Châu Á sẽ dẫn đầu và đưa kinh tế thế giới tới con đường phát triển không khủng hoảng với mô hình tăng trưởng đề cao tính bền vững.
Dẫn đầu bởi châu Á, vai trò của các nền kinh tế mới nổi trên toàn cầu đang gia tăng đều đặn trong những năm gần đây. Đối với các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, tăng trưởng bền vững không còn là một thách thức toàn cầu đối với họ. Thay vào đó, vấn đề của họ là một chiến lược tăng trưởng mang tính quốc gia.
Trong vài thập kỷ tới, hầu hết tất cả những tăng trưởng của thế giới trong tiêu thụ năng lượng, đô thị hóa, sử dụng ô tô, du lịch hàng không, và lượng khí thải carbon sẽ đến từ các nền kinh tế mới nổi. Vào giữa thế kỷ 21, số người sống trong những nền kinh tế có thu nhập gia tăng sẽ lên tới 4,5 tỷ người từ con số 1 tỷ ở hiện tại. GDP toàn cầu sẽ tăng ít nhất 3 lần trong 30 năm tới, so với con số khoảng 60.000 tỷ USD hiện tại.
Nếu các nền kinh tế mới nổi cố gắng để đạt được mức thu nhập trung bình của các quốc gia phát triển bằng cách thực hiện một mô hình gần giống họ, các tác động xấu tới nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sẽ là rất lớn và nguy hiểm.
Tới một giới hạn nào đó, quá trình này có thể bị ngưng trệ hoàn toàn. Vấn đề chi phí và an ninh năng lượng, chất lượng không khí, khí hậu, hệ sinh thái trên đất liền và trong lòng đại dương, an ninh lương thực, và nhiều vấn đề khác nữa sẽ bị đe dọa.
Tuy nhiên, xu hướng tập trung sẽ bị đảo ngược trong vòng 10 năm kể từ bây giờ bởi 2 người khổng lồ, Ấn Độ và Trung Quốc. Dân số tại 2 quốc gia này đã chiếm gần 40% dân số thế giới. Mặc dù GDP kết hợp của 2 quốc gia này hiện tại vẫn chỉ chiếm khoảng 15% sản lượng toàn cầu nhưng nó có xu hướng gia tăng nhanh chóng.
Vào giữa thế kỉ 21, Ấn Độ và Trung Quốc sẽ có 2,5 tỷ người có thu nhập cao trong tổng số 3,5 tỷ người đạt được tiêu chuẩn này trên toàn thế giới. 2 nước này sẽ giúp GDP toàn cầu tăng ít nhất gấp đôi trong 30 năm tới, ngay cả trong trường hợp không có sự tăng trưởng ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới.
Có một điều ngày càng được nhận thức rộng giữa những người hoạch địch chính sách, các doanh nghiệp và công dân ở Trung Quốc và Ấn Độ, và rộng hơn là châu Á rằng, hướng phát triển lịch sử mà các quốc gia phát triển đã sử dụng sẽ không có hiệu quả đối với họ. Mọi thứ đã thay đổi, tình trạng kinh tế thế giới hiện tại, những cơ hội, thách thức cũng như những cuộc khủng hoảng mà họ đang phải đối mặt.
Những quốc gia đang phát triển sẽ phải tìm ra mô hình phát triển mới để đạt được trình độ như của các quốc gia phát triển hiện nay. Trong mô hình đó, các nền kinh tế mới nổi, cụ thể hơn chủ yếu là những quốc gia châu Á nên nhận thức rằng, sự bền vững phải trở thành một phần quan trọng của tăng trưởng. Các mô hình cũ sẽ vô tác dụng. Họ phải biết rút ra những bài học từ khủng hoảng nợ châu Âu, từ những thách thức tài chính mà Mỹ phải đối mặt, từ những bạo động chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi.
Đối với Ấn Độ và Trung Quốc nói riêng, tính bền vững không còn là một thách thức toàn cầu mà nó trở thành một vấn để phát triển dài hạn. Trung Quốc gần đây đã quyết định hạ mục tiêu tăng trưởng, đề cao phát triển bền vững, công bằng và bảo vệ môi trường. Quá trình tìm ra một con đường tăng trưởng mới đã bắt đầu. Sự xuất hiện của tính bền vững như là một yếu tố quan trọng trong chiến lược tăng trưởng tương lai của những nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Khi các nền kinh tế đang phát triển tại châu Á tìm được một mô hình tăng trưởng mới, giảm thiểu các tác động đối với môi trường, xã hội, rút ra những bài học từ những thách thức lớn mà các nước phát triển đang gặp phải, tương lai của thế giới có thể sẽ thay đổi, những cuộc khủng hoảng năng lượng, tài chính sẽ không còn xảy ra.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Australia và Ấn Độ đang thắt chặt quan hệ quân sự và làm sống lại ý niệm về một liên minh gồm bốn nền dân chủ (cùng Nhật và Mỹ) đối phó với những quan ngại ngày càng lớn từ phía TQ.
