Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

3. Tính thuế hàng hoá nhập khẩu (2)

  Hoàn thuế

Tức là hoàn lại 99% của tất cả các thuế hải quan thông thường và thuế thu nhập đối với các hàng hoá của Hoa Kỳ để khuyến khích hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ có thể cạnh tranh ở thị trường nước ngoài.

Có 2 loai hoàn thuế:

+ Hoàn thuế trực tiếp: hoàn lại thuế đã trả cho hàng nhập khẩu (vật liệu, phụ kiện...) vào Hoa Kỳ để sử dụng một phần hoặc toàn bộ trong việc sản xuất ra hàng xuất khẩu. Hàng nhập khẩu phải được dùng trong qua trình sản xuất mặt hàng xuất khẩu trong vòng 5 năm kể từ ngày nhập khẩu vào Hoa Kỳ.   

+ Hoàn thuế trả cho các hàng nhập khẩu khi xuất khẩu các mặt hàng được sản xuất có các vật tư, phụ kiện gồm cả nhập khẩu và hàng trong nước cùng loai và cùng chất lượng (tức là hàng có thể thay thế cho mặt hàng định nhập), mà không phân biệt là trong sản phẩm xuất khẩu có thành phần hàng nhập khẩu hay không. Hàng nhập khẩu và nguồn hàng thay thế trong nước phải được đưa vào quy trình sản xuất trong vòng 3 năm kể từ ngày nhập hàng, và sản phẩm làm ra phải được xuất khẩu trong vòng 5 năm kể từ ngày nhập khẩu nguyên liệu đó.

Vii. Hệ Thống Ưu đãi Thuế quan phổ cập (Generalized System of Preferences-GSP):

GSP là 1 chương trình miễn thuế nhập khẩu (free rates of duty) cho một số mặt hàng nhất định từ các nước đang phát triển, gồm các nước độc lập và các nước và lãnh thổ lệ thuộc, nhằm giúp các nước này phát triển kinh tế qua xuất khẩu. Chương trình này được bắt đầu từ Trade Act 1974, sưa đổi, của Mỹ, có hiệu lực từ 1/1/1976 đã gia hạn vài lần, lần cuối gia hạn hiệu lực đến 30/6/1999. Việc gia hạn lại sẽ được Tổng Thống ký và công bố sau khi được Quốc hôi Mỹ thông qua. Chương trình GSP do USTR điều hành, và Hải quan Hoa kỳ thực hiện xác định mặt hàng được hưởng GSP.

Các danh mục được hưởng GSP:  khoảng 4284 mặt hàng khác nhau theo mã thuế HTS của Mỹ được hưởng GSP. Các danh mục này được ký hiệu “A” hoặc “A*” trong cột “Special” thuộc cột 1 của biểu thuế. Hàng hoá có các ký hiệu này được phép NK miễn thuế vào Hoa Kỳ nếu được nhập trực tiếp từ các nước và lãnh thổ được hưởng GSP.Danh mục các nước được hưởng GSP và danh mục các mặt hàng được hưởng GSP có thể thay đổi trong thời gian hiệu lực của chương trình này.

Theo Luật Thương Mại (Trade Act), nhiều mặt hàng: phần lớn thuộc giày dép, dệt-may, đồng hồ, một số hàng điện tử, một số sản phẩm kính, thép thường không được hưởng GSP.

Khoảng 140 nước và lãnh thổ đang phát triển được hưởng GSP (Beneficiary Developing countries- BDC) và có thể bị loai khỏi danh sách bất cứ lúc nào qua xem xét quan hệ thương mại của nước đó với Hoa Kỳ. Một số mặt hàng  từ các nước này có thể bị loai ra khỏi danh mục, nếu:

+ Mức độ nhập khẩu của mặt hàng đó vượt quá một trị giá USD nhất định.

+ Nước đó cung cấp từ 50% trở lên trong tổng nhập khẩu vào Hoa Kỳ.

Các chuyến hàng thương mại cần lập tờ khai hàng GSP, trong đó ghi rõ nước xuất xứ được hưởng GSP và mặt hàng đó có ký hiệu "A" trong biểu thuế nhập khẩu. Mặt hàng được hưởng GSP phải đáp ứng điều kiện:

+ Sản xuất tại nước được hưởng GSP: (1) hàng đó hoàn toàn được nuôi, trồng, sản xuất, chế tạo ở nước được hưởng GSP, hoặc (2) về cơ bản được chuyển hoá thành một mặt hàng mới khác tại nược được hưởng GSP.

+ Hàng phải được nhập khẩu trực tiếp từ nước được hưởng GSP vào lãnh thổ hải quan của Hoa Kỳ.

+ Chi phí hoặc giá trị vật liệu sản xuất tại nước được hưởng GSP và/hoặc chi phí trực tiếp gia công hàng tại nước đó (gồm cả lao động trực tiếp, nhuộm, đúc, dụng cụ, chiết khẩu máy móc, R&D, giám định, thử nghiệm,v.v.) phải chiếm ít nhất 35% trị giá hàng. Các chi phí kinh doanh, chi phí quản lý, lương lao động gián tiếp, lợi nhận, chi phí thương mại chung, như bảo hiểm, quảng cáo, lương người bán hàng,v.v. không được coi là chi phí trực tiếp gia công sản phẩm.

