Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
2. Thủ tục Hải quan
Những vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan đối với từng lô hàng:
Trước khi làm thủ tục hải quan ta phải kiểm tra kỹ các vấn đề sau đây (Checklist):
1. Hàng hoá đã được đặt làm ở đâu và bằng vật liệu gì: mô tả hàng hoá đúng chưa, áp thuế đúng chưa, chứng từ và thủ tục làm hải quan đã đầy đủ và đúng chưa?
2. Trị giá hàng hoá : đã biết giá thực tế phải trả chưa hay là giá dự kiến, có giảm giá hay không, có phải chi thêm khoản nào không, hoả hồng, phí hỗ trợ, thuế tài nguyên có phải trả không, nhà cung cấp có quan hệ thế nào với mình, cuối cùng phải kiểm lại việc đã thông báo chưa và báo thế nào về các vấn đề trên cho hải quan sở tại, đã đúng với quy định của luật pháp chưa.
3. Nước xuất xứ/ ký mã hiệu/hạn ngạch. Nước xuất xứ đã đúng chắc chắn chưa, báo hải quan chưa, chứng từ đúng chưa, trên bao bì ghi đũng chưa, đúng quy định của pháp luật chưa, đã đưa ra yêu cầu cho người cung cấp về xuất xứ chưa, kiểm tra lại khi có yêu cầu thay đổi nước xuất xứ và xem người cung cấp làm có đúng không, nếu là hàng may mặc thì có transshipment không, có gian lận không, hàng hoá làm ở đâu và bằng vật liệu gì, có cần hạn ngạch không, có đủ các loai chứng từ để xuất trình chưa kể cả giấy chứng nhận xuất xứ?
4. Quyền sở hữu trí tuệ. đã nắm chắc là hàng hoá, bao bì và vật liệu có sử dụng nhãn mác hợp pháp chưa, nếu sử dụng nhãn mác đăng ký tại Mỹ thì đã được phép sử dụng chưa, có bản quyền tác giả chưa nếu là sản phẩm âm nhạc hay hội hoạ, đã có chứng từ và thông tin cần thiết chưa?
5. Các vấn đề khác : như đã có giấy phép hay chứng nhận của FDA, EPA, DOT, CPSC, FTC, Agriculture v.v...chưa, hàng hoá có thuộc diện chống phá giá, thuế đối kháng của Bộ Thương mại Hoa Kỳ hay không, hàng có thuộc diện hạn ngạch không, có quyền làm thủ tục hải quan không, khai báo thủ tục nhập cảnh đúng chưa?
6. Hàng dệt may : còn phải kiểm tra thêm các vấn đề sau : người cung cấp hàng có thuộc danh sách do Bộ Tài chính Mỹ công bố theo section 333 của Luật vận dụng Vòng đàm phán Uruguay (19 U.S.C. 1592a) về việc vi phạm điều luật này của Mỹ trong việc gian lận chứng từ, bản quyền, nhãn mác, bao bì và transshipment hàng may mặc, có đủ bằng chứng để tin rằng người bán có đủ khả năng làm ra hàng hoá đó không, người bán đã có quan hệ bao giờ chưa, đã dính lứu chưa, có đủ hạn ngạch không, có vấn đề gì nghi vấn về khách hàng này không, xuất xứ hàng hoá có gì nghi vấn không, chứng từ về xuất xứ có hợp lệ chưa?
Đảm bảo các biện pháp an ninh tại nơi sản xuất và trong khi vận chuyển đến nơi giao hàng để không tạo cơ hội cho bọn buôn lậu ma tuý lợi dụng đưa ma tuý vào chuyến hàng của bạn.
Người có quyền làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá
Người làm thủ tục hải quan phải là người của nhà nhập khẩu , chủ hàng, người nhận hàng hay môi giới hải quan. Cán bộ hải quan không được phép làm thay cho nhà nhập khẩu. Nhà nhập khẩu phải làm giấy uỷ nhiệm cho môi giới (gọi là Customs power of attorney) thì mới hợp pháp. Người hay thể nhân nước ngoài có quyền làm giấy uỷ nhiệm cho môi giới hải quan. Chỉ có công dân Mỹ mới có quyền nhận uỷ nhiệm môi giới hải quan tại Mỹ.
Khi hàng hoá được ghi trên vận đơn "giao theo lệnh..", thì vận đơn đường biển (đã được người nhận hàng ký hậu) được coi là bằng chứng về quyền được làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá. Tương tự đối với vận đơn hàng không (airway bill) dùng cho hàng chở máy bay.
Mọi hàng hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ đều phải làm thủ tục hải quan trừ các lô hàng có trị giá dưới 200 USD.
Những lô hàng có trị giá dưới 1250 USD coi là nhỏ và thủ tục hải quan đòi hỏi đơn giản hơn nhiều các lô hàng lớn. Thủ tục không chính thức (informal entry) đơn giản chỉ cần vận đơn, hoá đơn và giấy đóng gói.
Nếu trị giá hàng hoá trên 1250 USD thì phải làm thủ tục hải quan chính thức. Thông thường nhà nhập khẩu Hoa Kỳ sử dụng Môi giới hải quan để làm thủ tục này. Họ có thể khai báo qua hệ thóng ABI ( Automated Broker Interface) rồi Môi giới hải quan làm tiếp các thủ tục còn lại.
Việc gian lận hải quan bị phạt tiền và phạt tù từ 2 đến 20 năm tuỳ theo mức độ tọi nặng hay nhẹ.
Việc kiểm hoá tại Mỹ làm có đối tượng và có trọng điểm nhưng khả năng có thể kiểm hoá bất kể ai, bất kể nước nào và bất kể lúc nào nếu cán bọ hải quan cho là cần thiết.
Thường các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ hay dùng bond để lấy hàng ra ngay trước khi hoàn thành thủ tục hải quan.
+ Khi chuyến hàng đến cửa khẩu Hoa Kỳ, Người Nhập Khẩu (có thể là chủ lô hàng, người mua, hoặc đại lý uỷ quyền) sẽ phài điền vào tờ khai hải quan. Hàng hoá nhập khẩu được coi là hợp pháp sau khi được đưa vào trong pham vi cảng cửa khẩu, được hải quan kiểm tra và thanh khoản, và sau khi nộp đủ thuế nhập khẩu.
+ Ngoài thủ tục với Hải quan, Người Nhập khẩu còn phải làm thủ tục với các cơ quan khác tuỳ theo từng loai hàng hoá. Ví dụ, các mặt hàng chịu sự kiểm soát của cơ quan Quản Lý Thực Phẩm và Thuốc Bênh (FDA), cần phải liên hệ với đại diện FDA gần nhất; hoác các mặt hàng như rượu, thuốc lá, vũ khí, sản phẩm động vật hoang dã (lông, da, ..), ô tô, và các hàng hoá do các Cơ quan chuyên ngành Liên Bang quản lý.
+ Hàng tiêu dùng nhập vào kho tại cảng đến, hoặc chuyển tải ngoại quan tới cửa khẩu khác thì thủ tục Hải quan sẽ được làm tại cảng đến cuối cùng này.
+ Hàng đưa vào các khu ngoại quan (Foreign Trade Zone) không làm thủ tục hải quan thông thường mà theo quy định riêng.
Thủ tục hải quan bắt đầu băng việc điền vào hai loai tờ khai:
+ Tờ khai hàng hoá
+ Tờ khai để tính thuế và thống kê
Người nhập khẩu ở Hoa Kỳ còn có thể điền 2 tờ khai trên có thể làm qua internet, qua Automated Broker interface (ABi) thuộc chương trình Automated Commercial Systems.
Các chứng từ phải xuất trình khi làm thủ tục Hải quan
Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày hàng đến cảng Hoa Kỳ, phải xuất trình các chứng từ sau cho Hải quan:
+ Manifest nhập khẩu (Entry Maniest): Customs Form 7533, hoặc đơn xin rút hàng ngay (Application and Special Permit for immediate Delivery (Custom Form 3461), hoặc các form khác theo yêu cầu của Hải quan.
+ Bằng chứng về quyền nhập cảnh hàng hoá
+ Hoá đơn thương mại hoặc Pro-forma invoice.
+ Packing lists
+ Các chứng từ khác để xác định nguồn gốc hàng hoá
Bản tóm tắt hàng hoá
Sau khi nộp các tờ khai và các tài liệu giao hàng để làm thủ tục nhập khẩu, lô hàng có thể phải làm kiểm hoá hoặc được miễn làm kiểm hoá, sau đó được nhận hàng nếu không có vi phạm pháp luật hay vi phạm các quy định khác về hàng nhập khẩu. Bản tóm tắt về hàng hoá sẽ ước tính mức thuế nhập khẩu phải nộp trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất thủ tục tại Hải quan cửa khẩu.
Thủ tục nhận hàng ngay lập tức
Thủ tục này dùng "Đơn Xin Phép Nhận Hàng Ngay"(Form 3461) lập trước khi hàng tới cảng. Nếu đơn được chấp nhận, hàng sẽ được nhận ngay sau khi đến cảng và một Bản tóm tắt hàng hoá được lập để ước tính thuế.
Các loai hàng hoá sau có thể làm đơn xin nhận hàng ngay:
+ Hàng đến từ Canada hoặc Mehicô, nếu được Hải quan chấp nhận.
+ Rau quả tươi từ Canada hoặc Mehicô chuyển tải từ vùng biên giới đến kho người nhập khẩu trong phạm vi cảng.
+ Hàng của cơ quan chính phủ Hoa Kỳ.
+ Hàng dự hội chợ
+ Hàng thuộc hạn nghạch giảm thuế (Tariff-rate quota), và trong một số trường hợp, hàng thuộc hạn ngạch tuyệt đối (absolute quota).
+ Trong một số trường hợp hạn chế, hàng chở từ kho đến kho và phải đưa ra tiêu thụ trong vòng 10 ngày làm việc (working day).
+ Các mặt hàng có giấy phép đặc biệt của Hải Quan trung ương cho phép giao hàng ngay.
Hàng đưa vào kho ngoại quan:
Nếu người nhập khẩu muốn hoãn nhận hàng, có thể nhập vào kho ngoại quan trong thời hạn đến 5 năm kể từ ngày nhập kho, và trả phí lưu kho. Bất cứ lúc nào trong thời gian này hàng có thể được tái xuất mà không phải nộp thuế, hoặc có thể được đưa ra tiêu thụ sau khi đã nộp đủ thuế. Nếu hàng bị tiêu huỷ dưới sự giám sát của hải quan, sẽ không phải nộp thuế.
Trong khi gửi tại kho ngoại quan, hàng hoá có thể được sửa chữa, làm sạch, tuyển chọn lại, đóng gói lại hoặc tái chế thay đổi điều kiện ban đầu, nhưng chưa đến mức sản xuất lại, với mục đích để tái xuất (không phải nộp thuế nhập khẩu) hoặc đưa ra tiêu dùng (sau khi nộp thuế NK theo tình trạng đã tái chế). Các hàng hoá độc hại, thuốc nổ, hàng cấm nhập sẽ không được gửi kho ngoại quan. Xem thêm Khoản 311 Tariff Act (19 U.S.C. 1311).
Hàng không hoàn tất thủ tục (hàng bị tạm giữ)
Nếu hàng không thể hoàn tất thủ tục hải quan tại cửa khẩu hoặc tại cảng đến, trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày đến, hàng sẽ được đưa vào kho tạm gữi của hải quan, với chi phí và rủi ro của người nhập khẩu. Nếu hàng hoá không hoàn tất thủ tục trong vòng 6 tháng có thể bị đưa ra bán đấu giá thanh lý. Hàng độc hại, hàng kém phẩm chất, chất nổ, có thể bị bán thanh lý sớm hơn.
Chi phí lưu kho, chi phí bán, thuế nhập khẩu, thuế doanh thu khi bán và các thuế và chi phí khác sẽ được trừ trong số tiền bán hàng. Số tiền còn thừa sau khi trừ các khoản sẽ được trả cho người đứng tên trên vận đơn, nếu người này xác nhận trong vòng 10 ngày sau khi bán. Người vận chuyển (không phải cảng), sẽ phải thông báo với chủ hàng về lô hàng bị tạm giữ.
Thủ tục nhập khẩu hàng bưu điện:
Hàng gửi bưu điện thủ tục nhập khẩu thuận lơi hơn hàng gửi đường biển và hàng không:
+ Thủ tục hải quan dễ dàng, thuận tiện, không cần trực tiếp làm thủ tục hải quan nếu hàng trị giá thấp hơn 2000USD.
+ Thuế nhập khẩu của các kiện hàng trị giá 2000 USD hoặc thấp hơn do người của bưu điện thu hộ.
+ Các kiện hàng nhỏ, trị giá thấp gửi qua bưu điện có thể ít chi phí hơn.
+ Không phải làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá miễn thuế (duty-free) trị giá dưới 2000USD.
Các quy định liên ngành Hải quan, bưu điện quy định rằng các kiện hàng phải có tờ khai hải quan dán bên ngoài kiện hàng và mô tả chính xác nội dung hàng hoá bên trong. Hàng hoá thương mại phải gửi kèm hoá đơn thương mại dán kèm tờ khai hàng hoá và ghi "gửi kèm hoá đơn" (invoice enclosed).
Các kiện hàng là thư, tài liệu, hàng mẫu phải dán tờ khai mẫu C1, hoặc ghi: "có thể được mở để hải quan kiểm tra trước khi giao hàng" để các nhân viên hải quan có thể mở kiểm tra mà không cần báo cho người nhận. Nhân viên hải quan sẽ làm thủ tục nhập khẩu đối với các bưư kiện trị giá dưới 2000USD, và người đưa thư sẽ giao hàng cho người nhận sau khi thu tiền thuế. Nếu trị giá hàng lớn hơn 2000USD người nhận sẽ được báo đến làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu hải quan gần nhất. Ngoài phí bưu điện theo quy định quốc tế, người nhận phải trả phí hải quan 5USD cho mỗi kiện hàng do nhân viên hải quan làm thủ tục khai thuế.
Ghi chú: một số ngoại lệ về giới hạn trị giá bưu kiển đến 250 USD đối với các mặt hàng sau:
+ Billfolds & other flat goods
+ Lông gia cầm và các sản phẩm từ lông gia cầm
+ Hoa
+ Giầy dép
+ Lông thú, và các sản phẩm lông thú
+ Găng tay
+ Túi sách tay
+ các loai mũ đội đầu
+ Da và các sản phẩm da
+ Va ly Hành lý
+ Đồ trang phục phụ nữ
+ Gối đệm
+ Đồ nhựa, và các sản phẩm nhựa
+ Da thú sống và da thuộc
+ Các sản phẩm cao su
+ Các mặt hàng dệt và sợi
+ Đồ chơi, trò chơi, dụng cụ thể thao
Đồ trang sức(nói cách khác, hầu hết hàng các mặt hàng thương mại có giới hạng giá trị bưu kiện 250 USD)
Kiểm hoá Hải quan
Việc kiểm hoá của Hải quan nhằm mục đích:
+ xác định trị giá tính thuế nhập khẩu
+ xác định xem hàng có phải ghi tên nước xuất xứ không, hoặc có phải ghi các ký hiệu, nhãn hiệu đặc biệt không, và đã phù hợp chưa.
+ Hàng có thuộc danh mục cấm nhập không
+ Hàng có được lập hoá đơn đúng không
+ Hàng có giao thừa hoặc thiếu so với hoá đơn không.
+ Hàng có dấu chất ma tuý không.
Một số loai hàng hoá bắt buộc phải kiểm hoá xem có phù hợp với các quy định đặc biệt theo luật phấp không, ví dụ: thực phẩm, đồ uống phải phù hợp quy định của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược Phẩm (FDA). Việc kiểm tra ma tuý đòi hỏi những biện pháp đặc biệt và có thể phải kiểm hoá cả bên trong và vỏ ngoài kiện hàng, container.
Hàng dệt may được coi là nhóm hàng nhạy cảm (sensitive-trade) và có thể bị kiểm hoá chặt chẽ hơn các mặt hàng khác.
Hàng giao thừa hoặc thiếu:
Để thuận tiện trong viêc kiểm hoá hàng, tránh bỏ sót thuế đối với hàng giao thừa và tránh đánh thuế đối với hàng giao thiếu, hàng hoá cần được đóng gói và ký mã hiệu theo thứ tự kiện hàng phù hợp. Mã số kiện hàng phải được liệt kê trong hoá đơn và Packing list theo thứ tự ghi trên các kiện hàng.
Nếu Hải quan phát hiện thấy có mục hàng cố tình hay vô ý không liệt kê trong kiện hàng do bất kỳ lỗi của ai (người bán, người mua, người vận chuyển, hoặc đại lý) thì có thể bị phạt tiền, hoặc mục hàng đó có thử bị giữ lại hay tich thu. (Điều 19 U.S.C.1592).
Nếu phát hiện thấy hàng giao thiếu so với hoá đơn, Hải quan có thể xác nhận để không tính thuế số lượng/trọng lượng giao thiếu trong kiện hàng được chỉ định kiểm hoá, và việc trừ thuế có thể áp dụng cho toàn bộ lô hàng nếu người nhập khẩu thông báo với cảng để xác định trước khi thanh khoản lô hàng.
Hàng hư hỏng tổn thất:
Nếu Hải quan kiểm hoá thấy hàng hoàn toàn không còn giá trị thương mại khi đến cảng Hoa Kỳ do bị hư hỏng hay tổn thất thì lô hàng đó được coi là "không phải hàng nhập khẩu (nonimportation) và sẽ không bị đánh thuế. Nếu hàng chỉ bị hỏng hay tổn thất một phần thì chỉ được trừ thuế phẩn hỏng đó với điều kiện người nhập khẩu phải tách riêng được phần hỏng/tổn thất ra khỏi phần còn tốt, dưới sự giám sát của Hải quan. Nếu lô hàng là rau quả hoặc các hàng dễ bị thối rữa khác, chỉ có thể trừ thuế nếu trong vòng 96 giờ kể từ khi dỡ hàng và trước khi rời cầu cảng, người nhập khẩu phải làm đơn gửi cho Hải quan xin trừ thuế nhập khẩu. Không thể xin miễn trừ thuế đối với hàng một phần bị han gỉ hoặc mất màu.
Bao bì:
Thuế nhập khẩu được tính theo trọng lượng tịnh (net). Được phép trừ thuế đối với trọng lượng bao bì (tare). Một số mặt hàng, có thể được tính theo trọng lượng bì tiêu chuẩn theo các biểu quy định của Hải quan.
Việc bao bì đóng gói sao cho phù hợp vận chuyển cần liên hệ với các đại lý vận tải hoặc các hãng vận chuyển đường bộ, đường biển hay đường hàng không và bao bi hàng hoá để tiêu dùng sẽ có những quy đính ở phần khác. Phần này chỉ liên quan đến bao bì sao cho thuận lợi trong kiểm hoá hải quan.
Để thuận tiện cho việc kiểm hoá và nhanh chóng hoàn tất thủ tục hải quan cần lưu ý:
+ Lập hoá đơn hàng hoá theo thứ tự hệ thống hoá.
+ Ghi rõ ràng số lượng của từng mục hàng trong từng hộp, thùng, kiện, hoặc trong bao bì đóng gói theo cách nào đó.
+ Ghi ký mã hiệu và đánh số trên từng kiện
+ Ghi các ký mã hiệu hoặc số kiện trên hoá đơn theo từng mục hàng có trong kiện.
