Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phần 4: Đi du lịch tại Mỹ

  1. Hộ chiếu

 Công dân Việt Nam được cấp 3 loai hộ chiếu khác nhau tuỳ theo công việc và chức vụ. Hộ chiếu ngoại giao cấp cho các nhà ngoại giao và cán bộ cao cấp. Hộ chiếu công vụ cấp cho người đi công tác theo công vụ. Hộ chiếu phổ thông cấp cho các công dân không thuộc hai dạng trên.

Vào Hoa Kỳ các loai hộ chiếu trên đều có giá trị ngang nhau và không có ưu ái gì dành cho loai nào cả.


2. Visa

 Việc đầu tiên phải tiếp cận là vấn đề xin visa vào Hoa Kỳ. Bạn sẽ được cấpVisa nhiều lần trong vòng một năm một và được ra vào Hoa Kỳ nhiều lần tuỳ theo công việc của mình. Để xin được visa ta phải có giấy mời của đối tác làm việc (nếu bạn đi thăm cty Mỹ) hoặc giấy mời tham gia hội chợ triển lãm. Hiện nay có thể lấy visa tại toà Đại sứ Mỹ tại Hà Nội và Lãnh sự quán tại tp. Hồ Chí Minh.

Thủ tục visa xem : website : www.State.gov  vào mục visas.

 Theo luật Di trú Hoa Kỳ các loai thị thực (visa) nhập cảnh cấp cho người nước ngoài vào Hoa Kỳ có hai dạng : cư trú (permanent resident visa) và không cư trú (non-immigrant visa).

Tuỳ theo công việc đến Mỹ mà các loai visa không cư trú khác nhau được cấp cho từng đối tượng như sau:

A1 – cấp cho các nhà ngoại giao, các cán bộ của các đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế đến làm việc tại Mỹ.

B1 – cấp cho các người đến công tác tạm thời như dự hội nghị, hội thảo, đàm phán thăm dò thị trường, và các mục tiêu công việc ngắn hạn khác

B2 – cấp cho khách du lịch

E1 & E2 – cấp cho các người đến làm công tác thúc đẩy các hiệp định về đầu tư và thương mại

F1 – cấp cho sinh viên đại học

J1 – cấp cho các sinh viên thuộc diện trao đổi văn hoá được USIA thông qua

H-1A – cấp cho y tá đến làm việc ngắn hạn

H-1B – cấp cho người đến làm việc tại Mỹ có chức vụ đặc biệt, có thể cho phép ở Mỹ tới 6 năm.

H-2 – cấp cho công nhân lành nghề, không qua 1 năm và phải chứng minh không có người thay thế ở Mỹ.

H-3 – cấp cho công nhân học nghề

K – cấp cho con râu con rể của người Mỹ

L1 – cấp cho các quan chức của các cty nước ngoài tại Mỹ

O – cấp cho các nhà khoa học

P – cấp cho các nhà ngệ thuật đến biểu diễn tại Mỹ

Q – cấp cho các người đến trao đổi văn hoá

R – cấp cho các nhà hoạt động tôn giáo

Visa cư trú lâu dài có thể cấp cho các đối tượng sau:

-  Công nhân có khả năng và sở trường đặc biệt về nghệ thuất khoa học kỹ thuật kinh doanh v.v. đến làm việc cho các cty siêu quốc gia lớn có nhiều vốn đầu tư vào Mỹ.

-   Những người có khả năng chuyên nghiệp và trình độ học vấn cao đặc biệt trong khoa học, nghệ thuật và kinh doanh.

-   Công nhân lành nghề có trình độ đại học.

-   Công nhân  bình thường.

Nhìn chung loai visa này cấp cho ai có tiền đầu tư nhiều tai Mỹ (từ nửa triệu USD trở lên) hoặc có quan hệ gia đình với người Mỹ.

Để vào Mỹ được nhiều lần cần xin visa nhiều lần. Mỹ thường cấp visa nhiều lần trong một năm.

Nếu xin visa một lần (single) chỉ vào một lần là hết giá trị. Thời gian ở đây không có ý nghĩa gì cả.


3. Quy chế về ngoại hối của Mỹ

 Nhìn chung các nước đều có quy chế về di chuyển tiền tệ và tài sản.

Mỹ không hạn chế số lượng tiền, vốn hay tài sản di chuyển qua biên giới. Các loai phương tiện thanh toán và công cụ tiền tệ khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ với mục đích tiền tệ không thuộc đối tượng nộp thuế và không phải làm thủ tục thanh quản chính thức.

Nếu mang vào hay mang ra khỏi Mỹ dưới 10.000 USD thì không phải khai báo còn nếu trên số này thì phải khai boá cho Hải quan Mỹ theo Form 4790.

Nhìn chung mọi giao dịch về tiền tệ tại Mỹ trên 10.000 USD đều phải khai Form với các cơ quan tài chính.

Các phương tiện được coi là tiền bao gồm cả tiền Mỹ và ngoại tệ dưới dạng tiền mặt, séc, lệnh trả tiền (money order), và công cụ/phương tiện tiền tệ khác. Những loai séc, lệnh trả tiền đích danh có hạn chế chuyển nhượng hay không chuyển nhượng không được coi là công cụ tiền tệ.

Những vấn đề liên quan đến chuyển tiền có thể hỏi Cơ quan Hải quan Hoa Kỳ ở Washington DC 20229, ĐT 202 964 5607.


4. Chuẩn bị cho chuyến công tác
 

Có nhiều việc và nhiều khía cạnh phải chuẩn bị là :

Chuyên môn :

Mặt hàng:

-  Cần liệt kê tất cá các loai hàng hoá cần tìm thị trường hay khách hàng và có tìm hiểu kỹ về các mặt liên quan đến mặt hàng đó.

-  Vạch rõ mục tiêu cho tong mặt hàng, điều kiện buôn bán và các vấn đề liên quan đến buôn bán.

-  Tính khả năng ngắn và dài hạn cung ứng mặt hàng, tính toán nhiều phương án khác nhau để cho khách hàng lựa chọn.

-  Nắm vững các chính sách của Chính phủ theo tong mặt hàng cụ thể như hạn ngạch, giấy phép v.v..

-  Nắm các điều kiện buôn bán quốc tế, các chi phí phát sinh trong và ngoài hợp đồng.

Về khách hàng:

-  Cần tìm được một số đối tác cơ bản trước khi sang và hẹn lịch làm việc cụ thể ngày giờ.

-  Dự kiến một số khách ngoài kế hoạch ở một vài nơi khác.

-  Kế hoạch thăm quan và làm việc cụ thể phải phối hợp trước một cách hài hoà và càng chuẩn xác càng tốt.

-  Đặt trước khách sạn hay nơi cư trú khác và vé máy bay trước có OK ngày tháng khớp với lịch làm việc và thăm quan. 

Vé máy bay hiện nay có rất nhiều hãng cạnh tranh bán vé với giá rất khác nhau từ 700-1500 USD/hai chiều từ Việt Nam đến Hoa Kỳ và ngược lại. Các hãng hàng không : Việt Nam, Cathay, Hàn Quốc, Trung Hoa (Taiwan), Thái, Singapore, ANA (Nhật Bản), Aeroflot (Nga), Malaixia. Đối với khách đi từ Việt Nam đến Mỹ không được hưởng những vé giảm giá như khách đi từ Mỹ vào Việt Nam. Vé thường phải trả gấp đôi vé giảm giá. Thông thường vé rất khó chuyển đổi về hãng lẫn về thời gian nên cần phải lập kế hoạch sát với lịch bay.

Khách sạn: giá khách sạn tại Mỹ rất khác nhau từ 30-300 USD/đêm tuỳ thành phố và loai khách sạn. Motel, Dayinn là loai rẻ tiền (30-100 USD) và khách sạn có sao phải từ 150-300 USD. Từ 1998 khách sạn bị đánh thuế từ 10-15% tiền phòng phải trả càng làm tăng giá lên mạnh. Nên đặt trước khách sạn để tránh mắc giá và nhờ đối tác của mình đặt hộ là tốt nhất, nói rõ nhu cầu của mình cho họ trước và không có gì đáng ngại là muốn ở nơi bình dân thuận tiện cho công việc.

Ngôn ngữvà văn hoá: Tại Hoa Kỳ hầu hết chỉ dùng tiếng Anh, ngoài ra có một số ít dùng tiếng Tây Ban Nha. Tuy nhiên tại đây có đủ các dân tộc trên thế giới họ vẫn hay thích dùng tiếng của mình để giao dịch.

Văn hoá cũng rất hợp chủng, đủ các dân tộc trên thế giới, nhưng người Mỹ có cách giao tiếp thống nhất với nhau là thực dụng và chỉ quan tâm đến kết quả công việc ít để ý đến các lễ nghi như người Châu á. ít khi họ đi đón khách nhiệt tình như ta hay lễ tân của họ theo kiểu dáng công nghiệp (tự phục vụ) hơn là phục vụ kiểu truyền thống như ta (không có cán bộ lễ tân riêng để phục vụ tiếp khách).

Những chuyến đầu tiên sang Hoa Kỳ người ta thường trải qua những cú sốc mà người Mỹ gọi là Cultural .Shock do nền văn hoà Đông Tây khác nhau tạo ra. Nhưng sau thời gian tiếp cận thì sự di kỵ về văn hoá sẽ dần biến mất để lại trong ta một cách thức mới tiếp cận nền văn minh phương Tây tại sứ Hợp chủng quốc này.


5. Nghiên cứu trước về nước sở tại
 
Cần tìm hiểu trước về nước sở tại về những vấn đề sau đây:

- Thông tin chung như : ngày giờ làm việc, ngày lễ, thời tiết khí hậu, múi giờ, ăn mặc, đơn vị đo lường, đơn vị tiền tệ, bưu điện, điện thoại, ngân hàng, địa lý, dân số, thông kê cơ bản về kinh tế văn hoá và trình độ phát triển v.v

-  Thông tin chuyên ngành như các số liệu về thương mại buôn bán của nước đó với những nước khác, phong tục kinh doanh, cách giao tiếp, ngôn ngữ giao tiếp cách xưng hô, cử chỉ giao tiếp, nếu cần phiên dịch phải thu xếp trước.

Các ngày nghỉ chính thức ở Mỹ như sau :

-  ngày 1/1    Năm Mới

-  ngày 18/1  Martin Luther King Day

-  ngày 15/2  TTg Hoa Kỳ

-  ngày 31/5   Tưởng  Niệm

-  ngày 5/7    Quốc khánh

-  ngày 6/9     Lao động

-  ngày 11/10 Colombia Day

-  ngày 11/11 Cựu chiến binh

-  ngày 25/11 Thanksgiving Day

-  ngày 25/12 Lễ giáng sinh, thông thường họ nghỉ thông tầm đến hết năm mới luân

Giờ làm việc hàng ngày từ 9.00am đến 6.00pm.


6. Tiếp khách, nghi lễ, quà tặng
 
Người Mỹ không quan tâm mấy đến chức vụ của đối tác mà chỉ quan tâm đến công việc và khả năng, thẩm quyền quyết định công việc. Vào công sở thì họ ăn mặc theo đúng lễ nghi quy định nhưng khi ra ngoài phạm vi công sở họ thường ăn mặc bình dân, tự do thoải mái. Trong các buổi dã ngoại họ còn mặc cả áo phông quần sóc.

Người Mỹ thường không thích cách nói vòng vo tam quốc mà họ hay đi thẳng vào vấn đề sau khi làm một vài thủ tục ngoại giao cần thiết như hỏi thăm sức khoẻ, nói về thời tiết ngày nghỉ cuối tuần v.v...

Quà tặng là thứ coi như một đề tài về hối lộ ở Hoa Kỳ nhưng cũng có những ngoại lệ đáng kể. Không nên nghĩ đến việc dùng quà để mua chuộc đối tượng nhưng cũng có thể dùng quà trong những trường hợp mà rõ ràng không liên quan đến hối lộ. Trong kinh doanh quà vẫn có tác dụng mạnh trong phương thức tiếp thị và lập quan hệ ban đầu. Tại các cuộc hội chợ triển lãm việc này lại trở thành việc thông thường và có khi mang lại hiệu quả bất ngờ. Nhìn chung khái niệm về vấn đề này rất khác nhau ở những nơi khác nhau.

Tiêu chuẩn cho vấn đề này là luật pháp cho phép giao dịch dưới 10.000 USD không bị kiểm soát. Có người Mỹ cho rằng chi cho quan chức Chính phủ mấy nghìn USD để  được một việc gì đó không phải là hành động hối lộ.

