Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bước tiến mới về môi trường thương mại ở Việt Nam

Từ thứ hạng 89 vào năm 2009, năm nay Việt Nam được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vừa công bố đưa lên vị trí thứ 71 trong bảng chỉ số về môi trường thương mại toàn cầu năm 2010.

Trong tổng số 125 nền kinh tế được WEF xem xét năm nay trên bảng chỉ số có tên Enabling Trade Index (ETI), Singapore và Hồng Kông tiếp tục dẫn đầu thế giới về phương diện tạo điều kiện thuận lợi cho tăng cường trao đổi thương mại toàn cầu. Theo sau hai nền kinh tế châu Á này là ba nước châu Âu, Đan Mạch, Thụy Điển và Thụy Sỹ.

Riêng đối với Việt Nam, WEF ghi nhận: “Đây là một trong số các nước đã cải thiện thứ hạng một cách mạnh mẽ nhất, tăng 18 bậc để lên đến hạng 71". Theo bà Margareta Drzeniek Hanouz, chuyên gia kinh tế cao cấp thuộc Mạng lưới cạnh tranh toàn cầu và là đồng tác giả công trình nghiên cứu của WEF: đó là kết quả của việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007.

Môi trường thương mại của Việt Nam được cải thiện như được thấy trong bảng chỉ số ETI 2010, phản ánh việc thực hiện các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ mà Việt Nam đã đưa ra khi xin gia nhập WTO. Hệ quả là hàng rào thuế quan của Việt Nam được hạ thấp, trong khi các nhà xuất khẩu của Việt Nam lại có điều kiện thuận lợi hơn khi giao dịch với các thành viên khác của WTO. Những nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động hải quan thời gian qua đã giúp cho Việt Nam lên được 10 hạng trong địa hạt “hiệu quả của ngành hải quan”.

Tuy nhiên, cho dù Việt Nam đã có bước tiến mạnh mẽ, nhưng WEF cho rằng, môi trường thương mại của Việt Nam còn nhiều bất cập. Mà quan ngại nhất lại chính là lĩnh vực hải quan. Bởi vậy, Việt Nam vẫn rất thấp trên phương diện này khi chỉ đứng thứ 107 trên 125 nước. Tương tự như vậy, thứ hạng 104 trong lĩnh vực “tính chất minh bạch trong việc quản lý cửa khẩu” cho thấy đây là phương diện cần phải được nhanh chóng cải thiện.

Chi tiết các chỉ số liên quan đến Việt Nam trong mục hạ tầng cơ sở trong tài liệu của của WEF còn cho thấy, Việt Nam đứng thứ 103 về tình trạng hệ thống giao thông, thứ 104 về mật độ sân bay, thứ 95 về chất lượng đường sá và thứ 93 về việc thiếu vắng các bến cảng. Theo WEF, Việt Nam cần nâng cấp ngành giao thông vận tải, nếu muốn thúc đẩy thương mại. WEF còn nêu bật mối quan ngại thường xuyên được các doanh nhân nước ngoài làm ăn với Việt Nam và nhấn mạnh đó là sự yếu kém của hệ thống hạ tầng cơ sở.

Đây vẫn luôn là thách thức lớn nhất của Việt Nam, vì vậy, ngay từ thời điểm hậu khủng hoảng này, Việt Nam cần đầu tư và cải cách mạnh mẽ để bù đắp khoảng cách lớn về cơ sở hạ tầng ở châu Á trong các lĩnh vực giao thông như đường sá, sân bay cho đến cả những bến cảng, rồi đến năng lượng và viễn thông... Điều này sẽ thúc đẩy tiềm năng nâng cao năng suất lao động và đồng thời sẽ là cơ hội xóa đói giảm nghèo. Trong đó mối quan tâm đầu tiên của Việt Nam là làm thế nào để tập trung nguồn hỗ trợ tài chính của Chính phủ cho cơ sở hạ tầng để mang lại lợi ích cho những người dân nghèo từ công ăn việc làm. 