Tờ Diplomat của Nhật Bản vừa có bài bình luận về mối quan hệ Trung Quốc – Mỹ với tựa đề 'Quan hệ Trung – Mỹ không thể tin nhau', cho rằng Mỹ, Trung Quốc luôn coi nhau là đối thủ tiềm ẩn, khi cần có thể sẵn sàng 'rút kiếm' giao chiến.
Không phải là chuyến thăm chính thức cấp nhà nước, nhưng cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama cuối tuần qua trở thành tâm điểm của giới truyền thông toàn cầu.
Mỹ và Trung Quốc vừa ký kết một thỏa thuận, theo đó nhà chức trách Mỹ có thể tiếp cận với tài liệu của các công ty kiểm toán tại Trung Quốc. Thỏa thuận này sẽ cho phép các nhà chức trách Mỹ điều tra các công ty kiểm toán của doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết tại Mỹ trong trường hợp các doanh nghiệp này bị tình nghi có các hành vi gian lận kế toán.
Việc tính toán số lượng tỷ phú trên thế giới, hay thậm chí chỉ ở một quốc gia nào đó, thực chất một trò chơi đoán số. Tuy nhiên, “trò chơi” này rất hấp dẫn và đang trở nên ngày càng phổ biến.
Trong bối cảnh Hy Lạp đã được coi như vỡ nợ, Nhật Bản tăng trưởng âm, Mỹ liên tục bơm tiền mà chưa gặt hái thành công, sự bứt phá của Đông Á được xem như cứu cánh cho kinh tế toàn cầu.
Tình trạng bất bình đẳng thu nhập tại Mỹ đã lên mức cao nhất kể từ sau Đại suy thoái, và cuộc khủng hoảng hiện nay cũng không có ảnh hưởng gì nhiều giúp thay đổi xu hướng này, với 1% những người thu nhập cao nhất đóng góp hơn 93% tổng tăng thu nhập trong tròn 1 năm phục hồi kinh tế.
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đã khẳng định giảm lượng khí thải CO2 trong sản xuất điện là thách thức chủ chốt phải vượt qua để đáp ứng mục tiêu chống biến đổi khí hậu, theo đó không để nhiệt độ Trái Đất tăng quá 2 độ C vào năm 2035.
Các nền kinh tế thế giới từ Mỹ đến châu Âu, thậm chí cả nền kinh tế đang bùng nổ như Trung Quốc, đang có dấu hiệu uể oải. Công ty nghiên cứu IHS Global Insight ngày 31-5 giảm dự đoán tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay từ 3,8% xuống còn 3,5 %.
Quả bóng nợ của toàn bộ nền kinh tế toàn cầu có thể tan vỡ bất cứ lúc nào và sẽ đẩy thế giới vào rối loạn. Lạm phát, lãi suất và nguy cơ bùng nổ bong bóng USD có xu hướng tăng cao. Từ nay tới cuối 2011, liệu các nền kinh tế toàn cầu có còn tiếp tục "vùng vẫy" trong nợ nần? Hay các gói giải cứu và chính sách thắt chặt tiền tệ sẽ đủ mạnh để cứu thế giới khỏi những cơn gió chướng?
Các bên nguyên tại New York đã yêu cầu Goldman Sachs Group Inc giải trình về những hoạt động trước khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra.
Trung Quốc cướp công ăn việc làm tại các nhà máy của người Mỹ. Trung Quốc thao túng tiền tệ của họ làm tổn hại đến kinh tế Mỹ. Trung Quốc chắc chắn sẽ vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế đứng đầu thế giới. Rất nhiều người Mỹ nghĩ thế, nhưng thực tế không đơn giản như vậy.
Báo điện tử “Kinh tế Thế giới” của Trung Quốc ngày 4/5 cho biết cái chết của Bin Laden có thể khiến kinh tế thế giới phấn chấn, nhưng chưa “đủ đô” để bẩy nền kinh tế thế giới có bước đột phá và chuyển biến căn bản.
Các nhà đầu tư châu Á - bao gồm cả chính phủ Trung Quốc - được kỳ vọng là người mua chủ chốt cho gói trái phiếu cứu trợ Bồ Đào Nha trong phiên đấu giá đầu tháng này, theo các quan chức cấp cao của quỹ giải cứu khu vực đồng euro.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.