Ông Weiss K.D. Tác giả cuốn “Building an Import/Export Business” viết: “các cơ quan hành chính của Chính phủ Hoa Kỳ nhận ra rằng họ việc không cho phép các cty Mỹ đưa quà hối lộ đã đặt ho vào tình thế bất lợi hơn so với các cty của các nước khác.Cho nên luật này đã thực thi một cách không cần mẫn cho lắm. Việc này đã để sảy đến với những vụ án bán máy bay cho Hà Lan và thiết bị dầu mỏ cho Mehicô và v.v..”

7. Đi lại, lái xe và ăn ở

 Nếu bạn có bằng lái xe thì có thể thuê xe con trong một thời gian để đi lại tại bất cứ nơi nào ở Mỹ. Có thể thuê xe trên mạng rất dễ dàng. Giá thuê một xe con mỗi ngày vào khoảng 60-100 USD không có tài xế, nhưng thuê cả tài xế thì rất mắc. Tắc xi cũng thuận tiện nếu bạn không tự lái được xe. Các thành phố lớn đều có phương tiện xe công cộng như xe bus, điện ngầm. Bằng lái xe ở Mỹ cấp rất dễ dàng chỉ cần 20 USD phí hành chính đối với công dân Mỹ từ 18 tuổi trở lên ai cũng có thể thi lấy bằng bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào thuận tiện cho mình. Trong nhiều trường hợp bằng lái xe có thể làm giấy tuỳ thân.

Việc đi lại trong nước Mỹ đa số là dùng máy bay nhưng tàu hoả và ôtô cũng rất thông dụng trong khoảng cách ngắn. Ôtô khách hoạt động thường xuyên trên các tuyến đường nối các thành phố lớn trong khắp nước Mỹ. Nếu đi trong khoảng 600-700 km thì có thể dùng ôtô khách vừa rẻ tiền vừa thuận tiện hơn bất kỳ phương tiện nào khác. Hệ thống đường bộ vào loai phát triển nhất thế giới, nhiều làn nhiều loai và đều khắp thành thị và nông thôn. Tuy nhiên tại một số thành phố lớn như New York, Los Angeles, Chicargo không thể không tránh khỏi các lỗi lầm của các thành phố lớn do quá tải xe cộ gây tắc nghẽn giao thông vào các giờ cao điểm.

 Việc ăn uống tại Mỹ có thể nói là rất dễ dàng và đa dạng. Khách sạn nào cũng có đồ uống và nơi ăn nhưng vấn đề là giá cả dịch vụ đắt hơn nhiều lần so với cách ăn uống tự thu xếp lấy. Các quán ăn bình dân ngoài phố như McDonald, quán ăn nhanh phục vụ rất rộng rãi và thường xuyên giá rẻ. Có một số khách sạn có nhà bếp cho các bà nội trợ tự làm lấy cho mình những món ăn đủ loai. Các cửa hàng Safeway bán thực phẩm không thiều gì các loai nguyên vật liệu cho các bà lựa chọn. Các nhà hàng châu á, Tàu, Thái, Hàn quốc, Việt Nam v.v... thi nhau buôn bán các món đặc sản dân tộc khắp nước Mỹ. Phở Việt Nam là một trong các món được ưa chuộng nhất tại xứ hợp chủng quốc này và đã trở lên nổi tiếng. Kinh doanh ăn uống là một trong những nghề khá phổ thông của hơn một triệu Việt kiều ta tại Hoa Kỳ. Đi bất cứ thành phố nào ta cũng gặp các quán ăn Việt Nam là điều không có gì ngạc nhiên cả.


8. Thời tiết khí hậu

Có thể nói thời tiết ở Mỹ là loai thuận tiện và ưu ái hơn nhiều nơi khác, mùa hè không nóng quá 37o C và mùa đông không lạnh quá - 10oC. Tuy nhiên gió xoáy ở đây làm cho mùa đông thêm lạnh giá. Tuyết rơi không thường xuyên và mùa đông không phải chỉ có tuyết phủ mà có xen lẫn cả cỏ xanh trong mùa đông ngắn ngủi từ tháng 12 đến tháng 2 hàng năm trong nửa phần phía Bắc của Hoa Kỳ là chủ yếu.

Các vùng cận nhiệt đới như tại các bang miền Nam nước Mỹ hay bị các cơn bão hay vòi rồng tàn phá ác liệt vào các mùa khác nhau, nhưng về cơ bản nước Mỹ vẫn thuộc vào khu vực ôn hoà và có thể nói được thiên nhiên ưu ái. Mùa hè thường mặc quần sóc áo cộc tay còn mùa đông thì không cần đến mũ lông áo bành tô, dày lông cao cổ như ở nhiều nước Châu Âu.


