Thay đổi lớn trên thị trường quặng sắt và tác động tới lạm phát toàn cầu
(Theo Thông tin Thương mại Việt Nam)
Việc các công ty thép Nhật Bản và Trung Quốc thay thế các hợp đồng thường niên bởi các hợp đồng kỳ hạn 3 tháng có những hệ lụy về nhiều mặt. Sự thay đổi đó không chỉ có tác động đến cơ chế hợp tác giữa các công ty cung cấp quặng và các công ty sản xuất thép mà còn có những hệ lụy rộng hơn nữa đến kinh tế toàn cầu. Một số người thậm chí còn cho rằng “cuộc chiến” giữa các đại gia ngành sắt thép sẽ làm tăng lạm phát và hạn chế sự hồi phục của kinh tế thế giới trong thời gian tới.
Việc 4 nhà điều hành của Rio Tinto bị đối tác Trung Quốc bắt giam cho thấy công ty này đang bị thất thế, không chỉ trong giao dịch thương mại với Trung Quốc mà còn gây thiệt hại cho hoạt động lâu dài của tập đoàn này trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, khi những cuộc đàm phán với các đối tác Trung Quốc không còn khả thi thì các giao dịch quặng sắt trên thị trường ngắn hạn sẽ tạo ra những chi phí khổng lồ không chỉ riêng cho ngành sắt thép, mà còn tác động đến hoạt động của rất nhiều ngành khác trên thế giới.
Bộ trưởng Thương mại Úc, Simon Crean, cho biết trên trang web ABCNews rằngchính phủ Trung Quốc không nên can thiệp vào thị trường quặng sắt.
ABCNews dẫn lời ông Simon Crean cho rằng nên để cho thị trường quyết định giá cả, không nên ban hành chỉ thị giới hạn nguồn cung ứng của thị trường. Ông Simon Crean cũng cho biết cuộc tẩy chay của Trung Quốc không có nhiều khả năng trở thành hiện thực vì công nghiệp hóa nhanh chóng của Trung Quốc đang tạo ra nhu cầu cao về quặng sắt. Trước đó, Hiệp hội công nghiệp sắt thép Trung Quốc yêu cầu các công ty thép và thương nhân của nước này trong vòng hai tháng tới không nhập khẩu quặng sắt từ ba tập đoàn khai mỏ lớn nhất thế giới, trong đó có hai tập đoàn của Úc là Rio Tinto và BHP Billiton.
Tranh luận bắt nguồn từ các cuộc đàm phán về giá cả quặng sắt trong năm nay, sẽ tăng từ 80% - 100%, buộc các công ty thép phải chấp nhận cơ chế định giá mới theo quí của ba tập đoàn khai thác mỏ trên, thay cho hệ thống giá chuẩn theo năm được sử dụng trong hơn 40 năm qua.
Nguồn: tinkinhte.com
Trước tiên phải nói đến những tác động trực tiếp của sự thay đổi trên thị trường quặng sắt. Giá quặng sắt trong những hợp đồng mới đã tăng 90-100% so với các hợp đồng ký trước đây một năm. Giá giao ngay hiện cũng cao hơn 30% so với các giá của các hợp đồng mới kí kết, do đó, khi một hợp đồng đáo hạn trong ba tháng, rất có thể giá quặng sắt sẽ còn cao hơn nữa. Phần giá tăng lên sẽ lại được các công ty thép tính vào chi phí sản xuất hàng hóa và làm giá bán ra thị trường tăng lên. Trong khi đó, thép chiếm khoảng 95% trọng lượng các mặt hàng được làm từ kim loại. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giá quặng sắt tăng kỷ lục sẽ kéo theo giá của hàng loạt mặt hàng khác. Mức tăng của giá quặng sắt lớn gấp hai lần giá dầu. Trong kinh tế thế giới hiện nay, thép không quan trọng bằng dầu mỏ nhưng hệ số co dãn của cầu theo giá của thép thấp hơn dầu mỏ, cho thấy khi giá thép tăng lên, mức giảm của cầu sẽ thấp hơn so với trường hợp của dầu mỏ.
Nhiều NHTW trên thế giới thống nhất rằng lạm phát trong năm 2010 vẫn chưa ở mức độ nguy hiểm, nhưng nhận định của họ có vẻ như đang trở nên bất khả thi. Hiện nay, kinh tế toàn cầu đã bật lên khỏi đáy suy thoái, mặt bằng giá chung sẽ không tiếp tục giảm như thời kỳ khủng hoảng bởi giá nhân công giảm ở các nước phương Tây sẽ được cân bằng bởi lạm phát ở các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và ấn Độ. Lạm phát đang có dấu hiệu đạt tới 2 con số tại ấn Độ và bong bóng tài sản cũng đang đe dọa làm lạm phát ở Trung Quốc tăng trở lại, mặc dù các số liệu thống kê chính thức của nước này không phản ánh điều đó. Với việc giá nguyên vật liệu đã tăng gấp hai lần trong một năm trong khi số lượng nhân công rẻ mạt cũng tăng tương ứng, 25 năm không bị áp lực lạm phát của phương Tây dường như đang chấm dứt và lạm phát sẽ xuất hiện trở lại chỉ trong vài tháng tới.
Bên cạnh đó, còn có một hiệu ứng thứ cấp của những thay đổi trên thị trường quặng sắt toàn cầu. Hiệu ứng này có thể góp phần tạo nên lạm phát trong kinh tế thế giới trong nhiều thập kỷ tới. Đó là sự chuyển dịch sang các giao dịch thanh toán ngay và sự gia tăng tương ứng của thị trường quặng sắt phái sinh.
Nếu xem xét tác động của các hình thức phái sinh đối với các mặt hàng khác, có thể thấy tác động chính của nó là làm mức giá dễ thay đổi hơn, cũng như góp phần thổi giá lên và tạo ra độ lệch giá (theo hướng tăng). Vàng là một trong những mặt hàng vốn được giao dịch theo hình thức giao ngay và thanh toán ngay, sau đó thị trường vàng nhanh chóng xuất hiện các hình thức giao dịch phái sinh. Giá vàng bị thổi lên rất cao so với nhu cầu thực tế. Từ năm 1973 trở lại đây, khi thị trường vàng phái sinh phát triển, giá vàng đã dao động và tăng rất mạnh so với thời kỳ trước đó. Một ví dụ khác cũng rất tiêu biểu là trường hợp của dầu mỏ. Nếu không tính cuộc khủng hoảng năng lượng những năm 1970 thì giá dầu tương đối ổn định cho đến trước năm 2000. Sau đó, nạn đầu cơ và sự nở rộ của các giao dịch phái sinh trên thị trường dầu mỏ đã khiến giá dầu biến động rất mạnh. Thực tế là giá dầu đã tăng gấp hai lần trong giai đoạn 2003-2007 và tiếp tục tăng gấp hai lần nữa chỉ trong hai năm 2007-2008, trước khi sụt giảm trong ba quí liên tiếp khi xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đến nay, khi kinh tế thế giới có dấu hiệu hồi phục, giá dầu đã quay trở lại với mức liền trước năm 2007, năm tiền khủng hoảng.
Trong trường hợp của quặng sắt, trước năm 2007, giá quặng sắt chỉ dao động rất nhẹ trong khoảng 15-20%/năm và duy trì quanh mức 24,3 USD - 32,4USD/tấn trong suốt giai đoạn 1982-2000. Nhưng giờ đây, mọi việc đã thay đổi. Giá quặng sắt, cũng như giá dầu, có thể tăng gấp hai lần hoặc giảm một nửa chỉ trong vòng vài tháng và cũng sẽ dao động rất mạnh khi hoạt động đầu cơ trên thị trường phái sinh đẩy giá mặt hàng này ngày càng xa so với hoạt động kinh tế thực. Xét một cách tự nhiên thì những biến động này chủ yếu có lợi cho giới đầu cơ có liên quan, đặc biệt là những “đại gia” của Phố Wall.
Trong khi đó, điều này sẽ gây ra khó khăn cho tất cả những ai tham gia chuỗi sản xuất quặng sắt và thép. Không phải ai cũng có thể tự bảo hiểm cho mình trước sự biến động của giá quặng thông qua thị trường phái sinh. Việc này đòi hỏi mức thanh khoản tương thích trong vòng 1-2 năm và sẽ là một nguy hiểm lớn nếu người tham gia đánh cược sai về mức giá. Nếu như vào năm ngoái, một nhà sản xuất quặng sắt muốn an toàn và cố định giá bán ở mức ở 50 USD/tấn trong vòng 2 năm tới thì năm nay, anh ta sẽ phải hối tiếc vì giá quặng đã tăng rất mạnh. Đó là chưa kể đến những bất lợi lớn khi giá nhân công, vận tải, phương tiện khai khoáng và các chi phí sản xuất khác sẽ tăng giá mạnh, khiến giá thanh toán ngay của quặng sắt có thể lên tới 150 USD/tấn, tức là gấp 3 lần so với mức giá của hợp đồng cố định mà anh ta đã kí kết trước đó. Trong khi đó, một nhà sản xuất thép đã kí hợp đồng mua quặng với mức giá cố định cao cũng sẽ phải ngậm ngùi hối tiếc nếu giá quặng sắt giảm.
Ngoài ra, những bất cập trong hệ thống kế toán hiện đại cũng là một nhân tố gây ra sự bất ổn định trên thị trường sắt thép. Theo tiêu chuẩn kế toán tài chính FAS153, những giao dịch phái sinh phải được hạch toán theo giá thị trường. Nếu một công ty tự bảo hiểm cho đầu ra hoặc đầu vào của họ trong vòng 2-3 năm tới, lợi nhuận thực tế của anh ta sẽ bị bóp méo bởi sự xuất hiện của giá trị của các hợp đồng phái sinh. Ví dụ, những người tin tưởng rằng dầu sẽ tăng giá vào giữa năm 2008 đã tự bảo hiểm doanh số bán của họ vào năm 2010 dựa trên mức giá dầu là 100 USD/thùng. Họ có thể là những người may mắn bởi giá dầu trung bình ở thấp hơn mức này. Tuy nhiên, giá trị của các khoản tự bảo hiểm của họ đã vượt xa so với giá trị của doanh thu thực tế thường niên từ hoạt động sản xuất kinh doanh của họ và bóp méo kết quả kinh doanh của các công ty này. Do vậy, khi giá dầu giảm vào cuối năm 2008, các công ty này đã thông báo lợi nhuận khổng lồ. Sau đó vào năm 2009, giá dầu hồi phục, lợi nhuận mà các công ty này công bố cũng giảm đi.
Đối với các nhà đầu tư và các ngân hàng, bản công bố kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trở nên bí hiểm và khó hiểu đến mức không còn là căn cứ để xác định được công ty này có lợi nhuận thật hay không. Như vậy, các hình thức tự bảo hiểm bằng giao dịch phái sinh, trong khi bảo vệ “giá trị kinh tế” ở một khía cạnh “bí hiểm” nào đó thì không có ích gì trong việc đảm bảo sự ổn định của lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Nguy hiểm hơn, nó còn gây hại cho hoạt động đầu tư vốn. Các công ty thép sẽ không gặp nhiều khó khăn bởi họ có thể đảm bảo rằng phần biên giữa chi phí quặng sắt và giá bán sản phẩm sẽ duy trì ổn định. Nhưng một nhà sản xuất quặng sắt sẽ không thể cân nhắc ngân sách thăm dò, khai thác hoặc đầu tư một lượng vốn đáng kể vào các mỏ mới khi anh ta không dự đoán được mức giá quặng sắt trong thời gian tới. Điều này đã từng diễn ra trong ngành dầu mỏ, khi các giao dịch phái sinh nở rộ và giá dầu biến động mạnh trong thập kỷ vừa qua. Với các nhà cung ứng dầu truyền thống ở Trung Đông, câu hỏi luôn là nguồn tài nguyên mà họ đang nắm giữ có giá trị lớn như thế nào, họ có thể sử dụng các quỹ dầu mỏ để bảo hiểm trước những biến động về giá, nhưng điều này sẽ trở nên khó khăn hơn khi xu hướng giá trong dài hạn không rõ ràng như những gì chúng ta đang thấy vào thời điểm hiện nay.
Khó khăn hơn nữa là những vấn đề mà các nhà sản xuất dầu cát của Canada đang vấp phải. Trước năm 2008, các nhà sản xuất dầu kỳ vọng giá dầu sẽ lên tới 147 USD/thùng. Do đó, đến khi giá dầu giảm xuống vào cuối năm 2008, những dự án sản xuất dầu cát trị giá 90 tỷ USD đã bị ngưng trệ hoặc hủy bỏ. Trong khi đó giá dầu tăng lên 80 USD/thùng đã giúp nhiều dự án kiểu này thoát khỏi cảnh bị “xếp xó”. Cái giá của sự lộn xộn này rất đắt, nó có thể gây ra những chi phí lớn cho kinh tế thế giới, nhiều hơn so với lợi ích mà người ta kỳ vọng có được từ các giao dịch phái sinh dầu mỏ.
Sự chuyển dịch sang các giao dịch thanh toán ngay (hoặc ngắn hạn như thương vụ vừa rồi giữa các công ty thép và các nhà sản xuất quặng), cũng như sự phát triển của thị trường phái sinh quặng sắt sẽ có những tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu. Đơn giản nhất, nó làm tăng tiền thuê các nhân viên giao dịch của phố Wall trong khi áp mức chi phí khổng lồ lên những người khác. Điều này chắc chắn sẽ dẫn tới lạm phát cao, nạn tham nhũng và sự ngưng trệ các dự án trong thời điểm giá thấp, kết hợp với nạn đầu cơ tích trữ hàng hóa hữu hình, khiến giá cả leo thang và nguồn cung sắt thép không ổn định. Những thị trường như đồng, kẽm và các nguyên liệu thô khác cũng sẽ biến động tương tự, khiến kinh tế thế giới trở nên bất ổn hơn.
Sự thật là việc chuyển cơ chế giá ổn định trong dài hạn sang các “sòng bạc” đầu cơ sẽ mang lại lợi ích lớn cho một số thành phố của phố Wall và nhiều thị trường hàng hóa khác, nhưng gây ra những thiệt hại lớn cho những người còn lại. Theo quan điểm của nhiều chuyên gia tài chính trên thế giới, thay vì bỏ tù các đối tác trong cuộc đàm phán về giá cả thường niên, phía Trung Quốc nhẽ ra nên đưa họ quay trở lại với bàn đàm phán, tại đó họ có thể tìm ra một mức giá hợp lí hơn và tránh để mình bị rơi vào vòng xoáy của các “sòng bạc” phái sinh tinh vi.
Cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 đã dạy cho chúng ta bài học về cơn khát lợi nhuận của phố Wall có thể dẫn chúng ta đi đến đâu. Sự bùng nổ vượt tầm kiểm soát của chứng khoán phái sinh đã bóp méo các hoạt động kinh tế thực, tạo ra những bong bóng tài chính khổng lồ mà kết cục là sự đổ vỡ và khủng hoảng trên diện rộng. Một thập kỷ, hoặc nhiều hơn nữa ngập úng trong lượng tiền rẻ của Fed có thể khiến cho hoạt động kinh tế thực ngày càng khó nhận diện.
Rõ ràng, đây là lúc cần phải đổi mới, cải tổ hệ thống, khởi đầu bằng việc điều chỉnh chính sách lãi suất theo thực tế nền kinh tế, trước khi Phố Wall lại thành công trong việc tạo ra lạm phát và lợi nhuận cho mình trong khi những người khác gánh chịu hậu quả nặng nề từ một nền kinh tế bị bóp méo.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trung Quốc và cuộc chiến vì quặng sắt
(Theo Thông tin Thương mại Việt Nam)
Sắt thép là xương sống cho sự phát triển kinh tế kỳ diệu của Trung Quốc trong những năm qua. Quí I/2010, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đạt 11,9% so với cùng kỳ năm trước. Đóng góp hơn 43% cho sự tăng trưởng này là từ đầu tư vào các tài sản cố định như đường sá, công xưởng, nhà ở và máy móc. Những tài sản cố định này phụ thuộc nặng nề vào sắt thép, dù ở góc độ vật liệu xây dựng hay máy móc thiết bị.
Quặng sắt là nguyên liệu đầu vào chủ yếu của hoạt động sản xuất thép. Do đó, duy trì giá quặng sắt ổn định cũng đồng nghĩa với việc duy trì một chi phí ổn định cho quá trình hiện đại hóa nền kinh tế. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đấu tranh để duy trì giá quặng sắt cố định, mặc dù nhu cầu quặng sắt tăng mạnh sẽ kéo giá tăng theo quy luật cung-cầu.
Hiệp hội Sắt Thép Trung Quốc cho biết, ba nhà cung cấp quặng sắt lớn nhất thế giới là Vale SA, BHP Billiton và Rio Tinto đang đe doạ sẽ ngừng cung cấp quặng trừ khi các nhà sản xuất thép Trung Quốc chấp nhận mức giá mà họ đưa ra.
Luo Bingsheng, phó chủ tịch Hiệp hội cho biết, các công ty này yêu cầu giá quặng năm nay cao hơn năm ngoái từ 90 – 100% do kinh tế đã hồi phục.
“Họ đưa ra chính sách đe doạ”, Luo nói. “Nếu bạn không đồng ý với giá như thế, họ đe doạ sẽ ngừng cung cấp quặng. Đây có phải là thoả thuận hay không?”.
Luo cho biết thêm, các nhà sản xuất thép Trung Quốc hiện có nguồn quặng dự trữ đủ để đảm bảo cho “sản lượng ổn định” trong khoảng 2 tháng. Một số công ty thép đã ký thoả thuận với các công ty khai mỏ về việc đảm bảo nguồn nguyên liệu thô cho họ.
Công ty Angang Steel Co., cho biết, các nhà cung cấp quặng đã dừng xuất khẩu sang Trung Quốc với giá thoả thuận cũ. Còn công ty Jiangsu Shagang Group thì cho biết các nhà sản xuất thép hiện không có lựa chọn nào khác và phải chậm nhận giá các nhà cung cấp quặng đưa ra.
Tuần trước, Hiệp hội Thép Thế giới dự đoán, nhu cầu thép năm nay có thể tăng 10,7% so với năm ngoái. Và trong năm nay, nhu cầu nguyên liệu thô của Trung Quốc sẽ cạnh tranh mạnh mẽ với các nước châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc.
“Thị trường quặng sắt toàn cầu sẽ thiếu cung trầm trọng”, Luo nói.
Trong quý 1 năm nay, sản lượng thép của các nước ngoài Trung Quốc đã tăng 33%, trong khi sản lượng của Trung Quốc tăng 24,5%.
Nguồn: tinkinhte.com
Trong 40 năm trở lại đây, các nhà cung ứng và nhập khẩu quặng sắt lớn trên thế giới thường sử dụng hệ thống định giá tham chiếu để quyết định các hợp đồng quặng sắt. Trong hệ thống này, giá của hợp đồng đầu tiên được đàm phán với các nhà cung ứng và nhập khẩu quặng sắt lớn cho năm có thể được sử dụng cho tất cả các hợp đồng tương lai giữa các xưởng luyện thép và các nhà cung ứng trong năm đó. Điều này giúp cho các xưởng sản xuất thép tự bảo hiểm cho mình khỏi biến động giá quặng sắt, do thép là một trong những đầu vào chính của các ngành công nghiệp. Sự ổn định của giá thép cũng giúp bình ổn giá trên diện rộng của nền kinh tế, đặc biệt là các ngành như ô tô, xây dựng, đóng tàu, sản xuất máy công nghiệp...
Thoạt đầu, hệ thống này có lợi cho các nhà cung ứng do không có gì chắc chắn là cầu về quặng sắt sẽ đủ để vượt qua cung và làm giá tăng. Một mức giá cố định thường niên sẽ giúp họ ổn định và kiểm soát được hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất thép gia tăng tại Trung Quốc đã kéo cầu về quặng sắt tăng mạnh, dẫn đến việc các nhà cung ứng quặng sắt hàng đầu trên thế giới phải cân nhắc việc thay đổi hệ thống này, để có những hợp đồng ngắn hạn hơn và sát với mức giá thị trường hơn. Năm 2009, Trung Quốc đã sử dụng tới 60% lượng quặng sắt trong năm của toàn cầu để sản xuất ra 47% lượng thép toàn cầu.
Ngành công nghiệp thép của Trung Quốc là một ngàh công nghiệp xương sống nhưng lại khá mong manh và dễ rơi vào tình trạng sản xuất thừa. Năm 2005, nỗ lực của Hội đồng Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc nhằm củng cố ngành công nghiệp này đã dẫn đến một hậu quả không mong muốn, đó là khiến ngành thép Trung Quốc tăng trưởng quá nóng. Họ đã dùng quyền lực chính trị để thúc đẩy các lò luyện thép địa phương tăng sản lượng, qua đó vừa đảm bảo sự chủ động về nguồn thép cho nền kinh tế Trung Quốc, vừa bảo vệ các nhà sản xuất thép Trung Quốc khỏi sự cạnh tranh của nước ngoài. Nhưng kết quả là nhu cầu quặng sắt từ Trung Quốc tăng mạnh, khiến giá loại nguyên liệu này tăng từ 37 USD/tấn vào năm 2004 (giá trên thị trương giao ngay), lên trung bình 101USD/tấn vào năm 2009. Hiện nay, hơn một nửa nhu cầu quặng sắt của Trung Quốc phải nhập khẩu, đặc biệt là từ Braxin và Australia.
Cũng giống như Braxin và Australia, Trung Quốc là một trong ba nhà sản xuất quặng sắt lớn nhất thế giới, nhưng hàng năm nước này vẫn nhập khẩu ròng quặng sắt để đáp ứng nhu cầu quá lớn từ trong nước. Trong khi đó, Braxin và Australia, với nhu cầu nội địa tương đối thấp, có thể dành phần lớn sản lượng quặng sắt cho xuất khẩu và thống trị thị trường quặng sắt thế giới. Hơn nữa, phẩm cấp quặng sắt của hai nước này cũng cao hơn, với hàm lượng quặng là 50%, trong khi của Trung Quốc chỉ là 32%. Điều này đã giúp ba nhà cung ứng quặng sắt lớn là Vale của Braxin và Rio Tinto và BHP Billiton của Australia nắm giữ thị phần áp đảo là 68% trên thị trường quặng sắt thế giới.
Ba nhà cung ứng này đã tận dụng lợi thế nhà xuất khẩu lớn của mình để thay đổi hệ thống định giá quặng sắt cũ, theo hướng áp dụng các hợp đồng ngắn hạn, với mức giá sát giá thực tế hơn. Ngày 30/3/2010, Vale tuyên bố đã đạt được một thỏa thuận với công ty Sumitomo Metal Industries Co của Nhật Bản về một hợp đồng theo quí, với mức giá cao hơn 90% so với giá của một năm trước đó, hợp đồng đồng này có hiệu lực từ ngày 1/4/2010. Tiếp theo sự kiện đó, Rio Tinto và BHP Billiton cũng tuyên bố họ sẽ tìm cách áp dụng các hợp đồng định giá ngắn hạn trong tương lai với các đối tác châu á, chuyển cơ chế định giá theo năm về theo quí.
Trong khi đó, là nước nhập khẩu quặng sắt lớn nhất thế giới, Trung Quốc kịch liệt phản đối các hợp đồng ngắn hạn này. Năm ngoái, Hiệp hội quặng sắt và thép Trung Quốc (CISA) đã nỗ lực sử dụng lợi thế về lượng cầu khủng lồ của nước này để thuyết phục ba nhà cung ứng quặng sắt trên giảm giá bán. Nhưng những nỗ lực này đã thất bại. Các lò luyện thép tư nhân Trung Quốc, không thể chờ đợi thỏa thuận này thành công, đã tự thực hiện các thỏa thuận của riêng mình hoặc mua quặng sắt trên thị trường giao ngay với mức giá cao hơn nhiều.
Những chiến thuật tương tự trong năm nay tiếp tục đặt Trung Quốc vào thế bí trong các cuộc đàm phán về giá quặng sắt. Dẫn đầu đoàn đàm phán của Trung Quốc là Tập đoàn Baosteel, nhà sản xuất thép lớn nhất Trung Quốc đã đứng ra thay cho CISA. Trung Quốc phản đối việc chuyển đổi cơ chế định giá quặng sắt khiến mức giá tăng thêm 90-100% mà Vale đã yêu cầu. Nhưng Trung Quốc đang cố đánh một trái bóng rất nặng và khó khăn.
CISA đã kêu gọi các công ty thép địa phương và các công ty thương mại ngừng mua thép từ Vale, BHP Billition và Rio Tinto trong 2 tháng và chủ yếu dựa vào nguồn thép còn tồn trong các kho dự trữ. Trung Quốc cũng tuyên bố họ có thể tổ chức một đoàn thanh tra về sự độc quyền tập đoàn và liên kết độc quyền của Rio Tinto, BHP Billion và Vale trên thị trường quặng sắt.
Chiến lược lâu dài của Trung Quốc là giảm sự phụ thuộc vào nguồn quặng sắt của ba nhà cung ứng trên, thông qua việc tăng cường đầu tư vào các mỏ quặng sắt nội địa. Viện nghiên cứu và kế hoạch công nghiệp Luyện kim của Trung Quốc đã kêu gọi Chính phủ mở rộng hoạt động khai thác, tham dò quặng sắt nội địa và đầu tư cho hoạt động khai khoáng ở nước ngoài.
Ngày 5.4, Hiệp hội sắt thép Trung Quốc đề nghị các công ty thép của Trung Quốc ngưng nhập quặng sắt của ba tập đoàn khai khoáng mỏ sắt lớn nhất thế giới, nhằm phản đối giá quặng thép tăng cao, và cảnh báo một sự thông đồng về giá mà ba tập đoàn này đưa ra. Hiệp hội sắt thép Trung Quốc đã đề nghị các công ty và các nhà buôn ngưng nhập quặng của tập đoàn Rio Tinto và BHP Billiton (Úc) và Vale (Brazil) trong hai tháng.
Hiện Trung Quốc có 75 triệu tấn quặng dự trữ và sản lượng quặng của Trung Quốc đã tăng 18% trong hai tháng đầu năm 2010 so cùng kỳ năm ngoái. Hiệp hội này cho rằng các nhà sản xuất thép Trung Quốc đang có đủ lượng quặng sắt để đảm bảo mức sản xuất thép trong vòng hai tháng. Hội này cho rằng việc tẩy chay sản phẩm là cách hiệu quả nhằm ngăn chặn những hành vi thông đồng của ba tập đoàn khổng lồ trên.
Một số nhà sản xuất thép châu Á như Nippon Steel (Nhật Bản), Posco (Hàn Quốc) đã chấp nhận mức giá mua quặng sắt cao trong năm nay, tăng tới 90%. Các nhà phân tích dự tính mức tăng giá của quặng sẽ khiến giá thép có thể tăng tới 1/3 so với giá cũ.
Nguồn: tinkinhte.com
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa đồng ý Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL) làm đầu mối tiêu thụ quặng sắt mỏ Quý Xa, tỉnh Lào Cai trong măm 2010. Về nguyên tắc, trước hết ưu tiên bán cho các đơn vị sản xuất trong nước, số còn lại được phép xuất khẩu tối đa không quá 500.000 tấn để nhập khẩu đối lưu than mỡ và than cốc. Việc xuất khẩu quặng sắt phải tuân thủ đúng theo quy định tại Thông tư số 08/2008/TT-BCT ngày 18/06/2008 của Bộ Công Thương về hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản. Đồng thời, Phó Thủ tướng yêu cầu Tổng công ty Thép Việt Nam cùng các bên liên doanh đẩy nhanh tiến độ đầu tư Dự án nhà máy gang thép Lào Cai bảo đảm công trình sớm đi vào hoạt động. Được biết trên địa bàn tỉnh Lào Cai có trên 130 mỏ, điểm mỏ với trên 30 loại khoáng sản khác nhau. Riêng đối với tài nguyên quặng sắt, trên địa bàn Lào Cai đã phát hiện được 5 mỏ và 10 điểm quặng sắt với tổng trữ lượng 146,3 triệu tấn, trong đó sắt nâu khoảng trên 130 triệu tấn (bao gồm các mỏ Quý Xa, Làng Vinh, Làng Cọ, ...) và trên 15 triệu tấn quặng manhetit (Làng Lếch, Tam Đỉnh, Bản Vược, ...). Trong số các mỏ và điểm quặng sắt đã được phát hiện, có 4 mỏ là Quý Xa, Làng Cọ, Làng Lếch, Làng Vinh đã được thăm dò, các điểm còn lại mới đều trong quá trình đánh giá tìm kiếm hoặc khảo sát.
Đầu tư cho hoạt động khai khoáng ở nước ngoài đã được Trung Quốc thực hiện ở Nam Phi, Nga, Australia và Đông Nam á. Ngày 1/4/2010, Tập đoàn Thương mại vật liệu Đường sắt Trung Quốc đã kí thỏa thuận với công ty khai khoáng châu Phi African Minerals để phát triển mỏ quặng sắt Tonkolli ở Sierra Leone. Các công ty thép Trung Quốc đã chuyển hướng sang các nhà cung ứng nhỏ để được hưởng mức giá rẻ hơn. Ngày 22/4/2010, Sinosteel, công ty kinh doanh quặng sắt lớn nhất Trung Quốc cũng tuyên bố họ đã mua lại 50% sản lượng của dự án khai thác quặng sắt của Brockman Resources Ltd's Marillana tại phía Tây Australia.
Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ không thể làm thay đổi tương quan lực lượng trong các cuộc đàm phán về giá quặng sắt, chừng nào họ chưa giải quyết được tình trạng tăng mạnh của nhu cầu quặng sắt hiện nay. Trung Quốc đã dựa vào hoạt động đầu tư cố định để tạo việc làm cho xã hội và duy trì tăng trưởng kinh tế, đặc biệt trong các lĩnh vực bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng. Năm 2009, tổng số tiền cho vay của các ngân hàng đã lên tới mức kỷ lục 9,59 ngàn tỷ NDT (tương đương với 1,4 ngàn tỷ USD) để giữ cho nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng trong thời kỳ khủng hoảng. Kết quả là đầu tư cố định tăng kỷ lục, chiếm tới 66% GDP và tăng 54% so với năm 2008. Điều này đã góp phần làm trầm trọng hơn tình trạng dư thừa trong ngành thép nội địa, trong khi nhu cầu đối với thép trên thế giới ở mức thấp.
Giá quặng sắt tăng mạnh sẽ gây thiệt hại lớn cho ngành thép nội địa của Trung Quốc. Hiện Trung Quốc có khoảng 700 xưởng luyện thép, trong đó 5 nhà sản xuất thép lớn nhất chiếm gần 30% sản lượng thép mỗi năm. Mặc dù cơ chế cấp phép được dùng để điều tiết các doanh nghiệp nhập khẩu, nhưng trong thực tế, nhiều công ty thương mại đã nhập khẩu quặng sắt rồi bán ra thị trường giao ngay với mức giá cao hơn.
Tờ tin chứng khoán Thượng Hải mới đây đã đưa ra một báo cáo rằng giá quặng sắt tăng trong năm nay sẽ khiến các nhà sản xuất thép của Trung Quốc phải gánh chịu thêm khoản chi phí là 90 tỷ NDT. Nhiều xưởng luyện thép vẫn đang trong quá trình phục hồi từ năm 2009 và không thể chịu thêm những chi phí mới. Nếu giá quặng sắt tăng 1,69% sẽ khiến nhiều công ty thép Nhà nước rơi vào tình trạng báo động đỏ. Hơn nữa, các công ty thép phải đóng cửa hoặc giảm sản xuất sẽ khiến nhiều lao động ở các địa phương mất việc làm.
Mặc dù đoàn đàm phán của Trung Quốc vẫn do dự trước các hợp đồng ngắn hạn, nhiều nhà sản xuất thép nội địa của Trung Quốc sẽ vẫn phải chấp nhận mức giá tăng và sử dụng cơ chế chuyển giá (tăng giá thép bán ra để duy trì lợi nhuận). Nhiều công ty sản xuất thép nhỏ hơn đã kí các hợp đồng theo quí để đảm bảo nguồn đầu vào, cho thấy những thất bại ban đầu của đoàn đàm phán Trung Quốc. Vào tháng 4/2010, giá quặng sắt phẩm cấp cao đã tăng 11,4% so với tháng 3/2010 còn giá thép tăng 5,5% trong cùng thời kỳ.
Theo truyền thống, Trung Quốc có đủ sức để duy trì giá nguyên vật liệu đầu vào bằng cách yêu cầu các doanh nghiệp quốc doanh chấp nhận lỗ để giữ giá. Nhưng hiện nay, do nguồn tiền kích thích tăng trưởng đang bị cắt giảm dần, áp lực lợi nhuận có thể khiến các nhà hoạch định chính sách cho phép các lò luyện thép tự định giá. Ngày 19/4/2010, công ty Quặng và Thép Baoshan, một thành viên của tập đoàn Baosteel và là công ty thép đại chúng lớn nhất Trung Quốc đã tuyên bố họ có thể sẽ tăng giá thép cuộn cán nguội vào tháng 5/2010. Tuyên bố này có thể kéo theo sự tăng giá hàng loạt của nhiều nhà sản xuất thép Trung Quốc.
