Báo cáo mới nhất mà Phòng nghiên cứu quản lý tài sản của Ngân hàng Thụy Sỹ UBS cho rằng, mặt dù trong phạm vi toàn cầu hiện nay, chỉ có vật giá tại các nền kinh tế mới nổi mới leo thang, nhưng từ năm 2013 trở đi, mối đe dọa lạm phát toàn cầu có thể sẽ quay trở lại, nguyên nhân chính là do trong thời kỳ khủng hoảng tài chính, các ngân hàng trung ương đã tăng lượng cung ứng tiền tệ.
Theo báo cáo, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã phân chia nhà đầu tư thành hai phe: Một số người dự đoán giá cả sẽ tiếp tục sụt giảm, tức rơi vào giảm phát, còn những người khác lại lo lắng giá cả tiếp tục gia tăng trong thời gian dài, tức lạm phát. Phía ngân hàng UBS cho rằng, tình huống thứ hai có khả năng xảy ra hơn.
Ngân hàng UBS phân tích, nguyên nhân chủ yếu khiến lạm phát trong tương lai tái xảy ra không đến từ lương hay phương diện kinh tế thực thể, mà là do các cơ quan “sản xuất” tiền tệ gây ra, hay nói cách khác chính là chính phủ các nền kinh tế và ngân hàng trung ương các nước. Nếu chính phủ các nền kinh tế và ngân hàng trung ương các nước bơm tiền quá nhanh để thu mua hàng hóa và các dịch vụ, thì giá trị tiền tệ sẽ suy giảm, từ đó kéo theo rủi ro lạm phát. Do đó, lạm phát trước tiên và điều quan trọng nhất không phải là giá cả tăng mà là giá trị tiền tệ sụt giảm.
Cũng theo UBS, sự tràn lan tiền tệ trong phạm vi toàn cầu hiện nay vẫn chưa dẫn đến lạm phát rõ rệt, chủ yếu là do cơ chế truyền dẫn từ tiền tệ của các nước phát triển lan sang lạm phát giá cả vẫn chưa phát huy tác dụng rõ rệt, đặc biệt là lãi suất và cơ chế tín dụng vẫn mất hiệu quả.
Tuy nhiên, ngân hàng UBS lại cho rằng, sự truyền dẫn từ tiền tệ tới giá cả sớm muộn gì cũng xảy ra. Nền kinh tế được quan tâm nhất trong đó là Mỹ. Cùng với việc hoạt động tín dụng của Mỹ gia tăng, kinh tế từ từ xuất hiện chiều hướng tăng trưởng kéo dài và tạo ra các cơ hội việc làm, nên mức giá của Mỹ sẽ lại tăng, ảnh hưởng tới toàn cầu.
Cái giá của tổng thể nền kinh tế do tình trạng lạm phát gây ra bao gồm, giá cả và lãi suất sai lệch, gây ra hiệu ứng tái phân chia, trong thời gian dài sẽ làm suy yếu động lực tăng trưởng kinh tế, đồng thời gia tăng biến động cho nền kinh tế. Đối với các nhà đầu tư cụ thể, đặc biệt là đối với nhà đầu tư sở hữu một lượng lớn chứng khoán thu nhập, lạm phát cũng là một kiểu đe dọa. Vì vậy, nhà đầu tư nên sớm tìm cách bảo vệ tài sản và tránh để lợi nhuận bị lạm phát ăn mòn.
(Vitinfo)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com