9. Điện thoại và Internet

 Cần tìm hiểu cách gọi điện thoại ở nước mình đến trước khi sang.

Điều cần chú ý là ở Mỹ gọi điện thoại từ khách sạn là quẳng tiền qua cửa sổ, khi đến Hoa Kỳ cần mua ngay thẻ điện thoại (Phone Card từ 10-50 USD/chiếc) bán khắp nơi ngay tại sân bay bến cảng, hỏi họ cách dùng và gọi bất cứ đi đâu trong Mỹ và ra nước ngoài. Điện thoại di động của Mỹ khác hệ thống của ta nên không dùng chung được.

Tại Hoa Kỳ mã vùng điện thoại đánh số theo bang và khu vực (gọi là Area Code) gồm 3 số đầu tiên: thí dụ: 202-463-9425 thì 202 là area code của Distric of Columbia (hay Washington DC). Những bang nhỏ chỉ có 1 code điện thoại nhưng những bang lớn như California, New York có cả trên chục code điện thoại. (xem bảng cuối Sổ này)

Theo bảng area code (xem ở phần cuối Sổ này) ta có thể nhận biết đối phương thuộc vùng nào tại Hoa Kỳ và Canada (Xin lưu ý cách xắp xếp trong bảng là: chúng tôi xếp theo code và  xếp theo thứ tự chữ cái tên bang, thành phố hay nước).

Thư từ : địa chỉ trong thư từ ghi theo thứ tự thống nhất cho toàn nước Mỹ là: số nhà, tên đường phố, khu phố, số phòng, thành phố, bang, mã số bưu điện (zip code) thí dụ: trong địa chỉ sau của Sứ quán ta tại Washington :

Business Address:  1233 20th ST. NW, Suite 400, Washington, DC  20036

Số nhà là 1233, đường phố 20, khu North West, Phòng 400, thành phố Washington, đặc khu District Columbia, Code bưu điện 20036.

Xin lưu ý ở nước Mỹ có nhiều tên bang và thành phố trùng hợp nhau là chuyện thường tình.

Internet là phương tiện thay thế nhiều phương tiện viễn thông khác nên nếu ta có máy tính xách tay mang đi theo thì có thể dùng internet để giao tiếp tốt. Cần tìm hiểu cách sử dụng tại nước sở tại và có thể nhờ số của một người ở nước sở tại để vào. ở Mỹ internet tính tiền theo mức thuê bao cố định hàng tháng (cả tiền điện thoại và tiền mạng) khoảng 30 USD/tháng cho mỗi thứ.Khách sạn và sân bay có tính tiền nhưng không phải là đắt lắm, chỉ ngang với điện thoại đường dài trong nước Mỹ. Tốt nhất nên hỏi khách sạn trước khi sử dụng để khỏi bị bắt chẹt.

Cách vào Internet ở nơi mới đến có hướng dẫn trong các phần mềm của AOL và MSN rất cụ thể và dễ xử dụng.

Trong cuối sách có chi tiết về mã điện thoại của các bang ở Mỹ và Canada cũng như mã các nước khi cần gọi phải cần đến chúng khi ta set up internet (xem mụcTelephone code).

Nếu bạn ở vùng/hay bang nào thì phải biết area code của vùng/ hay bang đó thì mới nạp được số điện thoại nối với internet.

Trong các phần mềm của người cung cấp dịch vụ internet đều có các phần setup hay sign on cứ mở ra sẽ có bảng hướng dẫn cụ thể từng bước truy cập.


10. Mang hàng mẫu theo người

 Hàng mẫu và quảng cáo thường cho phép mang vào miễn thuế. Có thể đặt bond và có chứng từ như ATA Carnet cũng có thể được phép tạm nhập không phải nộp thuế hải quan.

Có một số trường hợp được nhập khẩu miễn thuế không cần chứng từ nếu người mang hàng đã có đơn yêu cầu cho các cơ quan chính quyền trung ương cho phép nhập trong một thời gian ngắn mấy tháng.

Hàng đưa vào tham dự triển lãm hội chợ thuê vận chuyển riêng thì người tổ chức Hội chợ sẽ thu xếp với Hải quan khi hàng đến đích.