Xu hướng đi lên của giá sắt thép sẽ giống như một mồi lửa cho lạm phát của Trung Quốc hiện nay. Quí I/2010, giá sản xuất của Trung Quốc đã tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2009, chủ yếu do sự tăng giá của các kim loại phi sắt, như quặng sắt. Trong khi chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2009, làm gia tăng quan ngại về sự bùng nổ của lạm phát tại nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này. Giá của nhiều loại hàng hóa sử dụng thép, từ ô tô đến thiết bị văn phòng, nhà ở và máy công nghiệp sẽ tăng nhanh chóng. Điều này cũng khiến chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng và làm tăng giá bất động sản, trong khi nền kinh tế này vẫn phụ thuộc nhiều vào đầu tư cố định để tăng trưởng. Bất chất những nỗ lực nhằm hạ nhiệt thị trường nhà đất, giá bất động sản của Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng 11,7% trong tháng 3/2010 so với cùng kỳ năm trước.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
VNSTEEL làm đầu mối tiêu thụ quặng sắt mỏ Quý Xa
Nguồn: tinkinhte.comẢnh minh họa
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tình hình xuất nhập khẩu thép và quặng sắt của Trung Quốc năm 2009
Nguồn: Tinkinhte.com
Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, trong năm 2009, nước này đã nhập khẩu 627.779.189 tấn quặng sắt, tăng 41,57%, trong khi chỉ xuất khẩu 2.500 tấn mặt hàng này, giảm 75% so với năm 2008. Cũng trong năm 2009, quốc gia sản xuất và tiêu thụ nhiều thép nhất thế giới nhập khẩu 16.150.000 tấn thép, tăng 11,4% và xuất khẩu 21.260.000 tấn, giảm 62% so với năm trước đó.
Dưới đây là số liệu thống kê chi tiết tình hình xuất nhập khẩu thép và quặng sắt của Trung Quốc tháng 12 và năm 2009.
Nhập khẩu
Mặt hàng | Tháng 12 (tấn) | +/- (%) | Giá (USD/tấn) | Năm 2009 (tấn) | +/- (%) | |
Quặng sắt | Tổng | 62.164.260 | 80,18 | 86,61 | 627.779.189 | 41,57 |
Australia | 26.659.067 | 107,51 | 82,56 | 261.862.575 | 42,87 | |
Brazil | 13.402.802 | 109,67 | 94,97 | 142.401.696 | 41,54 | |
Ấn Độ | 11.234.140 | 10,37 | 86,02 | 107.344.351 | 18,05 | |
Nam Phi | 2.505.202 | 137,2 | 88,08 | 34.130.079 | 135,02 | |
Iran | 1.242.321 | 704,72 | 86,39 | 6.852.030 | 33,19 | |
Ukraine | 996.306 | 378,47 | 95,33 | 11.583.279 | 152,11 | |
Canada | 824.927 | 1.005,3 | 101,26 | 8.653.157 | 133,21 | |
Indonesia | 652.596 | 17,92 | 61,73 | 6.435.285 | -4,76 | |
Peru | 558.454 | -46,34 | 87,47 | 6.030.288 | 12,89 | |
Venezuela | 550.210 | 433,33 | 96,45 | 3.032.055 | -4,83 | |
Mauritania | 526.609 | 152,32 | 82.33 | 6.123.637 | 145,7 | |
Chile | 511.544 | 96,45 | 110,53 | 5.726.699 | 59,99 | |
Russia | 427.625 | -30,12 | 82,85 | 9.664.533 | 67,01 | |
Kazakhstan | 336.287 | 8,17 | 86,39 | 5.858.066 | 83,57 | |
Mongolia | 289.478 | 408,57 | 59,44 | 1.487.796 | 47,05 | |
Thụy Điển | 247.833 | 120,94 | 867.295 | |||
Việt Nam | 244.290 | 326,61 | 58,93 | 1.810.894 | 54,55 | |
Triều Tiên | 206.400 | 53,21 | 56,74 | 1.816.017 | -3,5 | |
Malaysia | 181.134 | 73,92 | 1.039.705 | 29,29 | ||
Mexico | 156.650 | 36,27 | 113,37 | 1.628.289 | 14 | |
New Zealand | 116.700 | 50,03 | 704.547 | -0,98 | ||
Myanmar | 106.209 | 152,54 | 37,87 | 453.511 | 86,97 | |
Thái Lan | 90.190 | 405,09 | 75,39 | 784.545 | -56.67 | |
Mỹ | 68.427 | 123,96 | 517.256 | 317,24 | ||
Nhật Bản | 19.617 | 35,02 | 41.401 | -17,64 | ||
Hàn Quốc | 9.212 | 39,19 | 129.204 | 1.198,65 | ||
Oman | 30 | 33,33 | 30 | |||
Philippines | 0 | 0 | 154.394 | 64,83 | ||
Bahrain | 162.774 | -58,27 | ||||
Uruguay | 2 - | |||||
Trinidad and Tobago | 22.113 | -56,31 | ||||
Thổ Nhĩ Kỳ | 2.719 | -16,54 | ||||
Liberia | -100 | 19.090 | -40,43 | |||
Pakistan | 6.816 | -31,14 | ||||
Qatar | 50.574 | 28,19 | ||||
Phần Lan | -100 | 208.368 | 33,15 | |||
Na Uy | 165.684 | |||||
Libya | -100 | 8.435 | -96,1 | |||
Đức | 1 | -99,98 | ||||
Sản phẩm thép | 1.290.000 | 26 | 1.153,57 | 16.150.000 | 11,4 | |
Phôi thép | 300.000 | 2.928,5 | 505,99 | 4.490.000 | 2.639,8 |
Xuất khẩu
Mặt hàng | Tháng 12 (tấn) | +/- (%) | Giá (USD/tấn) | Năm 2009 (tấn) | +/- (%) | |
Quặng sắt | Tổng | 281 | 11,3 | 170,82 | 2.500 | -75,55 |
Pakistan | 200 | 200 | 1.475 | |||
Sri Lanka | 68 | 58,82 | 68 | |||
Bờ Biển Ngà | 12 | |||||
Đức | 0 | 627,59 | 0 | 7 | -71,89 | |
Uzbekistan | 299 | -24,8 | ||||
Australia | -100 | 9 | 151,66 | |||
Hàn Quốc | 371 | -73,54 | ||||
Indonesia | 18 | -82,66 | ||||
Turkmenistan | -100 | 200 | -96,25 | |||
Đài Loan | 40 | 4.002,56 | ||||
Sản phẩm thép | 2.850.000 | -3,5 | 768,97 | 21.260.000 | -62,1 | |
Phôi thép | 20.000 | -33,3 | 417 | 30.000 | -97,3 |
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Ngày 24-3, ông Hồ Đức Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP Sắt Thạch Khê (TIC) Hà Tĩnh cho biết: ngày 22-3, Xí nghiệp khai thác mỏ sắt Thạch Khê trong khi bóc đất, cát tầng phủ đến -7,8m thì đào trúng vỉa quặng sắt đầu tiên trên diện tích rộng. Phần quặng phân bổ theo dạng khối đặc trong phạm vi 200mét vuông tại khu vực khai trường mỏ sắt Thạch Khê. Việc đào trúng vỉa quặng sắt thực tế ở khai trường so với tài liệu khảo sát địa chất cơ bản trùng nhau (sai lệch độ sâu thân quặng chỉ 0,2m). Trước đó, ngày 20-3, TIC cũng đã đào được nhiều cục quặng rời. Hiện TIC đang tiếp tục huy động phương tiện và nhân lực của các nhà thầu làm việc 24/24 giờ để bốc, xúc chuyển đất cát đến khi vỉa quặng lộ rõ trên phần lớn diện tích khai thác giai đoạn I. Được biết, sau hơn 5 tháng khởi công, đến nay TIC đã bốc xúc được 5,5/13 triệu tấn đất cát của dự án bốc đất tầng phủ mỏ sắt Thạch Khê và dự kiến đến đầu năm 2011, TIC sẽ hoàn thành việc bốc xong đất tầng phủ đồng thời cũng khai thác được khoảng 1 triệu tấn quặng sắt. Dọc đường tỉnh lộ 151 thuộc 2 xã Văn Sơn và Võ Lao, huyện Văn Bàn (Lào Cai), hơn 2 tuần nay, các xe chở "quặng sắt lậu" ầm ầm chạy qua, chạy lại mà không gặp phải sự can thiệp nào của cơ quan chức năng. Đầu năm 2010, các doanh nghiệp đầu tư vào những dự án lò cao đang và sắp đi vào hoạt động lại đồng loạt gửi văn bản phản đối việc Bộ Công Thương cho phép xuất khẩu quặng và các khoáng sản khác. Chuyện cũ hóa mới Theo Thông tư hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản do Bộ Công Thương ban hành, kể từ ngày 30-9-2008, khoáng sản khai thác được ưu tiên dành cho chế biến sâu trong nước. Nếu xin phép xuất khẩu, phải đạt tiêu chuẩn, hàm lượng chế biến cao. Tuy nhiên trước và sau thời điểm ra đời thông tư này việc xuất khẩu quặng và khoáng sản vẫn diễn ra đều đặn. Theo tờ trình từ bộ, bộ đề nghị Chính phủ cho các nhà khai quặng được phép xuất khẩu, từ cuối năm 2008 đến giữa năm 2009, nhằm giải quyết bài toán tồn kho khi giá quặng thế giới ở thời điểm đó đã giảm theo chiều thẳng đứng, có thể gây phá sản nhiều doanh nghiệp. Trong khi đó, những cuộc thương thảo giữa các nhà khai thác với nhiều doanh nghiệp sản xuất thép trong nước ở thời điểm đó đã bất thành vì phía khai thác muốn xuất khẩu, chủ yếu qua thị trường Trung Quốc, dù giá có hạ vẫn cao hơn giá bán tại thị trường nội địa. Tuy nhiên, đến tháng 9-2009, khi giá nguyên liệu trên thế giới phục hồi, và lượng hàng tồn kho gần như đã được giải phóng (theo tin của Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại thuộc Bộ Công Thương) thì xu hướng xuất khẩu quặng sắt và khoáng sản vẫn tăng tháng thứ 6 liên tiếp, đạt mức kỷ lục về lượng và kim ngạch xuất khẩu kể từ đầu năm (tăng 39,2% về lượng và tăng 67,7% về kim ngạch so với tháng trước đó). Sự tăng trưởng xuất khẩu đột biến này xuất phát từ việc Bộ Công Thương đã cho phép xuất khẩu thêm 400.000 tấn tinh quặng sắt, 84.000 tấn tinh quặng magnetit và hàng chục tấn quặng mangan, kẽm khác. Lý do xuất khẩu vẫn là hàng tồn kho, khoáng sản dư thừa sau khi đã cân đối chế biến sâu trong nước, hoặc trong nước chưa có cơ sở chế biến sâu hơn một số khoáng sản đã khai thác được. Tính chung cả năm 2009, theo Tổng cục Hải quan, số lượng quặng và các khoáng sản khác đã xuất khẩu lên đến hơn 2,15 triệu tấn (thu được 134,957 triệu đô la Mỹ). Thị trường Trung Quốc là nơi tiêu thụ các sản phẩm xuất khẩu thô lớn nhất (1,67 triệu tấn các loại, trong đó 1,2 triệu tấn là tinh quặng sắt) với trị giá khoảng 103 triệu đô la Mỹ. Số lượng tinh quặng sắt thật sự xuất khẩu, theo nội dung văn bản kiến nghị mà các nhà sản xuất phôi thép từ lò cao mới báo cáo lên Chính phủ, chênh lệch khoảng hơn 600.000 tấn so với số liệu được dẫn từ nguồn Hải quan Trung Quốc (1,81 triệu tấn). Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, giải thích lý do chênh lệch có thể do phía Trung Quốc thống kê cả những lô hàng xuất theo đường tiểu ngạch, trốn thuế phía Việt Nam, trong khi phía Hải quan Việt Nam chỉ thống kê các hợp đồng cho phép xuất khẩu chính ngạch. Cần một sự phân định nghiêm minh Song, ngay từ cuối năm 2009, nhận thấy việc cho phép xuất khẩu khoáng sản thô vẫn chưa có dấu hiệu dừng và e ngại việc các nhà khai thác lợi dụng sự “tranh tối tranh sáng” trong các giấy phép xuất khẩu mà Bộ Công Thương không ghi rõ thời điểm hết hạn cho xuất, Hiệp hội Thép Việt Nam đã gửi văn bản lên Chính phủ. Văn bản đề nghị không cho phép tiếp tục xuất khẩu như bài toán tình thế năm trước, để dành trữ lượng quặng sắt vốn không nhiều cho các dự án lò cao trong nước đủ nguyên liệu hoạt động lâu dài, hạn chế việc khai thác, mua bán khoáng sản lộn xộn, ồ ạt tại nhiều địa phương trong những năm qua, giảm bớt việc nhập siêu hàng hóa. Cũng phải nói thêm rằng, ngay từ đầu tháng 1 năm nay, trước thời điểm dẫn đến kiến nghị của các nhà sản xuất thép trong nước một tháng, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công Thương xem xét, giải quyết kiến nghị của Hiệp hội thép. Song đã hơn hai tháng qua, việc tổ chức một cuộc họp để đảm bảo lợi ích của giữa các nhà khai thác (bán) và nhà sản xuất trong nước (mua) vẫn chưa được tổ chức. Trong khi đó, giá quặng sắt thế giới (loại quặng 63,5% hàm lượng sắt) ở thời điểm cuối tháng 1-2010 tại thị trường châu Á đã tăng tới 64% so với hồi tháng 9 năm trước (theo Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại) khiến cho các bên, vì lợi ích khác nhau, càng trở nên sốt ruột trong việc tính toán chiến lược kinh doanh, lợi nhuận cho năm nay. Những lo lắng của các nhà sản xuất trong nước càng tăng khi họ biết rằng trong kế hoạch năm 2010, nếu được phép, Việt Nam sẽ xuất khẩu 2,681 triệu tấn quặng và khoáng sản khác (không tính dầu thô, than đá, xăng dầu) với ước trị giá thu về là 170 triệu đô la Mỹ, tăng 25,4% về số lượng và mức tăng tương đương về trị giá so với năm 2009 (theo Vụ Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương). Để giải quyết tình trạng này, theo ông Cường, Bộ Công Thương không thể im lặng mà phải là trung gian hòa giải chủ yếu về giá, cân đối giữa bên mua - bên bán vì lợi ích liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước, đảm bảo sự phát triển chung của nền sản xuất công nghiệp nội địa và có thái độ ứng xử đúng đắn với việc sử dụng tài nguyên. Còn theo ông Vũ Đình Ánh, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học - tài chính và giá cả (Bộ Tài chính), sự dung hòa này phải xuất phát từ mục đích sử dụng tài nguyên: “Nếu chỉ để phục vụ cho sản xuất trong nước, không thể áp giá xuất khẩu hay giá thế giới vào đây vì mỗi nước có chi phí sản xuất khác nhau”.