Một lĩnh vực khác cần quan tâm là “môi trường kinh doanh”. Theo bảng chỉ số ETI 2010 của WEF, nếu Việt Nam rất cởi mở đối với việc thu nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), (hạng 26) và khá rộng rãi trong tiếp nhận lao động nước ngoài (thứ 46).

Mặc dù những thành tựu đáng kể về kinh tế mà Việt Nam và châu Á đạt được đã làm giảm đáng kể tình trạng nghèo khó, tuy nhiên những thách thức lớn về chính sách vẫn còn hiện hữu.  Sự ổn định kinh tế vĩ mô tiếp tục là mục tiêu lâu dài mà Việt Nam cần hướng đến. Điều quan trọng vẫn là phải tái thiết các bước đệm chính sách và cải thiện hơn nữa tính lành mạnh của khu vực tài chính.  Chính phủ cần ưu tiên cải thiện chính sách và sự minh bạch trong hệ thống tài chính, ưu tiên cải cách cơ cấu để tăng cường tính cạnh tranh và hỗ trợ cho sự tham gia của các nước đang phát triển như Việt Nam vào mạng lưới thương mại khu vực và toàn cầu. Việc phát triển các thị trường tài chính sẽ đảm bảo cho việc phân bổ nguồn vốn hiệu quả hơn, cung cấp các công cụ tiết kiệm nhằm tăng thu nhập cho hộ gia đình.

Nhấn mạnh một số lợi thế của Việt Nam như tốc độ tăng trưởng kinh doanh cao, thị trường lớn và đầy hứa hẹn, chi phí đầu tư thấp hơn so với các nước trong khu vực, ông  Koichi Takano, Phó trưởng Đại diện của Văn phòng JETRO ở Hà Nội khẳng định: “Đối với Nhật Bản, Việt Nam là một đối tác kinh doanh rất hấp dẫn. Trong tương lai, cơ hội kinh doanh sẽ ngày càng tăng lên”.

Ông Takano cũng cảnh báo các doanh nghiệp Nhật Bản phải nhanh chóng hành động nếu không muốn các nước khác lấy mất cơ hội bởi vì: “Việt Nam là thị trường hấp dẫn nên ngoài Nhật Bản, các doanh nghiệp từ các nước khác như Mỹ và Hàn Quốc cũng đang đầu tư vào quốc gia Đông Nam Á này”.

Việt Nam nên tận dụng những quy tắc, luật lệ sẵn có trong sân chơi WTO để giảm bớt những trở ngại về rào cản thương mại, luôn hạn chế và khuyến khích các đối tác của mình không nên lạm dụng hàng rào phi thuế quan vì nó sẽ cản trở dòng chảy thương mại. Từ đó sẽ giúp Việt Nam cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trước hết theo xu hướng phát triển toàn cầu hóa đang nổi lên mạnh mẽ, trong đó các quốc gia đều tham gia vào chuỗi cung ứng và dịch vụ toàn cầu. Đó sẽ là cơ hội tốt để Việt Nam được tham gia vào chuỗi cung cấp toàn cầu một cách tốt hơn và hiệu quả hơn, để đưa các sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh như trong lĩnh vực chế biến, dịch vụ... ra thị trường thế giới.

Theo báo Công thương

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Tiềm năng xuất khẩu sang APEC và Châu Phi
  • Giá ôtô có thể tăng vọt do chi phí cho 'hộp đen'
  • Thị trường quặng sắt: Cuộc chiến của Trung Quốc và những tác động tới lạm phát toàn cầu
  • Xuất khẩu phục hồi nhờ giá tăng
  • Xuất khẩu chính ngạch còn nhiều bất cập
  • Giá dầu giảm – nhân tố kích thích phục hồi kinh tế
  • Việt Nam vẫn nhập siêu sản phẩm nông nghiệp
  • Làm ăn với thị trường EU: Doanh nghiệp phải chủ động
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo