tiểu Bình chính là xoay quanh việc xây dựng một cường quốc hiện đại hóa chủ nghĩa xã hội, tiến hành thiết kế để Trung Quốc trở thành nước đứng đầu thế giới. Thiết kế tổng thể của Đặng Tiểu Bìnhlà một hệ thống với nội dung phong phú, trong đó bao gồm: một mục tiêu phấn đấu —- xây dựng một cường quốc hiện đại hóa chủ nghĩa xã hội, biến Trung Quốc trở thành quốc gia đứng đầu thế giới; một đường lối cơ bản —- lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm, kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản, duy trì cải cách mở cửa; ba giai đoạn phấn đấu —- ba bước, từ cơm no áo ấm, xã hội khá giả, tới 50 năm đầu thế kỷ 21 thực hiện giấc mơ cường quốc giàu mạnh; một chiến lược lớn phát triển hòa bình —- giấu mình chờ thời, làm nên kỳ tích.
“Cần phải thực hiện cải cách mở cửa Trung Quốc tốt hơn Minh Trị Duy Tân của Nhật Bản”
Minh Trị Duy Tân của Nhật Bản là một tấm gương cải cách chấn hưng đất nước. Ngày 24/5/1977, Đặng Tiểu Bình từng nói: “Minh Trị Duy Tân là công cuộc hiện đại hóa do giai cấp tư sản thực hiện, chúng ta là giai cấp vô sản có khả năng thực hiện tốt hơn họ. Ngày 15/4/1985, Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh: “Nay chúng ta thực hiện việc mà Trung Quốc vài nghìn năm qua chưa từng làm. Cuộc cải cách này không chỉ ảnh hưởng tới Trung Quốc, mà còn tác động tới thế giới”. Mục tiêu của Đặng Tiểu Bình là thực hiện sự nghiệp vĩ đại “ảnh hưởng cả thế giới”. Đặng Tiểu Bình cho rằng: “Cuộc cải cách của chúng ta không chỉ ảnh hưởng ngay tại Trung Quốc, mà còn là một cuộc thử nghiệm trên phạm vi quốc tế, chúng ta tin tưởng sẽ thành công. Nếu thành công, thì có thể đem lại một loạt kinh nghiệm cho sự nghiệp chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới và các nước kém phát triển. Đương nhiên, không phải đem kinh nghiệm này gán cho nước khác. Ngày 7/4/1990, tại cuộc tọa đàm “Chấn hưng dân tộc Trung Hoa” lần thứ nhất, Đặng Tiểu Bình đã có phát biểu quan trọng: “Sau Hội nghị trung ương 3 khóa 11, chúng ta tập trung lực lượng thực hiện bốn hiện đại hóa, tập trung chấn hưng dân tộc Trung Hoa. Trong một thời gian không dài, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sẽ trở thành một nước lớn kinh tế, hiện nay Trung Quốc đã trở thành một nước lớn chính trị. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã có chiếc ghế tại Liên Hợp Quốc. Người Trung Quốc cần phấn khởi lên. Đại lục nay đã có nền tảng tương đối. Chúng ta vẫn còn vài chục triệu đồng bào yêu nước ở nước ngoài, họ hy vọng Trung Quốc cường thịnh phát triển, đây là điều có một không hai. Chúng ta cần tận dụng cơ hội đưa Trung Quốc phát triển. Thế kỷ tới, Trung Quốc rất có triển vọng”. Tôn Trung Sơn khi thành lập “Hưng Trung Hội”, đã đề xuất phải “chấn hưng Trung Hoa”, chính là muốn “sánh cùng Âu Mỹ”, muốn giành lại vị trí đứng đầu thế giới. Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh việc chấn hưng dân tộc Trung Hoa cũng là muốn thực hiện việc giành địa vị đứng đầu thế giới của Trung Quốc. Ý nghĩa của việc chấn hưng Trung Hoa chính là giành vị trí đứng đầu thế giới; và việc thực hiện phục hưng vĩ đại chính là Trung Quốc cần phải một lần nữa trở thành nước đứng đầu thế giới.
Chiến lược “ba bước”: Tiếp cận vị trí đứng đầu thế giới
Việc Trung Quốc hướng tới vị trí đứng đầu thế giới sẽ phải có quá trình như thế nào? Trong thập niên 80 của thế kỷ 20, Đặng Tiểu Bình từng đề xuất thực hiện “chiến lược ba bước” với thời gian 70 năm, đến khi kỷ niệm 100 năm dựng nước, thực hiện mục tiêu chiến lược của Trung Quốc. Bước thứ nhất cần 10 năm để đạt được mức sống ăn no mặc ấm, bước thứ hai cần 10 năm để đạt được mức khấm khá, bước thứ ba cần 50 năm trong thế kỷ 21 để thực hiện mục tiêu vĩ đại chấn hưng dân tộc. Đặng Tiểu Bình là một người theo chủ nghĩa hiện thực và cũng là một người theo chủ nghĩa lý tưởng, lời dặn dò cuối cùng của ông cũng khích lệ nhân dân: “Từ nay đến giữa thế kỷ sau, sẽ là thời kỳ rất gấp gáp, chúng ta cần chăm chỉ làm việc. Trên vai chúng ta mang gánh nặng, trách nhiệm lớn!”. Đặng Tiểu Bình ám chỉ thế kỷ 21 chính là thời kỳ này, vậy tại sao lại là thời kỳ cực kỳ gấp rút? Bởi đây chính là thời kỳ Trung Quốc hướng tới vị trí đứng đầu thế giới.
