Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Goldman Sachs, Morgan Stanley lạc quan vào thị trường hàng hóa

Sự suy giảm trên thị trường hàng hóa thời gian qua được nhận định là cơ hội các nhà đầu tư cần nắm bắt.

Thảm họa tại Nhật Bản, kinh tế Mỹ và các chính sách thắt chặt tiền tệ của Trung Quốc đã kéo chỉ số GSCI của S&P về 24 nguyên liệu có sự sụt giảm mạnh nhất trong vòng 3 năm với mức giảm 7,8% trong quý 2. Các tài sản hàng hóa mà các quỹ nắm giữ đã giảm 26 tỷ USD trong tháng 5 - mức giảm lớn nhất kể từ tháng 10/2008, theo báo cáo của Barclays Capital.
 
Tuy nhiên, các nhà phân tích của Goldman Sachs dự báo giá cả và lợi nhuận trong việc nắm giữ tài sản hàng hóa sẽ tăng vào cuối năm nay và sang đến năm sau. Chỉ số GSCI sẽ tăng 20% trong 12 tháng tới.
 
Mặc dù vậy, Goldman Sachs vẫn cảnh báo vấn đề nợ công của châu Âu cũng như chỉ số lạm phát vượt mục tiêu của Trung Quốc sẽ tiếp tục tạo ra các biến động trên thị trường hàng hóa trong ngắn hạn.
 
Trong những tuần tới, giá dầu vẫn sẽ chịu ảnh hưởng từ việc mở kho dầu của các thành viên IEA nhưng sẽ tăng trở lại khi tồn kho của các thành viên đến giai đoạn sụt giảm, Morgan Stanley cho biết. Các nhà phân tích của ngân hàng này cũng mong muốn OPEC sẽ gia tăng sản lượng khi tồn kho dầu giảm.
 
Thị trường đồng sẽ được hưởng lợi từ nhu cầu của Trung Quốc khi nước này tăng nhập khẩu bổ sung vào các kho hiện đang ở mức rất thấp. Giá đồng sẽ tăng lên 11.000 USD/tấn trong vòng 12 tháng tới, Goldman Sachs nhận định.

Morgan Stanley đưa ra lời khuyên các nhà đầu tư nên mua tài sản về ngô và đậu tương mặc dù giá đã giảm 17% và 6% trong tháng trước. Ngân hàng này cho rằng sự yếu kém trên thị trường các hàng hóa này trong thời gia qua lại chính là cơ hội nên mua vào cho các nhà đầu tư.

Goldman Sachs cũng cho rằng giá khí đốt tự nhiên sẽ lội ngược dòng trong thời gian tới do nhu cầu tăng trở lại từ các nhà máy hạt nhân của Nhật Bản quay trở lại hoạt động sau dư chấn trong khi đó có sự sụt giảm xuất khẩu dầu và khí đốt của Libya.

(Dvt)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • 10 nền kinh tế yếu kém nhất thế giới
  • Các nền kinh tế phát triển tăng trưởng ổn định trong quý 1
  • Mỹ và châu Âu sẽ cùng "chìm"
  • "Thắt lưng buộc bụng" làm cho thế giới suy thoái
  • Kinh tế 24h: Tác dụng phụ khó nhằn
  • Vì sao ám ảnh suy thoái chưa hết?
  • Thế giới tuần 27/6-3/7: Nhiều yếu tố bất ngờ
  • Trái đất ấm dần lên và nguy cơ lương thực toàn cầu