Nếu chỉ có một loai hàng trong kiện, hoặc các kiện có cùng loai hàng, cùng số lượng và trị giá như nhau, việc kiểm hoá hải quan sẽ đơn giản hơn nhiều. Nếu đóng gói nhiều thứ hàng có nội dung và trị giá khác nhau trong cùng một kiện hàng, khả năng nhầm lẫn sẽ nhiều hơn và nếu việc đánh số không theo hệ thóng, thì có thể hải quan buộc phải yêu cầu mở kiểm hoá toàn bô kiện hàng hoặc toàn bộ lô hàng. Vì vậy cần đóng gói và ký mã hiệu hàng hoá một cách rõ ràng và theo hệ thống.
Cần lưu ý là, nếu có nghi ngờ kiện hàng giấu ma tuý hoặc các mặt hàng phải giám định đặc biệt (thực phẩm, rau, quả, v.v. việc kiểm hoá có thể mất thời gian hơn và tốn kém hơn các mặt hàng thông thường khác. Việc hợp tác tích cực với hải quan trong thời gian kiểm hoá sẽ giúp cho công việc của hải quan nhanh chóng hơn và do đó việc giải phóng hàng sẽ nhanh hơn.
Ký mã hiệu
+ Ghi tên nước xuất xứ
Luật về hải quan của Hoa Kỳ quy địnhtừng mặt hàngnhập khẩu phải được ghi tại một nơi nhất định, rõ ràng và không phai mờ, theo bản chất của hàng hoá cho phép, tên bằng tiếng Anh nước xuất xứ nơi sản phẩm đó được chế tạo ra.
+ Ký mã hiệu hàng hoá
Nếu hàng hoá không được ghi mẫ hiệu phù hợp tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu, người nhập khẩu phải nộp một khoản thuế ký mã hiệu (marking duty) bằng 10% trị giá .hải quan của mặt hàng đó, trừ khi lô hàng đó được tái xuất, tiêu huỷ, hoặc được ghi mẫ hiệu lại dưới sự giám sát của hải quan, trước khi lô hàng bị thanh lý.
+ Các yêu cầu đặc biệt về ký mã hiệu:
Một số mặt hàng được ký mã hiệu xuất sứ đặc biệt: như các ống thép, gang và phụ kiện đường ống, các phụ kiện và bình chứa khí nén, bằng các cách sau: đột dập ký mã hiệu, đúc khuôn chữ mã hiệu, khắc hoặc chạm bằng acid, điện phân.
Các mặt hàng sau phải ghi rõ nước xuất sứ bằng cách đúc, dập, khách, hoặc bằng miếng kim loai nhỏ hàn, vặn vít hoặc tán đinh: dao, kéo, kìm, dao cạo râu, dụng cụ mổ, dụng cụ phòng thí nghiệm và nghiên cứu khoa học, và các thùng chứa chân không. Các chi tiết linh kiện đồng hồ, v.v.
Không cho phép hàng hoá ghi mã hiệu hàng một cách cố ý tạo cảm giác nhầm lẫn là hàng được sản xuất tại Mỹ, hoặc ở bất kỳ nước ngoài hoặc địa phương nào ngoài nước hoặc địa phương thực sự sản xuất hàng, được nhập khẩu vào bất kỳ cửa khẩu nào ở Hoa Kỳ.
Trong nhiều trường hợp, các chữ: "United States", hoặc chữ cái "U.S.A.", hoặc tên bất kỳ thành phố, địa điểm nào ở Hoa Kỳ ghi trên hàng hoặc trên bao bì của mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài, được coi là cố ý tạo nhầm lẫn là hàng sản xuất tại Hoa Kỳ, trừ khi có ghi kèm một cách rõ ràng tên nước xuất sứ của mặt hàng đó. Hàng hoá bị phát hiện như nêu trên sẽ bị thu giữ tại hải quan, và nếu không giao nộp ngay (nếu hàng đã nhận) có thể bị thanh lý Hải quan.
Cấm nhập khẩu các hàng ghi mã hiệu, nhãn hiệu có nơi nhận giả, hoặc mô tả gia mạo, kể cả việc dùng những chữ hoặc biểu tượng nhằm giả mạo việc mô tả hàng hoá. Việc bóc, tháo, che phủ hoặc thay đổi các ký hiệu tên nước xuất sứ sau khi ra nhận hàng sẽ bị xử phạt theo luật hình sự.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com