Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Tiền chưa chắc đã cứu được châu Âu”

Hôm qua, phát biểu tại cuộc họp báo được tổ chức tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), chuyên gia kinh tế trưởng đến từ tập đoàn Citigroup – ông Willem Buiter khẳng định rằng, chỉ dựa vào 750 tỷ EUR chưa chắc đã cứu được châu Âu.

Theo quan điểm của vị chuyên gia kinh tế này, bất chấp Liên minh châu Âu EU, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tung ra gói giải cứu thị trường lớn chưa từng có trị giá tới 750 tỷ EUR, nhưng biện pháp này chỉ có thể tạm thời xoa dịu nỗi lo khủng hoảng nợ châu Âu sẽ lan rộng, ảnh hưởng tới tính thanh khoản, khả năng trả nợ công và cuối cùng gây ra khủng hoảng các ngân hàng phá sản.

Ông Willem Buter phân tích, cơ chế ổn định châu Âu (ESM) được thành lập từ khoản tiền 500 tỷ EUR do các quốc gia khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone cung cấp và khoản tiền 250 tỷ EUR do IMF cung cấp sẽ giúp hỗ trợ cho các biện pháp ổn định hệ thống tài chính, bảo đảm khu vực Eurozone tiếp tục tồn tại và phát triển ổn định.

Tuy nhiên, hiện vẫn còn có nhiều biện pháp cần phải thực thi dần dần. Ông kiến nghị, ESM có thể tiếp tục triển khai rộng rãi sang nhiều lĩnh vực hơn và sẽ trở thành cơ chế mang tính vĩnh cữu, một sự viện trợ khác thông qua ESM cần phải bổ sung thêm điều khoản rõ ràng, tin cậy và có tính ràng buộc hơn, đồng thời có thể được chấp hành nghiêm túc hơn.

Theo ông Willem Buter, mặc dù trong khoản tiền 750 tỷ EUR, trước tiên dự định sẽ đáp ứng nhu cầu trả nợ trong 3 năm của Hy Lạp, nhưng Hy Lạp vẫn có thể sẽ khó tránh khỏi điều tồi tệ đó là tái cơ cấu nợ, đó sẽ là cuộc cải tổ nợ công đầu tiên trên thế giới kể từ năm 1948 đến nay. Hơn nữa, cho dù khủng hoảng Hy Lạp được giải quyết, cũng khó bảo đảm cuộc khủng hoảng tương tự sẽ không tái bùng phát tại một quốc gia có nguy cơ cao khác ở châu Âu.

Ông Willem Buter nhấn mạnh thêm, trợ cấp tiền tệ và dịch chuyển tài chính chỉ có thể giúp các nước như Hy Lạp ứng phó tạm thời với khủng hoảng, nhưng nếu họ thật sự muốn thoát khỏi khủng hoảng, thì cần phải tích cực điều chỉnh cơ cấu kinh tế bản thân họ, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt điều khoản bổ sung có tính ràng buộc để nhận được viện trợ.

(Vitinfo)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Căng thẳng liên Triều: Khi nào lật lá bài tẩy?
  • Mỹ: Đức mới là “nguồn gốc” của khủng hoảng nợ châu Âu
  • "Nền kinh tế Mỹ phải đối mặt với nguy cơ giảm phát"
  • Tàu cao tốc, chuyện bên “Tây”
  • Thế giới tuần từ 17-22/5: Bức tranh sáng tối
  • Trực thăng hiện đại nhất châu Âu mạnh tới mức nào?
  • Tham nhũng và tham vọng đồng tiền chung
  • Âm mưu đánh bom ở New York: Vai trò của Taliban Pakistan