Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cần một chiến lược cho hàng nội

Khủng hoảng kinh tế giúp các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước nhận thức rõ hơn vai trò của thị trường nội địa. Thế nhưng, làm được điều này không hề đơn giản.

 

Theo hầu hết các chuyên gia kinh tế, để đối phó với tình trạng nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh tại các thị trường nước ngoài, các nền kinh tế dựa nhiều vào xuất khẩu như nước ta không có con đường nào khác là thúc đẩy thị trường nội địa. Điều này nên hiểu là, thị trường nội địa tiêu thụ những sản phẩm mà doanh nghiệp trong nước làm ra nhưng tạm thời không bán ra nước ngoài được vì suy thoái kinh tế khiến người tiêu dùng nước ngoài phải tạm thời thắt lưng buộc bụng. Về phía doanh nghiệp, điều này có nghĩa là cần chuyển việc kinh doanh theo hướng phục vụ người tiêu dùng trong nước, tạm thời “tránh bão”, chờ thời thế xoay chuyển. Về phía người tiêu dùng, lúc này là thời điểm thể hiện tình yêu nước, “ta về ta tắm ao ta” để chung tay cùng các nhà sản xuất tiêu thụ sản phẩm, duy trì sản xuất và giữ công việc làm cho người lao động. Các nhà hoạch định chính sách cũng suy nghĩ tương tự như vậy: Chính phủ đã lần lượt đưa ra nhiều biện pháp kích cầu - như hỗ trợ lãi suất vay vốn cho doanh nghiệp, hỗ trợ nông dân mua sắm thiết bị sản xuất, miễn giảm thuế v.v… - mà một số chuyên gia cho rằng, nếu so với GDP, gói kích cầu của Việt Nam thuộc loại lớn nhất thế giới.
 

Tuy vậy, nhìn vào thực tế không thể không lo ngại. Một cô gái đi mua giày với ý thức rõ ràng rằng sẽ mua “hàng nội” nhưng sau một hồi loay hoay trong tiệm đã ra về với mấy đôi giày “made in China”, đơn giản vì chúng rẻ tiền, mẫu mã đẹp hơn hẳn hàng nội mà lại có sẵn nhiều chủng loại để lựa chọn. Giám đốc một công ty chuyên xuất khẩu áo quần và khăn bông có tiếng ở miền Trung, vì thiếu đơn hàng nước ngoài nên phải tìm tới các nhà phân phối trong nước, than thở: “Mình giống như một anh chồng đi làm ăn xa, lúc quay về thì vợ mình đã nằm trong tay anh hàng xóm giàu có!”. Trên báo Sài Gòn Tiếp thị (số ra ngày 27-5), nhà thơ Đỗ Trung Quân ngậm ngùi trước một trường hợp riêng nhưng có tính phổ quát: nhà tài trợ SJC thông qua tờ báo muốn tặng một chiếc xe lôi máy cho anh Ba Đen - anh lái xe ba gác máy, nhân vật trong bài báo “Người đàn ông ngược dốc cuộc đời”. Thế nhưng “Những ngày lặn lội tìm mua cho anh Ba Đen chiếc xe, chúng tôi không còn lựa chọn nào khác… thế rồi phải chấp nhận mua một chiếc … xe lôi máy Trung Quốc”- nhà thơ kể lại. Và anh ngậm ngùi: “Tại sao vẫn phải bó tay trước sự chiếm lĩnh thị trường của hàng Trung Quốc, từ chiếc cặp trẻ con đi học in hàng chữ ‘I love China’ cho đến những thứ hàng cao cấp khác? Tại sao?”
 

Câu hỏi của anh Đỗ Trung Quân cũng là nỗi niềm của nhiều người trong chúng ta. Câu trả lời phụ thuộc vào các nhà sản xuất, và quan trọng hơn là phụ thuộc vào các nhà hoạch định chính sách. Cho đến nay, sau hơn hai thập kỷ đổi mới nền kinh tế theo hướng thị trường, chúng ta vẫn chưa có một chiến lược hiệu quả trong việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước. Ngay trên sân nhà, hàng Việt Nam vẫn bị lép vế so với hàng nhập khẩu, chủ yếu là hàng Trung Quốc, không phải chỉ ở những mặt hàng công nghệ cao doanh nghiệp trong nước chưa sản xuất được mà cả những mặt hàng bình dân, thiết thực trong cuộc sống hàng ngày.
 

Có phải doanh nghiệp trong nước không nỗ lực mở rộng sản xuất, tiếp thị, canh tân công nghệ để làm ra những sản phẩm ngày càng tốt hơn, đẹp hơn, giá cả hợp túi tiền hơn? Có thể như thế, nhưng chỉ một phần. Doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong nước đa phần là doanh nghiệp tư nhân hoặc có vốn đầu tư nước ngoài, gặp nhiều khó khăn “kinh niên” như khó tiếp cận vốn tín dụng, quy mô nhỏ, quản lý và công nghệ lạc hậu, ít đầu tư xây dựng và quảng bá thương hiệu, không được bảo hộ (hợp pháp) trước những đòn phép tấn công của nhà sản xuất nước ngoài v.v…
 

Trong khi đó, nhiều cơ quan quản lý chẳng những không có giải pháp hỗ trợ sản xuất trong nước một cách hiệu quả mà còn có biểu hiện “tiếp tay” cho hàng ngoại nhập chiếm lĩnh thị trường trong nước. Tình trạng buôn lậu, trốn thuế diễn ra ồ ạt trên khắp dải biên giới vẫn không khắc phục được. Chính sách tỷ giá cứng nhắc khiến đồng tiền Việt Nam luôn bị định giá cao so với đồng đô la Mỹ, đặc biệt là so với đồng nhân dân tệ Trung Quốc - đồng tiền bị coi là được định giá quá thấp để giành lợi thế về giá cho hàng hóa xuất khẩu trên thị trường quốc tế, hiện tượng gọi là “thao túng đồng tiền” - khiến cho hàng nhập khẩu trở nên rẻ và hàng hóa trong nước trở nên đắt, gây hại cho cả xuất khẩu lẫn tiêu dùng trong nước.
 

Việt Nam không đủ lực để buộc các đối tác thương mại từ bỏ chính sách thao túng đồng tiền nhưng hoàn toàn có thể điều chỉnh hối suất sao cho có lợi cho xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Ngoài ra, có rất nhiều biện pháp bảo hộ thị trường phù hợp với luật lệ của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, nhiều rào cản kỹ thuật hợp pháp mà lẽ ra chúng ta nên áp dụng để bảo vệ sản xuất trong nước. Ví dụ các chính sách thuế chống bán phá giá, thuế bù thiệt hại cho nhà sản xuất trong nước… hoàn toàn có thể được nghiên cứu áp dụng với một số mặt hàng nhập khẩu mà rõ ràng đối tác nước ngoài đang tìm cách đẩy vào thị trường nước ta - có thể để giải tỏa hàng tồn kho ở xứ họ hoặc làm kiệt quệ các đối thủ cạnh tranh ở trong nước.
 

Một chỗ yếu kinh niên của các doanh nghiệp trong nước là thiếu sự hợp tác, phân công hợp lý để cùng đối phó với cơn lũ hàng nhập khẩu. Tại thị trấn Hà Khẩu (Trung Quốc) một doanh nhân Trung Quốc giải thích cho người viết bài này rằng, sở dĩ hàng may mặc Trung Quốc có giá rẻ bất ngờ một phần nhờ có sự hợp tác và phân công giữa các tổng công ty và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, theo đó các tổng công ty đảm trách việc đầu tư sản xuất máy móc và nguyên liệu cung cấp cho các doanh nghiệp nhỏ sản xuất sản phẩm may bán ra thị trường. Quy mô nhỏ cho phép các công ty may nhỏ dễ thay đổi theo nhu cầu thị trường trong lúc việc đầu tư nguyên phụ liệu cần vốn và công nghệ là việc của các tập đoàn. Ở nước ta, dường như chưa hề có một sự hợp tác như vậy, trong ngành dệt may cũng như trong các lĩnh vực sản xuất hàng hóa khác.
 

Một cô gái tôi quen bộc bạch: nếu không mua hàng Trung Quốc thì lấy gì mà dùng? Để trả lời cho cô gái này, cần cả một chiến lược thúc đẩy hàng nội, và trước hết là một quyết tâm chính trị để thay đổi cung cách điều hành thị trường.

(Theo Huỳnh Hoa/dddn)

Bài thuộc chuyên đề: 01/01/2009 Mở cửa thị trường bán lẻ Việt Nam

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Áp lực xuất khẩu
  • Thời điểm tốt để trở về thị trường nội địa
  • Hàng Việt Nam ở đâu trên thị trường nội địa?
  • Dịch vụ bán lẻ có khả năng tăng trưởng nhanh nhất tại Việt Nam
  • Nghịch lý thị trường đồ gỗ xuất khẩu
  • Cơ hội và thách thức mới ở thị trường Mỹ
  • Những khó khăn khi thâm nhập thị trường Trung Quốc
  • Áp lực xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo