Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phân tích – Dự báo: Ngành xe hơi Nhật Bản sau thảm họa thiên tai

Đánh giá thiệt hại và tình hình hiện tại, chuẩn bị cho kế hoạch phục hồi sản xuất … là hoạt động ưu tiên hàng đầu của các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản sau đợt thiên tai dữ dội vừa qua.

Động đất và sóng thần đã ảnh hưởng rất mạnh và trực tiếp đến ngành sản xuất ô tô - công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản. Từ đó, ngành sản xuất ô tô toàn thế giới cũng bị tác động dây chuyền.

Đã hơn 2 tuần kể từ sau vụ thảm hoạ, các nhà sản xuất linh kiện quan trọng, chẳng hạn chíp máy tính hay màu sơn, vẫn chưa trở lại hoạt động bình thường, khiến việc khan hiếm linh kiện càng trở nên khó kiểm soát hơn.

Theo Kojo Endo, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu cấp cao Nhật Bản, tình trạng gián đoạn sản xuất các đồ phụ tùng và linh kiện là tác động lớn chưa từng có trong lịch sử ngành công nghiệp sản xuất xe hơi nước này. Bên cạnh đó, tình trạng cắt điện và cắt nước vẫn xảy ra thường xuyên khiến nhiều nhà máy trong khu vực ảnh hưởng thiên tai vẫn còn bị tê liệt. Một số nhà phân tích xe hơi tại Nhật Bản cho biết, hiện tượng này có thể kéo dài đến tận cuối mùa hè.

Ta đều biết, để có được một chiếc xe hơi hoàn chỉnh người ta cần đến khoảng 3.000 chi tiết khác nhau. Mỗi một chi tiết lại được cấu thành từ hàng trăm các linh kiện nhỏ lẻ từ rất nhiều nhà cung cấp khác nhau và vì thế, chỉ cần thiết hụt một linh kiện nào đó, chiếc xe không thể hoàn thành.

Cuối tuần trước, Toyota, nhà sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới, đã phải ngưng hoạt động tại 18 nhà máy lắp ráp xe Toyota và dòng xe cao cấp Lexus, dẫn tới giảm sản lượng 140.000 chiếc. Ngoài ra 7 nhà máy sản xuất thiết bị và các phụ tùng đi kèm của công ty này cũng bị ảnh hưởng ở những mức độ thiệt hại khác nhau. Hiện sản lượng của Toyota bị giảm tới 13.000 chiếc mỗi ngày.

Nissan bị tổn thất chi phí sản xuất tính theo ngày cũng lên tới khoảng 2 tỷ Yên (25 triệu USD).

Ngoài ảnh hưởng đến các nhà sản xuất ô tô do thiếu hụt linh kiện, người mua xe cũng sẽ có ít hơn sự lựa chọn về màu sắc. Một số màu sắc sẽ khó kiếm hơn bởi một nhà sản xuất màu sơn tại Nhật Bản bị phá huỷ. Đặc biệt là màu sơn đen phổ biến sẽ khó kiếm hơn do thiếu hụt hàng cung cấp.

Bên cạnh đó, các khách hàng mua xe cũng phải đối mặt với giá cả tăng cao, chẳng hạn dòng xe như Prius, thân thiện với môi trường, của Toyota, dòng xe duy nhất được sản xuất tại Nhật Bản sẽ không còn giá chiết khấu 5-10% nữa.

Một số nhà chế tạo đang tính đến việc chuyển việc hoạt động sản xuất của mình sang nước khác. Nissan đang tính đến việc chuyển sản xuất động cơ sang Tennessee, Mỹ.

Sự tác động của việc thiếu hụt hàng linh kiện từ Nhật Bản, đã ảnh hưởng sang nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ, quốc gia phụ thuộc vào 14% tổng sản lượng đồ phụ tùng để sản xuất ô tô từ Nhật Bản.

Tuy nhiên với những gì đã xảy ra do hậu quả của thiên tai, người ta tin rằng, sự gián đoạn các dây chuyền cung cấp linh kiện chỉ là tạm thời và các nhà sản xuất xe hơi Nhật Bản sẽ khởi động mạnh trở lại trong nửa cuối năm 2011.

Trong khi đó, các hãng đánh giá chỉ số tín dụng đã không hạ điểm các công ty Honda, Nissan và Toyota của Nhật Bản.

(Theo Mai Hằng // Tin Chính phủ)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Kinh tế 24h: “Giấc mơ” của Nhân dân tệ khó thành thật
  • Ai quyết định giá dầu thế giới?
  • Trung - Ấn trong cuộc chiến giành ảnh hưởng châu Á
  • Châu Âu: Domino suy thoái có tái diễn?
  • Năm 2050, kinh tế Trung Quốc sẽ qua mặt Mỹ?
  • “Trung Hoa trỗi dậy” nhìn từ đấu giá cổ vật
  • Chậm chân trong phát triển công nghệ: Bài học thất bại của Thái Lan
  • Phía sau chuyến thăm Brazil của ông Obama