![]() |
Thủ tướng Gough Whitlam - Nạn nhân của cuộc "Đảo chính mềm" được Mỹ hậu thuẫn vào năm 1975 |
Vào năm 1975, Thượng viện Australia đã không thông qua nhiều dự thảo, dự luật do chính phủ của Thủ tướng Gough Whitlam đệ trình tạo nên một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhằm gây sức ép buộc Toàn quyền John Kerr phải bãi nhiệm Thủ tướng Whitlam. Dư luận Australia và thế giới gọi đây là cuộc “đảo chính mềm” có sự hậu thuẫn của Mỹ.
Từ giữa tháng 7/1975, sau khi đảng Tự do Australia (LPA), vốn nắm đa số ghế đại biểu tại Thượng viện Australia, tố cáo Công đảng (ALP) cầm quyền của Thủ tướng Gough Whitlam đã bí mật mua bán chiếc ghế đại biểu tại Thượng viện khi Nghị sĩ thuộc ALP Berie Milliner đột ngột qua đời vào ngày 30/6/1975, tình hình chính trị tại Australia trở nên căng thẳng. Nhiều phương tiện thông tin đại chúng không chỉ tại Australia mà cả ở Mỹ ủng hộ việc Malcolm Fraser, Chủ tịch LPA, kêu gọi Thủ tướng Whitlam từ chức.
Mặc cho sức ép từ nhiều phía, Thủ tướng Whitlam vẫn tuyên bố sẽ không từ chức và khẳng định không liên quan về cái gọi là "mua bán ghế đại biểu Thượng viện". Trong khi đó Chính phủ Mỹ “đánh tiếng”: nếu Thủ tướng Whitlam không ra đi, Mỹ sẽ cắt giảm viện trợ kinh tế và quân sự. Tuy nhiên, đến tháng 8/1975 khi mọi áp lực vẫn không mang lại kết quả, Mỹ quyết định ra tay quyết liệt hơn. Thủ tướng Edward Gough Whitlam sinh ngày 11/7/1916 tại khu ngoại ô Kew của thành phố Melbourne. Ông từng tham gia Chiến tranh thế giới lần thứ hai trong Không quân Hoàng gia Australia, sau khi chiến tranh kết thúc ông hành nghề luật sư tại bang New South Wales. Whitlam trở thành đảng viên ALP vào năm 1945 và đến 1950 được bầu làm đại biểu Quốc hội bang New South Wales. Chẳng bao lâu sau, Whitlam trở thành ngôi sao sáng của ALP và thăng tiến rất nhanh trong sự nghiệp chính trị. Năm 1967, Whitlam trở thành Chủ tịch ALP. Là chính trị gia có tư tưởng dân chủ xã hội, Whitlam chủ trương không phân biệt đối xử với thổ dân Aborigene cũng như đối với nhiều sắc dân da màu khác định cư tại Australia. Ông còn khuyến cáo chính phủ của đảng Tự do Australia nên tiến hành cải cách để phát triển kinh tế thay vì phải dựa vào viện trợ kinh tế của Mỹ. Whitlam chủ trương mở rộng bang giao với các quốc gia châu Á, đặc biệt là với Trung Quốc và các quốc gia XHCN Đông Ââu. Năm 1971, trên cương vị Chủ tịch ALP, Whitlam có chuyến công du đầu tiên đến Trung Quốc và sau đó là Liên Xô. Hai chuyến công du đặc biệt này đã bị Mỹ lên án kịch liệt. Tháng 12/1972, sau khi ALP giành thắng lợi sít sao trong kỳ bầu cử Quốc hội, Whitlam trở thành Thủ tướng thứ 21 của Australia.Một cuộc biểu tình phản đối việc bãi chức Thủ tướng Whitlam tại TP Sydney.
Lên nắm quyền, Thủ tướng Whitlam quyết định rút toàn bộ binh lính Australia tham chiến tại Việt Nam về nước, một hành động bị Mỹ lên án là phản bội lại đồng minh. Thủ tướng Whitlam còn quyết định khai thông bang giao với Trung Quốc và tăng cường quan hệ với Liên Xô và các quốc gia XHCN khác. Đầu năm 1975, Thủ tướng Whitlam còn tuyên bố sẽ đóng cửa các căn cứ quân sự của Mỹ trên lãnh thổ Australia trong đó có cả căn cứ tình báo thông tin Pine Gap.
Tháng 6/1975, Nhà Trắng ra thông cáo lên án cách hành xử bài Mỹ của Thủ tướng Whitlam và nói bóng gió rằng, Australia cần phải thay đổi chính thể nếu vẫn muốn là đồng minh thân cận của Mỹ. Nhà Trắng còn công khai ủng hộ việc thành lập một chính phủ mới tại Australia do đảng Tự do lãnh đạo để lập lại trật tự trên chính trường. Nhân vật mà Mỹ ngầm chọn và ủng hộ để thay thế Thủ tướng Whitlam là Chủ tịch đảng Tự do Malcolm Fraser.
Đến tháng 7/1975, Mỹ còn gây sức ép để Anh phải thay đổi toàn quyền tại Australia. Cuối tháng 7/1975, Toàn quyền Paul Hasluck, một người có quan hệ tốt với Thủ tướng Whitlam được thay thế bằng John Kerr, một nhân vật có tư tưởng bảo thủ và nhất là thân Mỹ.
Tháng 8/1975, sau khi gây mọi áp lực mà Thủ tướng Whitlam vẫn không từ chức, đảng Tự do chuyển sang một kế hoạch khác, đó là vận động Thượng viện (với đa số đại biểu thuộc đảng Tự do) kiên quyết không thông qua tất cả những dự thảo, dự luật do chính phủ của Thủ tướng Whitlam đệ trình, trong đó quan trọng nhất là dự luật bổ sung ngân sách quốc gia năm 1975 mà nếu không sớm được thông qua sẽ làm tê liệt hoạt động của nhiều cơ quan chính phủ.
Tình hình này đã gây ra cuộc khủng hoảng chính trị được xem là tồi tệ nhất trong lịch sử Australia từ trước đến nay. Cuộc giằng co kéo dài đến tháng 11/1975 thì trước sức ép của Mỹ, Toàn quyền John Kerr quyết định bãi nhiệm chức vụ Thủ tướng của ông Whitlam và bổ nhiệm Malcolm Fraser làm Thủ tướng tạm quyền vào ngày 11/11/1975.
Quyết định này đã gây chia rẽ dư luận Australia một cách sâu sắc. Nhiều cuộc xuống đường ủng hộ Thủ tướng Whitlam và phản đối quyết định của Toàn quyền Kerr diễn ra khắp các thành phố lớn.
Năm 2005, 3 thập niên sau khi xảy ra cuộc đảo chính "mềm" tại Australia, Cục Lưu trữ quốc gia Mỹ đã cho công bố nhiều hồ sơ liên quan đến việc chính quyền Mỹ vào thời kỳ đó đã hậu thuẫn cho cuộc lật đổ Thủ tướng Whitlam.
Trong đó có báo cáo của Ted Shackley, phụ trách hoạt động của Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) tại Australia, gửi cho William Colby, Giám đốc CIA, cho biết những hành động có tính chất bài Mỹ của Thủ tướng Whitlam sẽ gây nguy hại đến an ninh của nước Mỹ và kiến nghị phải tiến hành lật đổ chính phủ của Thủ tướng Whitlam.
Riêng Tony Blackshield, cựu điệp viên CIA, từng hoạt động lâu năm tại Australia và nhiều quốc gia châu Á, trong cuốn sách có đề tựa “Dismissal 1975” của mình đã tiết lộ rằng, trước khi xảy ra cuộc đảo chính “mềm” tại Australia, đích thân Tổng thống Mỹ Gerald Ford đã nhiều lần điện đàm với Toàn quyền John Kerr về việc tiến hành lật đổ chính phủ của Thủ tướng Whitlam và ủng hộ việc thành lập một chính phủ mới do đảng Tự do lãnh đạo
(Theo Văn Hòa (theo CiCentre) // Báo Công an nhân dân Online)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com