Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Liên kết đầu tư trong ngành thương mại: Tạo thêm cơ hội chiếm lĩnh thị trường

Sau gần 3 năm bàn bạc, ký kết đầu tư và xây dựng, ngày 22-1 vừa qua, Trung tâm Thương mại (TTTM) VDA Đà Nẵng đã đi vào hoạt động. Đây là sự kiện lớn, đánh dấu sự hợp tác, liên kết thành công giữa 4 doanh nghiệp (DN) hàng đầu trong nước nhằm tạo sức mạnh tổng hợp trong lĩnh vực phân phối hàng hóa.

Tận dụng thế mạnh giữa các doanh nghiệp

TTTM VDA Đà Nẵng (đặt tại 478 Điện Biên Phủ, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) là công trình đầu tiên do Công ty cổ phần Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA) đầu tư với tổng vốn trên 265 tỷ đồng. Đây làø kết quả từ việc liên kết giữa 4 nhà phân phối lớn nhất của VN gồm Liên hiệp HTX Thương mại TPHCM - Saigon Co.op, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - Satra, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội - Hapro và Công ty Phú Thái.

TTTM Đà Nẵng được xây dựng thành khối TTTM, khu nhà phố thương mại và khối cao ốc văn phòng dịch vụ. Trong đó, toàn bộ khu TTTM gồm 1 tầng hầm, 3 tầng lầu và sân thượng với tổng diện tích xây dựng hơn 15.000m2 đã được chuyển giao cho Saigon Co.op trực tiếp điều hành, quản lý và khai thác. Ngay sau khi đưa vào hoạt động VDA Đà Nẵng, Công ty VDA tiếp tục tăng vốn điều lệ để xây dựng một số công trình khác, đồng thời xây dựng các tổng kho tại Đà Nẵng và các tỉnh thành khác trong cả nước.
 

Trung tâm thương mại VDA Đà Nẵng - thành quả đầu tiên từ việc liên kết giữa 4 doanh nghiệp

Trên thực tế, mô hình liên kết này không mới vì nó đã được bàn bạc từ khá lâu. Vấn đề đặt ra là từ nhiều năm qua, các DN thực sự liên kết để tạo hiệu ứng xã hội và kinh tế lại không nhiều. Do vậy, với biên bản ký kết giữa 4 DN nêu trên để thành lập một công ty phân phối rộng khắp cả nước, với khả năng tài chính mạnh để cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài là dấu hiệu đáng mừng cho ngành bán lẻ của VN giai đoạn hội nhập WTO. Cả 4 DN này đều đã tạo dựng được thương hiệu cho riêng mình cũng như về kinh nghiệm quản lý.

Riêng Satra và Hapro là 2 tổng công ty đang có nhiều lợi thế về mặt bằng tại 2 TP lớn nhất nước là Hà Nội và TPHCM. Đó là chưa kể 2 DN còn có một đội ngũ DN thành viên rất hùng mạnh, đang nắm bắt và sản xuất nhiều sản phẩm có uy tín, chất lượng cao như Vissan, Cầu Tre, Agtex, Hapro… Nếu VDA xây dựng được chuỗi siêu thị phân phối rộng khắp thì sản phẩm của các DN này sẽ thực sự có thế mạnh cạnh tranh, đặc biệt là với các mặt hàng nhập khẩu cùng loại.

Chia sẻ cơ hội và rủi ro

Ở góc độ các DN nhỏ cũng đã bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của việc liên kết đầu tư sẽ giúp DN giải quyết được rất nhiều vấn đề. Ông Bùi Duy Đức, Tổng giám đốc Công ty Vissan khẳng định, việc liên kết sẽ giúp DN không ngừng tăng trưởng và lớn mạnh. Để chứng minh nhận định này, ông Đức đã dẫn ra mô hình liên kết giữa Vissan và Foocosa, thông qua việc tận dụng những mặt bằng sẵn có của nhau để phát triển thành chuỗi cửa hàng giới thiệu sản phẩm của cả 2 đơn vị. Chỉ sau 3 năm liên kết, doanh thu từ các cửa hàng chung đã tăng 30% so với trước đó.

Theo ông Đức, nghiên cứu từ thị trường cho thấy, những năm gần đây ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế dẫn đến sức mua chung trên thị trường suy giảm, nhưng tại các kênh bán lẻ hiện đại vẫn không ngừng tăng trưởng. Đây là điều kiện khiến Vissan nghĩ đến việc liên kết với các DN cung cấp lương thực để tăng sức cạnh tranh và khai thác thế mạnh của nhau, hướng đến mục tiêu lâu dài là cung cấp nguồn thực phẩm chất lượng cao, giá cả ổn định và đưa hàng hóa đến gần người tiêu dùng hơn.

Làm được điều này, cả Vissan và Foocosa đã duy trì được tốc độ tăng trưởng và tăng thêm thị phần. Thành công từ mô hình liên kết Vissan - Foocosa, Vissan đã mạnh dạn “bắt tay” với các đối tác như Công ty Kinh Đô và Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) để đưa các sản phẩm của Vissan đến mạng lưới cửa hàng rộng khắp của 2 đơn vị này trên địa bàn cả nước.

Ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch Pepsico Đông Dương cũng cho rằng, trong bối cảnh DNVN còn quá nhỏ bé, để tránh tình trạng bị thôn tính trong cạnh tranh toàn cầu thì chỉ còn một con đường duy nhất là liên kết. Cũng theo ông Trai, liên kết trong làm ăn sẽ đảm bảo 5 yếu tố sau: giảm chi phí và tối đa hóa lợi nhuận, đảm bảo tăng trưởng bền vững, không bị đe dọa, tăng vị thế cạnh tranh và nâng cao năng lực quản lý tổ chức con người. Nói cách khác, liên kết trong kinh doanh là quá trình làm tăng giá trị DN, trên cơ sở cùng chia sẻ cơ hội và rủi ro giữa các bên.

Tuy nhiên, làm thế nào, bắt đầu từ đâu để liên kết đạt hiệu quả là vấn đề được nhiều DN quan tâm. Ông Phạm Phú Ngọc Trai đã chia sẻ kinh nghiệm, để thực hiện một liên doanh, liên kết trước hết DN cần phải hiểu được lợi thế của mình, của đối tác chiến lược và các chuỗi giá trị. Phải đánh giá được tình hình dựa trên nghiên cứu về kinh tế vĩ mô và vi mô. Hiểu phương pháp và nguyên tắc liên kết hợp tác. Phải đánh giá được hiệu quả liên kết với các bên. Khi đạt được những điều này thì chắc chắn việc liên kết sẽ thành công.

(Theo SGGP)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL: Hướng tới khát vọng tập đoàn
  • Bài toán nào cho xuất khẩu hoa Đà Lạt
  • Giải pháp nào chống nhập siêu từ Trung Quốc?
  • Bài học 10 năm cho xuất khẩu 2010
  • FAO: Điều chỉnh tăng đánh giá về sản lượng gạo thế giới năm 2009
  • Giá thuốc tăng: Bộ Y tế bảo không, thị trường bảo có
  • Cuộc khủng hoảng về cung đường trở nên tồi tệ hơn
  • Mối lo hàng xuất khẩu của Trung Quốc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo