Cụ thể, nhóm hàng khoáng sản khó có khả năng tăng trưởng trong năm 2009 do sản lượng dầu thô và than đá xuất khẩu giảm mạnh để phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu thụ trong nước, giá xuất khẩu sẽ không ở mức cao như năm 2008. Ước tính kim ngạch nhóm này đạt khoảng 5,92 tỷ USD, giảm 5,97 tỷ USD tương đương với giảm 50,2% so với năm 2008.
Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản cũng bị xếp vào diện khó có khả năng tăng trưởng cao do hạn chế về cơ cấu sản lượng và đặc biệt giá nhiều mặt hàng chủ lực sẽ ở mức thấp so với năm 2008.
Dự báo, kim ngạch nhóm này đạt khoảng 12,23 tỷ USD, giảm 628 triệu USD so với năm 2008. Một số mặt hàng có tỷ trọng lớn cần phấn đấu là thủy sản trên 5,1 tỷ USD; cà phê trên 2,1 tỷ USD, gạo trên 1,95 tỷ USD.
Dù được xếp vào diện quan trọng nhất nhưng nhóm hàng công nghiệp chế biến năm 2009 dự kiến cũng chỉ đạt khoảng 52,9 tỷ USD, tăng 38,7% so với năm 2008. Trong đó cần đặc biệt quan tâm chỉ đạo một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn là dệt may 11,5 tỷ USD, giày dép 5,1 tỷ USD, hàng điện tử và linh kiện máy tính 4,1 tỷ USD, sản phẩm gỗ 3 tỷ USD. Đồng thời tiếp tục mở rộng thị trường để xuất khẩu các mặt hàng tiềm năng như nhựa, dây và cáp điện, túi xách...
Các thị trường chủ lực của ta trong năm 2009 sẽ vẫn là thị trường châu Á (Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông), châu Âu (chủ yếu là EU), Bắc Mỹ (Hoa kỳ, Canada) và châu Đại dương (Australia). Ngoài ra, tiếp tục khai thác, thâm nhập một số thị trường truyền thống hoặc thị trường mới như Nga, Trung Đông, Mỹ La tinh, châu Phi.
(Theo báo Tiền phong)
Bài thuộc chuyên đề: Tổng hợp thông tin dự báo kinh tế Việt Nam 2009
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com