Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

2010 - Năm chiến tranh thương mại bùng nổ?

 Nếu như sự thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng tại các nước bị thâm hụt ngân sách diễn ra nhanh hơn so với mức mà các nước có thặng dư ngân sách có thể kiểm soát được, chắc chắn mọi việc sẽ kết thúc với những mâu thuẫn thương mại trở nên nặng nề hơn, phục hồi kinh tế toàn cầu chậm chạp hơn và mối quan hệ giữa các quốc gia sẽ xấu đi rất nhiều.

Hai năm trở lại đây, nhiều nhà bình luận đã tranh cãi không ít về việc nhu cầu thế giới suy giảm, do hậu quả cuộc khủng hoảng năm 2008, nên chắc chắn sẽ dẫn tới một cuộc chiến tranh thương mại tương tự như những gì đã xảy ra vào năm 1930. Với những giận dữ về sự rối ren của thị trường tiền tệ mà một số nhà lãnh đạo hàng đầu đã thể hiện ngay trước khi cuộc họp G7 được diễn ra tại Iqaluit (Canada) vào tháng hai tới, có vẻ như năm 2010 sẽ là một năm minh chứng rằng lo ngại của các chuyên gia kinh tế ở trên không phải là không có căn cứ.

Điều này thực sự là một điều đáng báo động. Sự đổ vỡ trong thương mại sẽ làm quá trình hồi phục kinh tế toàn cầu chậm lại, gây ra mối nghi ngờ và sự thù địch giữa các quốc gia lớn trên thế giới đồng thời cản trở việc giải quyết các vấn đề quan trọng mang tính toàn cầu như môi trường, khủng bố, hạt nhân...

Nếu như các vấn đề thương mại có thể được giải quyết bằng nhiều cách khác nhau thì đã đến lúc các nhà hoạch định chính sách tại các nước phát triển cần phải bắt đầu hiểu được những khó khăn mà các quốc gia đối tác của mình đang gặp phải.

Tương tự như nước Mỹ sau cuộc Đại khủng hoảng năm 1930, Trung Quốc hiện đã và đang thu được nhiều nguồn lợi từ sự tăng trưởng mạnh mẽ và việc neo giá đồng nhân dân tệ so với đồng đôla Mỹ.

Nếu như nhu cầu thế giới tăng lên, đây không phải là một vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế đã dẫn tới sự suy giảm nhu cầu và tín dụng tiêu dùng tại các quốc gia. Tương tự như Mỹ những năm 1930, Trung Quốc hiện đang cố gắng làm tất cả những gì có thể để duy trì xuất khẩu. Tuy nhiên, quốc gia này cũng đang gặp phải không ít khó khăn từ sự cạnh tranh của các nước trong cùng khu vực Châu Á, trong khi đó các nước nhập khẩu phương Tây thì không. Hậu quả của việc đó là sự gia tăng mâu thuẫn thương mại.

Vấn đề đặt ra ở đây là, vì các bên đã hiểu sai hoặc đánh giá thấp các vấn đề của nhau nên sẽ rất khó để giải quyết tranh chấp thương mại một cách tối ưu. Do đó, sự gia tăng căng thẳng cũng như những hành động gây hấn chắc chắc sẽ xảy ra, kéo theo đó là sự phục hồi chậm chạp của kinh tế toàn cầu.

Với Trung Quốc, quốc gia này cần phải hiểu rằng thế giới không thể tiếp tục chấp nhận những chính sách hiện quốc gia này đang áp dụng như việc neo giá đồng nhân dân tệ, duy trì lãi suất cho vay thấp, những chính sách đang khiến người tiêu dùng nước này phải hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu trong nước.

Ngược lại, Mỹ và các nước phương Tây cũng phải hiểu rằng Trung Quốc không thể một sớm một chiều cân bằng lại nền kinh tế mà không phải thực hiện những biện pháp tác động tới nền kinh tế.

Mọi việc thường xấu đi trước khi trở nên tốt đẹp. Việc chính phủ các nước phát triển bơm thêm tiền vào nền kinh tế nhằm bảo vệ kinh tế trong nước trước tác động của cuộc khủng hoảng tuy giải quyết được vết thương kinh tế nhưng nó chỉ mang tính chất tạm thời. Về lâu dài, Mỹ và các nước phơng Tây cần phải giải quyết được sự đóng băng chi tiêu tiêu dùng trong nước, tương tự như việc Trung Quốc cần phải thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng nội địa gia tăng.

Trừ khi các cách giải quyết trong dài hạn được chung tay thực hiện ngay từ lúc này, mâu thuẫn thương mại sẽ tiếp tục tồi tệ hơn và sẽ càng khó khăn hơn để đảo ngược lại những chính sách mang tính công kích mà nhiều quốc gia đang áp dụng. Quan trọng hơn cả, nếu như sự thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng tại các nước bị thâm hụt ngân sách diễn ra nhanh hơn so với mức mà các nước có thặng dư ngân sách có thể kiểm soát được, chắc chắn mọi việc sẽ kết thúc với những mâu thuẫn thương mại trở nên nặng nề hơn, phục hồi kinh tế toàn cầu chậm chạp hơn và mối quan hệ giữa các quốc gia sẽ xấu đi rất nhiều.

( Trang tin VN&QT)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Việt Nam có tiềm năng lớn về xuất khẩu rau quả
  • Thị trường phân phối Việt Nam: Làm gì để tăng sức cạnh tranh?
  • Năm 2010: Thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng và phát triển
  • Liên kết đầu tư trong ngành thương mại: Tạo thêm cơ hội chiếm lĩnh thị trường
  • Xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL: Hướng tới khát vọng tập đoàn
  • Bài toán nào cho xuất khẩu hoa Đà Lạt
  • Giải pháp nào chống nhập siêu từ Trung Quốc?
  • Bài học 10 năm cho xuất khẩu 2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo