Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bớt nỗi lo về nông sản xuất, nhập khẩu từ Trung Quốc?

 
Nhãn là một trong 5 mặt hàng phải tuân theo quy định mới về xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

 Từ ngày 1/7, 5 mặt hàng nông sản của Việt Nam là vải thiều, nhãn, thanh long, dưa hấu và chuối xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc  phải có “lý lịch” và có bao bì nhãn mác đúng qui định, đảm bảo các tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Nhiều doanh nghiệp, nhà vườn lo ngại, nhưng các nhà quản lý thì cho rằng đây là lộ trình, đáng ra phải làm từ lâu. Bởi nó có lợi cho người tiêu dùng và nhà sản xuất.

Theo TS. Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, các qui định mà  Trung Quốc yêu cầu chính là tiêu chuẩn Viet GAP và Global GAP mà hiện nay nhiều nước đang áp dụng. Việc quản lý nguồn gốc, xuất xứ các loại hàng xuất khẩu là thông lệ của thế giới, bây giờ mới thực hiện là chậm. 

Đôi bên cùng được lợi

Theo ông Nguyễn Như Tiệp, Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), đây mới chỉ là bước khởi đầu trong việc thực hiện chiến dịch an toàn vệ sinh thực phẩm giữa Việt Nam và Trung Quốc. Lâu nay, Việt Nam không chỉ là nước xuất khẩu hàng hóa nông sản sang Trung Quốc mà ngược lại còn nhập khẩu các mặt hàng nông sản từ Trung Quốc. 

Vì vậy, với cam kết này nhìn nhận một cách lâu dài cả hai bên cùng hưởng lợi. Khi cam kết được thực hiện, chất lượng hàng hóa nông sản sẽ được đảm bảo, người tiêu dùng sẽ tin tưởng. Như vậy, việc tiêu thụ hàng nông sản giữa hai nước chắc chắn sẽ tăng mạnh.

Tuy nhiên, “nếu phía Trung Quốc áp dụng chính sách trên từ ngày 1/7 chắc chắn việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn”  ông Châu nhận định. Ngày 25/5 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn mới có công văn số 1382 gửi các sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn yêu cầu khẩn trương triển khai nội dung mới. Nhiều địa phương rất khó đáp ứng yêu cầu. 

Tính đến ngày 23/6, mới có 39 tỉnh, thành có báo cáo về các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xuất khẩu 5 loại trái cây sang Trung Quốc. Đến nay nhiều nông dân, chủ vựa vẫn còn mù mờ về quy định mới này.

Doanh nghiệp khó đáp ứng yêu cầu

Một quan chức ngành công thương Bắc Giang cũng thừa nhận thông tin những qui định xuất khẩu 5 loại trái cây sang Trung Quốc chỉ mới đến được các doanh nghiệp lớn, chưa đến được các hộ trồng và đầu mối mua gom. Đến ngày 23/6 mới có 5% diện tích của toàn tỉnh đáp ứng được yêu cầu. Hải Dương cũng mới có 4.700 ha/14.000 ha vải  đăng ký nguồn gốc, xuất xứ và nhãn hiệu. Hưng Yên đến 20/6 vẫn chưa có báo cáo gửi về Cục Trồng trọt.

Bình Thuận chiếm đến 75% lượng thanh long xuất khẩu của cả nước cũng triển khai này rất chậm. Giữa tháng 6 nhiều nhà vườn và doanh nghiệp, cơ sở xuất khẩu cho biết vẫn chưa nhận được thông tin về những qui định mới xuất khẩu 5 loại quả sang Trung Quốc. 

Trả lời câu hỏi, doanh nghiệp chưa kịp đăng ký có bị ách tắc hàng tại các cửa khẩu, ông Phùng Hữu Hào, Cục phó Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cho biết: Ngày 1/7 chưa phải là thời hạn chót và chốt danh sách mà chỉ là thời điểm bắt đầu thực hiện thỏa thuận. Sau đó, các địa phương, doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục gửi danh sách đăng ký về Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn để thường xuyên cập nhật danh sách gửi sang Trung Quốc. Việc kê khai, đăng ký rất đơn giản và thuận tiện. Do vậy, sẽ không lo ách tắc.

Ông Hào cũng khẳng định: “trước mắt, cơ quan kiểm soát thực phẩm của Trung Quốc chỉ dừng lại ở việc nắm danh sách các doanh nghiệp sẽ xuất khẩu 5 loại trái cây mà Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thônT gửi sang, chứ chưa tiến tới kiểm tra gắt gao về chất lượng và dư lượng như hiệp định”. 

Song, nhiều người vẫn lo ngại rằng với tình trạng vẫn còn nhiều doanh nghiệp, địa phương lơ là về thông tin và chưa kịp kê khai, thì  sau ngày 1/7 vẫn có thể có hàng núi trái cây trong khắp cả nước chở về biên giới phía Bắc sẽ bị dồn ứ do không được Trung Quốc nhập vào. Nhiều chuyên gia cho rằng các nhà vườn và doanh nghiệp cần sớm vượt qua giai đoạn làm quen, tiến tới chuyên nghiệp hóa trong việc xuất khẩu nông sản. Đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng và các tiêu chuẩn về chất lượng của thời kỳ hội nhập là cơ hội để mở rộng sản xuất. 

Thực chất các qui đinh đăng ký mà phía Trung Quốc yêu cầu tuy mới mẻ đối với các doanh nghiệp xuất hàng sang Trung Quốc, nhưng không lạ với doanh nghiệp đưa hàng sang  châu Âu, châu Mỹ. Các doanh nghiệp cần trao đổi, học tập kinh nghiệm của các đơn vị này.

Hiệp hội Trái cây Việt Nam và các cơ quan chức năng nên tổ chức các lớp tập huấn cho doanh nghiệp xuất hàng đi Trung Quốc. Cách làm này sẽ rút ngắn con đường để hàng nông sản nói chung và trái cây Việt Nam nói riêng đủ điều kiện vào thị trường Trung Quốc, không còn tình trạng ách tắc, ùn ứ như lâu nay. 

 

(Theo vneconomy)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Cần một chiến lược cho hàng nội
  • Áp lực xuất khẩu
  • Thời điểm tốt để trở về thị trường nội địa
  • Hàng Việt Nam ở đâu trên thị trường nội địa?
  • Dịch vụ bán lẻ có khả năng tăng trưởng nhanh nhất tại Việt Nam
  • Nghịch lý thị trường đồ gỗ xuất khẩu
  • Cơ hội và thách thức mới ở thị trường Mỹ
  • Những khó khăn khi thâm nhập thị trường Trung Quốc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo