Thỏa thuận trao đổi hạt nhân mới của Iran Tháo được “ngòi nổ”?
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran đang lâm vào bế tắc, chuyến thăm của đoàn đại biểu Brazil gồm 300 thành viên do Tổng thống L.Silva dẫn đầu tới Tehran (từ ngày 16 đến 17-5) để dự Hội nghị thượng đỉnh hạt nhân là cơ hội cuối cùng để Iran tránh các biện pháp trừng phạt mới của Liên hợp quốc.
Đại diện 3 nước Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran ký kết thỏa thuận vận chuyển nguyên liệu hạt nhân.
Trước chuyến thăm, Tổng thống L.Silva bày tỏ hy vọng có thể thuyết phục Tổng thống Iran Ahmadinejad đạt được một thỏa thuận nhằm tháo "ngòi nổ" trừng phạt từ phương Tây và người đứng đầu sứ xở của vũ điệu Samba đã làm được điều này. Sự kiện 3 ngoại trưởng, đại diện cho Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil ký thỏa thuận (ngày 17-5) vận chuyển urani làm giàu cấp độ thấp của Iran tới Thổ Nhĩ Kỳ để đổi lấy nhiên liệu hạt nhân dùng cho các lò phản ứng của Iran đã giảm bớt "sức nóng" đang tăng tại vùng Vịnh.
Thỏa thuận được ký sau cuộc hội đàm ba bên gồm Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad, Tổng thống Brazil Lula da Silva và Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tại Tehran. Theo đó, trong thời gian sớm nhất, Iran sẽ chính thức thông báo thỏa thuận vừa ký tới Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), để IAEA thông báo cho Mỹ, Pháp và Nga và nếu 3 cường quốc này chấp thuận, trong một tháng, Iran sẽ chuyển tới Thổ Nhĩ Kỳ 1.200kg urani làm giàu cấp độ 3,5%, tương đương hơn một nửa số urani làm giàu ở cấp độ thấp của Iran. Số urani này sẽ được bảo quản tại Thổ Nhĩ Kỳ và do Iran cùng IAEA giám sát, quản lý. Đổi lại, các nước Mỹ, Pháp và Anh sẽ cung cấp 120kg nhiên liệu làm giàu ở cấp độ 20% cho một lò phản ứng hạt nhân ở Iran trong thời gian chưa đầy một năm. Phát biểu với báo giới tại Tehran, ngày 17-5, Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu cho rằng, với thỏa thuận này, một lệnh trừng phạt mới chống Iran là không cần thiết. Cùng ngày, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đang công cán ở nước ngoài đã lên tiếng hoan nghênh bước đi trên.
Sự kiện trên đã giúp mở toang cánh cửa vận chuyển urani ra ngoài lãnh thổ Iran vốn bị chính quốc gia này khóa chặt trước đòi hỏi từ phương Tây. Trong cả năm 2009 và những tháng đầu năm 2010 này, chính sách "cây gậy và củ cà rốt" của phương Tây đòi Iran chuyển phần lớn lượng urani đã làm giàu cấp độ thấp hiện có sang Nga và Pháp để xử lý, sau đó chuyển trở lại Iran để sử dụng trong lò phản ứng nghiên cứu phục vụ y tế ở Tehran… đã bị Iran khước từ. Trước áp lực ngày một tăng trên cả phương diện ngoại giao lẫn quân sự, Iran đã mở cuộc tập trận lớn mang tên "Nhà tiên tri vĩ đại 5" (4-2010), tại Vịnh Persian và eo biển chiến lược Hormuz nhằm gửi đi thông điệp rằng, bất cứ hành động tấn công nào nhằm vào Iran là "đùa với lửa".
Tuy nhiên, kết quả vừa đạt được vẫn chưa đủ để phương Tây hết hoài nghi về chương trình hạt nhân của Iran. Ngay lập tức, cùng ngày 17-5, Mỹ tuyên bố sẽ vẫn đẩy tới các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn với Iran. Người phát ngôn Nhà Trắng Robert Gibbs cho rằng, kể cả khi thỏa thuận trao đổi mới được thực thi, Washington vẫn lo ngại về chương trình hạt nhân của Tehran. Trong khi đó, quan chức phụ trách các vấn đề đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), bà Catherine Ashton đã bày tỏ quan điểm, thỏa thuận trao đổi hạt nhân vừa đạt được chỉ đáp ứng phần nào các yêu cầu của IAEA. Và rằng, đây chưa phải là nỗ lực để giải quyết vấn đề ưu tiên hiện nay, mà phương Tây muốn thảo luận chính thức với Iran về khả năng nước này sản xuất vũ khí hạt nhân. Bộ Ngoại giao Anh cảnh báo rằng, hành động của Iran vẫn gây lo ngại nghiêm trọng, đặc biệt việc Tehran từ chối gặp các nước phương Tây để thảo luận về chương trình hạt nhân hay hợp tác đầy đủ với IAEA... Nhiều nhà ngoại giao gần với IAEA cũng nhận định thỏa thuận Iran - Thổ Nhĩ Kỳ - Brazil không thể ngay lập tức giúp Iran tháo "ngòi nổ" trừng phạt mới đang dần ngắn lại của Liên hợp quốc.
Sức ép vẫn không giảm trước cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Iran và thành công sau cuộc gặp 3 bên vừa qua tại Tehran chỉ là bước đầu. Chưa có dấu hiệu nào cho thấy các mối nối của phương Tây đang siết chặt quanh vùng Vịnh đầy nóng bỏng được nới lỏng sau sự kiện vừa qua.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Australia và Ấn Độ đang thắt chặt quan hệ quân sự và làm sống lại ý niệm về một liên minh gồm bốn nền dân chủ (cùng Nhật và Mỹ) đối phó với những quan ngại ngày càng lớn từ phía TQ.
Tờ Diplomat của Nhật Bản vừa có bài bình luận về mối quan hệ Trung Quốc – Mỹ với tựa đề 'Quan hệ Trung – Mỹ không thể tin nhau', cho rằng Mỹ, Trung Quốc luôn coi nhau là đối thủ tiềm ẩn, khi cần có thể sẵn sàng 'rút kiếm' giao chiến.
Không phải là chuyến thăm chính thức cấp nhà nước, nhưng cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama cuối tuần qua trở thành tâm điểm của giới truyền thông toàn cầu.
Mỹ và Trung Quốc vừa ký kết một thỏa thuận, theo đó nhà chức trách Mỹ có thể tiếp cận với tài liệu của các công ty kiểm toán tại Trung Quốc. Thỏa thuận này sẽ cho phép các nhà chức trách Mỹ điều tra các công ty kiểm toán của doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết tại Mỹ trong trường hợp các doanh nghiệp này bị tình nghi có các hành vi gian lận kế toán.
Việc tính toán số lượng tỷ phú trên thế giới, hay thậm chí chỉ ở một quốc gia nào đó, thực chất một trò chơi đoán số. Tuy nhiên, “trò chơi” này rất hấp dẫn và đang trở nên ngày càng phổ biến.
Trong bối cảnh Hy Lạp đã được coi như vỡ nợ, Nhật Bản tăng trưởng âm, Mỹ liên tục bơm tiền mà chưa gặt hái thành công, sự bứt phá của Đông Á được xem như cứu cánh cho kinh tế toàn cầu.
Tình trạng bất bình đẳng thu nhập tại Mỹ đã lên mức cao nhất kể từ sau Đại suy thoái, và cuộc khủng hoảng hiện nay cũng không có ảnh hưởng gì nhiều giúp thay đổi xu hướng này, với 1% những người thu nhập cao nhất đóng góp hơn 93% tổng tăng thu nhập trong tròn 1 năm phục hồi kinh tế.
Sau gần hai tháng điều tra, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 20-5 đã chính thức tuyên bố CHDCND Triều Tiên là "thủ phạm" đánh đắm tàu chiến tuần tra Cheonan trên biển Hoàng Hải hôm 26-3, khiến 46 thủy thủ thiệt mạng.
Hôm qua, phát biểu tại cuộc họp báo được tổ chức tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), chuyên gia kinh tế trưởng đến từ tập đoàn Citigroup – ông Willem Buiter khẳng định rằng, chỉ dựa vào 750 tỷ EUR chưa chắc đã cứu được châu Âu.
CHDCND Triều Tiên kịch liệt phê phán Hàn Quốc không cho phép phái đoàn của Bình Nhưỡng sang Seoul để kiểm tra các chứng cứ do uỷ ban Điều tra quốc tế công bố liên quan đến kết luận tàu Cheonan bị ngư lôi Bắc Triều Tiên bắn chìm.
Theo tờ “Washington Post” của Mỹ, điểm zero (điểm gốc) của khủng hoảng nợ - tiền tệ - ngân hàng không nằm ở Hy Lạp, cũng không nằm ở Bồ Đào Nha hay Ireland, thậm chí cũng không ở Tây Ban Nha, mà chính là ở nước Đức.
Do chi phí lớn, không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nơi khác trên thế giới, các dự án đường sắt cao tốc thường vấp phải không ít tranh cãi và khó khăn trước, trong và sau khi thực hiện.
Thượng viện Mỹ chính thức thông qua dự luật cải tổ ngành tài chính sâu rộng nhất kể từ thập niên 1930, Thái Lan tuyên bố trật tự lập lại ở Bangkok và các tỉnh khác, tai nạn máy bay thảm khốc tại Ấn Độ…
Trực thăng chống ngầm NH90 NFH (NATO Frigate Helicopter) do Công ty châu Âu NHIndustries chế tạo được coi là dòng trực thăng hải quân hiện đại nhất của các quốc gia châu Âu.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.