---------------------------------------------------------------------------------- Bài trích từ cuốn "Giấc mộng Trung Hoa: Tư duy nước lớn và tư thế chiến lược của Trung Quốc trong kỷ nguyên hậu Hoa kỳ" của tác giả Lưu Minh Phúc (TQ). Tài liệu do Thông Tấn Xã Việt Nam giới thiệu.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Australia và Ấn Độ đang thắt chặt quan hệ quân sự và làm sống lại ý niệm về một liên minh gồm bốn nền dân chủ (cùng Nhật và Mỹ) đối phó với những quan ngại ngày càng lớn từ phía TQ.
Tờ Diplomat của Nhật Bản vừa có bài bình luận về mối quan hệ Trung Quốc – Mỹ với tựa đề 'Quan hệ Trung – Mỹ không thể tin nhau', cho rằng Mỹ, Trung Quốc luôn coi nhau là đối thủ tiềm ẩn, khi cần có thể sẵn sàng 'rút kiếm' giao chiến.
Không phải là chuyến thăm chính thức cấp nhà nước, nhưng cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama cuối tuần qua trở thành tâm điểm của giới truyền thông toàn cầu.
Mỹ và Trung Quốc vừa ký kết một thỏa thuận, theo đó nhà chức trách Mỹ có thể tiếp cận với tài liệu của các công ty kiểm toán tại Trung Quốc. Thỏa thuận này sẽ cho phép các nhà chức trách Mỹ điều tra các công ty kiểm toán của doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết tại Mỹ trong trường hợp các doanh nghiệp này bị tình nghi có các hành vi gian lận kế toán.
Việc tính toán số lượng tỷ phú trên thế giới, hay thậm chí chỉ ở một quốc gia nào đó, thực chất một trò chơi đoán số. Tuy nhiên, “trò chơi” này rất hấp dẫn và đang trở nên ngày càng phổ biến.
Trong bối cảnh Hy Lạp đã được coi như vỡ nợ, Nhật Bản tăng trưởng âm, Mỹ liên tục bơm tiền mà chưa gặt hái thành công, sự bứt phá của Đông Á được xem như cứu cánh cho kinh tế toàn cầu.
Tình trạng bất bình đẳng thu nhập tại Mỹ đã lên mức cao nhất kể từ sau Đại suy thoái, và cuộc khủng hoảng hiện nay cũng không có ảnh hưởng gì nhiều giúp thay đổi xu hướng này, với 1% những người thu nhập cao nhất đóng góp hơn 93% tổng tăng thu nhập trong tròn 1 năm phục hồi kinh tế.
Kinh tế thế giới tiếp tục đón những tin tức từ các trung tâm kinh tế và các nền kinh tế lớn. Nước Mỹ vẫn "loay hoay" với các chỉ số thất nghiệp, cắt giảm thuế và kích thích kinh tế.
Hầu hết những thông tin kinh tế quan trọng trong ngày 10/12 đều tập trung ở khu vực Đông Bắc Á, bao gồm Trung Quốc tiếp tục nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong các ngân hàng, chỉ số niềm tin kinh doanh ở Nhật đột ngột giảm và Hàn Quốc giữ nguyên dự báo GDP 2011.
GDP 9 tháng đầu năm 2010 của Nhật Bản đạt 3.959,4 tỷ USD, cao hơn mức 3.946,8 tỷ USD của Trung Quốc. Như vậy, Nhật Bản đã giành lại ngôi vị nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sau khi để mất vào tay Trung Quốc trong quý 2.
Du lịch không gian hấp dẫn, thú vị nhưng không có lợi cho môi trường sống. Động cơ tên lửa phi thuyền không gian phun muội đen sẽ góp phần làm biến đổi khí hậu trái đất.
Mao Trạch Đông cũng là một người theo đuổi ý tưởng “đứng đầu thế giới,” thực tiễn và tư tưởng chiến lược “đứng đầu thế giới” của ông có tính thăm dò và sáng tạo, đương nhiên cũng có tính hạn chế của lịch sử. Những huy hoàng và khó khăn của ông, những thành công và sai lầm của ông đều mang màu sắc thần kỳ.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.