Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
Phân loai hàng hoá
Trong Biểu thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ dùng mã HS để mô tả hàng hoá và tính thuế theo quy định của Cơ quan Hải quan thế giới mà hầu hết các nước hiện nay đang áp dụng trong đó có cả Việt Nam. Biểu thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ là : Harmonized Tariff Schedule of the United States of America (HTSUSA). Trong Biểu thuế này chứa đựng tất cả các loai thuế suất của tất cả các loai hàng hoá đánh vào tât cả các nước.
Để xác định chính xác thuế cho mặt hàng của mình ta cần xác định đúng mô tả hàng hoá và thuế suất áp dụng cho mặt hàng cần tìm. Công việc này liên quan đến vấn đề kỹ thuật rất phức tạp nên cách tốt nhất nên hỏi các cơ quan Hải quan hay ở Mỹ thường dùng cơ quan Đại Lý hải quan tại các địa điểm cửa khẩu để biết được mặt hàng nào áp với thuế suất nào.
Biểu thuế và thuế quan
Biểu thuế HTS của Hoa Kỳ có thể tìm trong website của ITC Hoa Kỳ là: www.usitc.gov
Khi hàng hoá bị đánh thuế, trị giá thuế có thể dưới các dạng sau:
+ ad valorem rate (dạng phổ biến): là một tỷ lệ phần trăm của trị giá hàng (ví dụ 5% trị giá hoá đơn)
+ specific rate: trị giá cụ thể trên đơn vị số lượng hoặc trọng lượng (ví dụ 5,9 cents trên 1 tá)
+ compound rate: kết hợp cả 2 loai ad valorem và specific rates (ví dụ 0,7 cents/kg + 10% ad valorem)
Biểu thuế HTS của Hoa Kỳ có 2 cột :
+ Cột 1: có hai loai thuế suất : tối huệ quốc và ưu đãi. Thuế tối huệ quốc dành cho các nước nhóm T gồm các nước thành viên WTO và các nước có nền kinh tế thị trường. Thuế ưu đãi dành cho các nước có thoả thuận với Mỹ như : NAFTA, Nhóm Caribê. Do thái, v.v....và thuế GSP dành cho các nước đang phát triển theo tiêu chuẩn của UNCTAD.
Sau đây là các ký hiệu về các loai thuế suất ưu đãi trong Biểu thuế Hoa Kỳ :
A=Generalized System of Preferences (GSP)
A*=Certain countries excluded from eligibility for that HTS subheading
A+=Only imports from least-developed beneficiary developing countries eligible for GSP under that subheading
B=Automotive Products Trade Act (APTA)
C=Agreement on Trade in Civil Aircraft
CA=NAFTA for Canada
E=Caribbean Basin Initiative (CBI)
E*=Certain countries or products excluded from CBI eligibility
IL=Israel Special Rate
J=Andean Trade Preference Act (ATPA)
J*=Certain countries or products excluded from ATPA eligibility
K=Agreement on Trade in Pharmaceutical Products
L=Uruguay Round Concessions on Intermediate Chemicals for Dyes
MX=NAFTA for Mexico
+ Cột 2: thuế không tối huệ quốc : cao hơn nhiều lần so với tối huệ quốc, dành cho các nước không có thoả thuận về tối huệ quốc vơi Mỹ như : Các nước thuộc diện cấm vận (Cu Ba, Bắc Triều Tiên, Iraq, Siri), các nước chưa có tối huệ quốc của Mỹ như: Việt Nam, Lào.
Các loai thuế suất được công bố trong website của Uỷ Ban Thương mại Hoa Kỳ (USITC): www.usitc.gov
Thuế suất tối huệ quốc trung bình các dòng thuế khoảng 4%, không tối huệ quốc vào khoảng 50%, thuế GSP bằng 0 đối với tất cả hàng hoá được hưởng GSP của Hoa Kỳ (danh sách các nước được hwongr GSP có thể tìm trong website của USTR là: www.usitc.gov hay trong Biểu thuế HTSUSA.
Ngoài thuế nhập khẩu ra hải quan Hoa Kỳ còn thu các loai phí và thuế sau :
+ Phí thủ tục hàng hoá : 0,21% trị giá hàng hoá .
+ Thuế tiệu thụ đặc biệt đối với một số ít hàng hoá như : rượu bia.
Phí cầu cảng : 0,125% trị giá hàng hoá.
Trị giá tính thuế
Hầu hết hải quan Mỹ chấp nhận cách tính thuế theo trị giá giao dịch trên cơ sở giá FAS (Free Alongside Ship). Nếu hàng hoá mua trên cơ sở CIF thì phần chi phí cho bảo hiểm và vận tải sẽ được trừ đi trong trị giá tính thuế của hàng hoá.
Ngoài ra trong một số trường hợp ngoại lệ khác cũng được tính theo trị giá giao dịch trung bình như :
- Hàng hoá sử dụng hạn chế.
- Mua của những đối tác có quan hệ thân thiện như người nhà, cty con hay mẹ.
- Có thể hỏi môi giới hải quan về một số rường hợp ngoại lệ khác nếu được áp dụng.
Xác định mức thuế
Sau khi hồ sơ về lô hàng được nộp đủ, Hải quan sẽ là người xác định lô hàng thuộc loai thuế nào và mức thuế bao nhiêu.
Người nhập khẩu hoặc người xuất khẩu hàng hoá hoặc các đại lý của họ có thể liên hệ trước với hải quan cảng mà hàng sẽ nhập khẩu vào, hoặc liên hệ cơ quan: National Commodity Specialist Division, ở New York Hoặc trụ sỏ Hải Quan tại Washington DC để xác định trước mức thuế mặt hàng định nhập.
Để các thông tin vể mức thuế do các cơ quan trên trả lời có tích chất chính thức và không thay đổi trước và sau khi hàng nhập khẩu về đến cảng, người nhập khẩu phải cung cấp cho các cơ quan trên các thông tin sau:
+ Tên, địa chỉ và các thông tin khác về các bên liên quan (nếu biết) đến lô hàng và mã số của nhà sản xuất lô hàng (nếu biết).
+ Tên của cảng (hoặc các cảng) mà hàng sẽ nhập khẩu vào Hoa Kỳ (nếu biết).
+ Mô tả quá trình giao dịch nhập khẩu lô hàng từ nước xuất khẩu.
+ Bản khai của người nhập khẩu mà theo họ biết, là lô hàng đó không bị treo chờ hải quan hoặc toà án nào thụ lý.
+ Bản khai nếu như hàng hoá đó đã được một nhân viên hải quan nào đó cung cấp thông tin về thuế, cho biết tên và trả lời của nhân viên hải quan đó.
Bản yêu cầu cung cấp thông tin thuế cần gồm các chi tiết sau:
+ Bản mô tả đầy đủ về hàng hoá, gửi kèm mẫu, nếu cần, bản vẽ, sơ đồ hoặc catalogues minh hoạ.
+ Liệt kê chi tiết chi phí vật tư của sản phẩm và dự kiến số lượng theo % (nếu có thể được) của nguyên liệu trong thành phẩm của mặt hàng đó.
+ Mô tả công dụng chính của mặt hàng đó theo cách phân loai hàng hoá ở Mỹ.
+ Các thông tin về các khía cạnh thương mại, khoa học ký thuật của mặt hàng đó.
Bất cứ thông tin nào khác có ích trong việc xác định thuế mặt hàng đó.
Miễn thuế hoặc miễn tính thuế
Các mức thuế nhập khẩu có thể tuỳ thuộc vào nước xuất sứ của hàng hoá. Hầu hết các nước được hưởng các mức thuế thuộc quy chế Tối Huệ Quốc (Most Favorst Nation), mà hiện nay goi là Quan Hệ thương Mại Bình Thường (Normal Trade Relation) trên cột thuế Phổ Thông cột 1 (General Column - column 1) của Biểu Thuế. Hàng hoá từ các nước không được hưởng quy chế này thương bị đánh thuế cao hơn nhiền trên cột 2 (column 2) của Biểu thuế. Nhiều mặt hàng trong cả cột 1 và cột 2 của Biểu thuế có thuế suất bằng không.
Hàng miễn thuế theo các điều kiện được hưởng miễn thuế, được ghi trong cột "Special" thuộc cột 1 và người nhập khẩu phải phải chứng minh mặt hàng nhập khẩu đó được miễn thuế.
Một loai miễn thuế tiêu biểu là hàng thuộc chương trình ưu đãi thuế phổ thông (General System of Preferences (GSP) mà chính phủ Hoa Kỳ dành cho một số nước đang phát triển nếu đáp ứng một số điều kiện đòi hỏi của chính Phủ Hoa Kỳ.
Ngoài ra còn có các loai miễn thuế khác như: miễn thuế một số hàng cá nhân, miễn thuế một số hàng phục vụ khoa học, miễn thuế một số hàng tái nhập khẩu vào Mỹ,v.v.
Container, Bao Bì, thùng chứa không phải nộp thuế. Cơ quan Hải quan sẽ xác định các loai container, bao bì, thùng chứa, hộp,v.v. được coi là các "dụng cụ vận chuyển quốc tế" và sẽ không phải nộp thuế khi đựng hàng nhập khẩu đưa vào Mỹ.
Các loai thúng chứa chuyên dụng khác nếu muốn được coi là "dụng cụ vận chuyển quốc tế" phải làm đơn gửi cho Hội Đồng Hải quan (Cummissioner of Customs). Nếu chúng đươc đưa vào để sử dụng trong nước thì phải làm thủ tục nhập khẩu và phải nộp thuế.
Hàng tạm nhập không phải nộp thuế
Tạm Nhập có bảo chứng/Temporary importation Under Bond (TiB):Các hàng hóa liệt kê dưới đây được nhập khẩu vào Mỹ không phải vì mục đích bán, sẽ được tạm nhập có bảo chứng (under bond), không phải nộp thuế, nhưng phải tái xuất khấu trong vòng 1 năm kể từ ngày nhập. Thông thường số cam kết bảo chứng gấp đôi số tiền thuế ước tính phải nộp. Thời hạn này có thể gia hạn từng năm một, nhưng tổng cộng không quá 3 năm:
(1) Hàng nhập vào Mỹ để sửa chữa, thay đổi, chế biến, gia công (kể cả gia công để trở thành hàng được sản xuất tại Mỹ), HTS Subheading 9813.00.05, với điều kiện phải đảm bảo các điều sau:
+ Không được gia công để thành hàng sản xuất tại Mỹ, nếu: (1) chế biến thành rượu cồn, rượu vang, bia; (2) chế biến thành nước hoa hoặc bất kỳ thứ hàng nào có chứa ethyl alcohol; (3) chế biến sản phẩm từ bột mỳ.
+ Nếu để gia công thành hàng sản xuất tại Mỹ, trừ các mặt hàng trên, sẽ phải (1) tính toán toàn bộ giá thành với cơ quan Hải quan cho tất cả các thành phẩm, phế thải, và cả những hao hụt do việc gia công, chế biến, và (2) tất cả các thành phẩm phải được xuất khẩu hoặc tiêu hủy dưới sự giám sát của Hải quan trong thời gian tạm nhập.
(2)Các trang phục mẫu của phụ nữ do các nhà sản xuất nhập làm mẫu;
HTS Subheading 9813.00.10.
(3)Các tạp chí, catalog thời trang và ảnh phục vụ giới thiệu hàng và quảng cáo.
HTS 9813.00.15
(4) Hàng mẫu dùng để đặt hàng; các hàng này phải xin quota. HTS 9813.00.20.
(5) Hàng chỉ dùng để xem xét tái bản hoặc xem xét và tái bản (không kể các bản khuôn in photoengraved); và các đoạn phim hành động phục vụ quảng cáo.
HTS 9813.00.25.
(6) Hàng hóa phục vụ mục đích thử nghiệm, thí nghiệm, kể cả các kế hoạch, quy cách, phác thảo, bản vẽ, ảnh và các laọi khác phục vụ thử/thí nghiệm. Nếu các hàng này bị tiêu hủy trong quá trình thử nghiệm, phải có các bằng chứng thỏa đáng.
HTS 9813.00.30.
(7) Ô tô, mô tô, xe đạp, máy bay, bóng thám không, tàu thủy, xe đua và các phương tiện, tương tự khác và các thiết bị liên quan được người nước ngoài tạm đưa vào Mỹ để tham gia các cuộc đua. Giám đốc cảng có thể định ra một khoản bond trong 90 ngày tạm nhập. Sau khi hết thời gian tạm nhập, nếu các phương tiện này không được tái xuất thì sẽ bị tịch thu.
HTS subheading 9813.00.35
(8) Đầu máy xe lửa và các thiết bị xe lửa được tạm đưa vào Mỹ dùng để giải toả các chướng ngại vật, cứu hoả, hoặc sử chữa khẩn cấp đường ray trong pham vi nước Mỹ hoặc dùng để vận chuyển ngoài các tuyến quốc tế thông thường, khi Bộ trưởng Tài chính thấy rằng việc tạm nhập thiết bị xe lửa của nước ngoài là cần thiết trong trường hợp khẩn cấp.
HTS 9813.00.40
(9) Các thùng chứa khí nén, đầy hoặc rỗng,và các thùng chứa dùng để đựng hàng (kể cả hàng cá nhân, gia dụng), trong khi vận chuyển và có thể dùng lại.
HTS 9813.00.45.
(10) Các thiết bị, dụng cụ chuyên dụng, bộ phận thay thế, sửa chữa, đồ cắm trại do người nước ngoài, hoặc tổ chức của nước ngoài đưa vào dùng trong thời gian ở Mỹ.
HTS 9813.00.50.
(11) Các danh mục thiết kế riêng biệt đưa vào sử dụng tạm trong chế tạo, sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.
HTS 9813.00.50.
(12) Súc vật, gia cầm đưa vào Mỹ để nuôi, triển lãm, hoặc tham gia cuộc đua.
HTS 9813.00.60.
(13) Các tác phẩm nghệ thuật, bản vẽ, in ấn, ảnh chụp, máy móc khoa hoạc do các nghệ sỹ chuyên nghiệp, giảng viên hoặc nhà khoa học đưa từ nước ngoài vào Hoa Kỳ để dự triển lãm, minh hoạ, hoạt động xúc tiến và khuyến khích nghệ thuật, khoa học và công nghiệp.
HTS 9813.00.70
(14) Xe ô tô, khung xe, vỏ và các bộ phận, linh kiện, mặt cắt của các bộ phận ô tô chỉ dùng để trưng bày. Các bộ phận này có thể đưa vào với điều kiện là Bộ Tài Chính Mỹ thấy là các nước ngoài có các hàng đó cũng phải cho phép tương tự đối với các hàng cùng loai của Mỹ. Nếu phía nước ngoài đó đã bỏ điều kiện thuận lợi tương tự cho các mặt hàng đưa từ Mỹ vào, thì phía Mỹ cũng sẽ bỏ huỷ bỏ điều kiện thuận lợi này.
HTS 9813.00.75.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com