Các quy định về thủ tục nhập khẩu hàng GSP có trong Customs Regulations, Section 10.171 - 10.178. Các thông tin về mặt hàng, nước, việc bổ sung, huỷ bỏ danh mục GSP hỏi cơ quan Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ (USTR).

  Tính thuế hàng lẫn loại

Nếu trong kiện hàng có nhiều mặt hàng có các mức thuế khác nhau đóng chung một kiện hoặc để lẫn lộn làm cho nhân viên hải quan khó xác định số lượng và trị giá của từng loai, thì có thể hải quan sẽ tính thuế đổ đồng theo mặt hàng có mức thuế cao nhất trọng lô/kiện hàng đó, trừ khi người nhận hàng hoặc đại lý của họ tách được các mặt hàng theo từng loai. Việc tách hàng phải do người nhận hàng làm trong vòng 30 ngày kể từ ngày hàng đến hoặc ngày thông báo của cảng và chịu mọi chi phí.

Tuy nhiên sẽ không bị áp mức thuế cao nhất cho lô hàng lẫn loai nếu người nhận hàng chứng minh được là:

- Phần hàng đó không có giá trị thương mại lắm và chi phí tách hàng sẽ qúa cao, hoặc không thể tách hàng trước khi đưa vào gia công chế tạo.

Việc giao lẫn loai không phải là cố ý trốn thuế.

Khiếu nại thuế

Người nhập khẩu có thể không đồng ý với mức áp thuế của Hải quan. Trong trường hợp này người nhập khẩu có thể làm đơn khiếu nại (Custom form 19) và yêu cầu hải quan xem xét lại mức thuế trong vòng 90 ngày sau ngày thanh khoản. Nếu Hải quan từ chối xem xét lại, có thể khiếu nại lên chính phủ giải quyết.

  Trách nhiệm nộp thuế

Thuế nhập khẩu không cho phép được trả trước từ nước ngoài, kể cả trương hợp gửi quà tặng qua bưu  điện.

Thông thường, trách nhiệm nộp thuế nhập khẩu được xác định khi làm các thủ tục nhập khẩu với hải quan. Người hoặc công ty đứng tên làm thủ tục nhập khẩu sẽ có trách nhiện nộp thuế. Khi hàng nhập vào kho hải quan, trách nhiệm nộp thuế có thể chuyển nhượng cho bất cứ người nào mua và muốn đứng tên nhận số hàng hoá đó.

Khi thuê một  đại lý làm thủ tục hải quan, người nhập khẩu vẫn có trách nhiện nộp thuế và trả mọi chi phí hải quan liên quan, nếu chi phí chưa đươc đại lý trả cho hải quan.

Lệ phí Hải quan:

Hiện tại phí làm thủ tục xuất nhập khẩu hải quan:

+ Thủ tục chính thức (thông thường với trị giá hàng trên 1.250 USD) có mức tối thiểu 21USD và tối đa 400USD mỗi lô hàng, với tỷ lệ tăng 0.19% treo trị giá hàng.

Thủ tục không chính thức (informal- có trị giá lô hàng nhỏ hơn 1250USD), có mức phí từ 2 - 8 USD, tuỳ theo công sức làm thủ tục và kiểm hoá của nhân viên Hải quan.

  Tính thuế hàng lẫn loại

Trách nhiệm bảo chứng (bond) đối với các mặt hàng trên chỉ hết khi hàng được tiêu huỷ dưới sự giám sát của hải quan, nếu không tái xuất, trong thời hạn bảo chứng (bond) ban đầu. Tuy nhiên, trường hợp theo mục (6) việc tiêu huỷ không cần sự giám sát của hải quan, nếu hàng bị tiêu huỷ trong quá trình thử nghiệm trong thời hạn bond, hoặc trong bất cứ thời hạn kéo dài hợp pháp nào.
 

Thẻ  tạm nhập khẩu miễn thuế đối với một vài loai mặt hàng

Là một chứng chỉ quốc tế dùng tạm nhập khẩu miễn thuế đối với một vài loai mặt hàng. Thẻ ATA có tác dụng đảm bảo trả thuế nhập khẩu trong trường hợp mặt hàng tạm nhập đó không được tái xuất sau thời hạn quy định. Các mặt hàng áp dụng hạn ngạch sẽ tuân theo các quy định của hạn ngạch; ví dụ hàng dệt may phải có visa hạn ngạch. Thẻ ATA thường có hạn trong 1 năm, và được sử dụng nhiều lần trong 1 năm đó. Hiện nay Hoa Kỳ cấp thẻ ATA tạm nhập các mặt hàng thiết bị chuyên dụng, hàng mẫu thương mại, và vật tư quảng cáo. Các hiệp hội địa phương (local carnet asociation) thành viên của Phòng TM QT  iCC ở Paris, là người cấp thẻ này cho các hội viên sống tại các địa phương đó. Các hiệp hội này đứng ra bảo lãnh nộp thuế cho hải quan nếu hàng tạm nhập không được tái xuất đungs hạn. Tại Mỹ, US Council thuộc iCC (trụ sở 1212 Ave. of the Americas, New York) được Hải quan Mỹ chỉ định là cơ quan cấp và bảo lãnh thẻ ATA.  Việt Nam chưa gia nhập hệ thông thẻ ATA quốc tế này.