Hà Tĩnh: Phát lộ vỉa quặng sắt Thạch Khê
Nguồn: tinkinhte.comVỉa quặng sắt đầu tiên đã lộ diện tại khai trường mỏ sắt Thạch Khê Nhiều cục quặng rời đã được đào và di chuyển lên mặt đất
----------------------------------------------------------------------------------------------
Lào Cai: Tràn lan khai thác quặng sắt trái phép
Nguồn: tinkinhte.com
Người đi trên đường dễ nhận thấy nạn khai thác quặng sắt trái phép ở 2 xã này. Ngay cạnh đường, các hầm khai thác quặng sắt ngang nhiên đào bới, các sản phẩm thu được đắp thành đống ven đường chờ các chủ hàng thu gom chở về bãi tập kết.
Chính quyền địa phương khẳng định đã biết hiện tượng này và tỏ ra khá bức xúc nhưng do lực lượng mỏng, năng lực còn nhiều hạn chế nên chưa thể giải quyết được sự việc này.
Ông Nguyễn Quyết Tiến, Bí thư Đảng ủy xã Võ Lao cho biết, nạn khai thác quặng sắt diễn ra từ năm 2001, sau đó lắng xuống vào năm 2004 nhờ sự can thiệp tích cực của tỉnh Lào Cai và huyện Văn Bàn. Nhưng 2 tuần nay vụ việc lại tiếp diễn, việc vận chuyển quặng lậu thường diễn ra vào ban đêm, mỗi tối có tới 20-50 xe ôtô tải vận chuyển.
Chính quyền xã đã bắt quả tang nhiều xe, lập biên bản nhiều lần và tịch thu phương tiện nhưng cũng không thể kiểm soát được tình trạng này.
Đi sâu vào các địa điểm khai thác trái phép tại xã Văn Sơn, thôn Tống Tư, Gốc Hồng; xã Võ Lao, thôn Bát 1, Bát 2, Làng Vinh, cảnh tượng khai thác quặng lậu tràn lan với các hố to, sâu hoắm như bị bom mìn hạng nặng tàn phá, có hố sâu đến 30-40 m, lộ rõ màu đen nâu của quặng sắt.
Qua tìm hiểu được biết, 2 "hố bom" thuộc diện tích đất nhà bà Thông và ông Phùng, thôn Tống Tư, xã Văn Sơn.
Trước kia, nơi đây là hai mảnh vườn rộng, bằng phẳng, rộng 500-700m2, chuyên trồng chuối. Do hám lợi, 2 hộ này đã cho các đối tượng khai thác quặng trái phép (gọi là bưởng) mang máy xúc, máy ủi đến đào bới rồi cho xe tải chở đi với giá 30.000 đồng/m3.
Tiếp tục đi sâu vào thôn Tống Tư khoảng hơn 300m, địa điểm mà các ông bưởng đổ đất đá sau khi lọc quặng đã khiến mảnh đất nông nghiệp ở đây biến thành những quả núi nhân tạo.
Việc khai thác quặng trái phép còn nghiêm trọng hơn khi nhiều hộ dân tự ý đào bới sân nhà, vườn tược, thu gom quặng để bán kiếm lời. Các vụ việc như tai nạn, án mạng do sập hầm gây ra do đào bới, thu gom quặng đã xảy ra.
Ông Đoàn Văn Vũ, thôn Tống Tư, xã Văn Sơn cho biết, người dân trong thôn không hề biết về chương trình khai thác của đơn vị đang tận thu. Đất cứ được múc rồi đắp thành đống, đất đá càng cao thì càng nhanh xâm lấn đất vườn, đất thổ cư.
Khu vườn nhà ông Vũ năm ngoái còn trồng hoa màu nhưng giờ không thể trồng được loại cây gì. Đống đất đá cao như núi chỉ cách nhà ông Vũ có hơn 10m, khi trời nắng gia đình ông phải chịu đựng bụi bặm và tiếng ồn. Ông đang lo sợ những trận mưa rào sẽ làm đống đất đá kia đổ ập xuống, chôn lấp cả gia đình lúc nào không hay.
Gần 20 hộ gần đó cũng đang sống trong cảnh nơm nớp lo lắng như nhà ông Vũ. Ông Vũ và các hộ gia đình khác đã năm lần, bảy lượt liên hệ với các nhà khai thác quặng lậu nhưng không ăn thua.
Trước tình hình "quặng sắt tặc" diễn biến phức tạp, ông Hoàng Thế Hùng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Văn Bàn cho biết, thời gian tới, huyện sẽ cử cán bộ phòng Tài nguyên trực tiếp bám sát các địa điểm có các mỏ khai thác quặng sắt trái phép 24/24h, tại 2 xã Văn Sơn, Võ Lao khi phát hiện có dấu hiệu vị phạm sẽ cho tịch thu toàn bộ phương tiện, phạt hành chính, trục xuất khỏi địa bàn./.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Xuất khẩu quặng sắt tiếp tục gây tranh cãi
Nguồn: tinkinhte.com
Theo ông Huang Tony, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thép Đình Vũ, chỉ tính tổng nhu cầu quặng sắt cho ba nhà sản xuất thép trong nước từ lò cao, trong đó có Đình Vũ, mỗi năm cần đến hơn 2 triệu tấn quặng các loại (tương đương số quặng và kim loại Việt Nam xuất khẩu).
( Tinkinhte.com tổng hợp )
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com