Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Làm ăn với thị trường EU: Doanh nghiệp phải chủ động

Với dân số 500 triệu người, châu Âu là thị trường xuất khẩu quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Nhưng hàng hóa Việt Nam vẫn chưa định vị được thương hiệu tại thị trường này.

Tại cuộc tọa đàm mới đây về cơ hội và khả năng xuất khẩu vào thị trường EU, ông Matthias Duehn, Giám đốc điều hành EuroCham, nêu lên ví dụ, có ít người dân châu Âu biết đến thương hiệu cà phê của Việt Nam, trong khi ai cũng biết thương hiệu cà phê Brazil. Và theo ông giám đốc EuroCham này, điều đó nói lên độ kém sẵn sàng của doanh nghiệp Việt.

Khó khăn chồng khó khăn

Theo ông Đặng Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương), EU là khu vực chiếm 74% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Do vậy đây là một thị trường trọng điểm.Tuy nhiên, hàng Việt Nam xuất khẩu vào EU vốn đã gặp không ít rào cản thì hiện nay, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế kéo theo chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, lại càng khó khăn hơn. Hầu hết các mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu vào EU bị áp thuế chống bán phá giá 10% và không được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Chưa hết, triển vọng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào EU năm nay vẫn chưa có nhiều cải thiện bởi EU sẽ tiếp tục đẩy mạnh các rào cản kỹ thuật.

Trong khi Việt Nam phải đối mặt với nhiều yêu cầu rất gay gắt của EU như một số qui định về đánh bắt hải sản (IUU), chăm sóc động vật và sắp tới là quy định về khai thác gỗ… thì dường như các doanh nghiệp lại tỏ ra chậm chạp hoặc thờ ơ trong việc nắm bắt thông tin, ông Antonia Berenguer, Tham tán thương mại phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, nhận xét. Vì vậy, bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hội đồng tư vấn về phòng vệ thương mại (VCCI) chỉ rõ, doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu rõ bản chất của các biện pháp phòng vệ nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực đến mức có thể trong trường hợp xảy ra các vụ kiện cáo về bán phá giá hay trợ cấp. Cạnh tranh về giá là điều dễ dẫn đến tình trạng bị kiện bán phá giá nhất.

Lối ra

Những khó khăn là không thể phủ nhận, thế nhưng nếu doanh nghiệp thực sự chủ động và biết cách thì vẫn có thể có được vị trí trên thị trường khó tính này, ông Matthias Duehn khẳng định. Nhấn mạnh đến việc chủ động từ phía doanh nghiệp, ông Đặng Hoàng Hải cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu thị trường, hiểu đặc điểm của người tiêu dùng châu Âu để chủ động thâm nhập thị trường.

Những khó khăn không thể phủ nhận, thế nhưng nếu doanh nghiệp thực sự chủ động và biết cách thì vẫn có thể có được vị trí trên thị trường.

Chia sẻ quan điểm này, ông Antonia Berenguer cho rằng, chính vì thiếu chủ động nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam không tự đưa ra được mẫu mã hàng hóa để chào hàng mà chủ yếu làm theo đơn đặt hàng của đối tác. Hệ quả là, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn bị động, thậm chí là phụ thuộc vào đối tác. Thói quen gia công còn khiến cho thương hiệu của hàng hóa Việt Nam khá xa lạ trên một thị trường rộng lớn mà chúng ta đã xuất khẩu nhiều năm, ông Hải nhìn nhận. Lời khuyên từ Eurocham chính là, các doanh nghiệp nên chú trọng khai thác những hàng hóa mà Việt Nam có thế mạnh về vật liệu cũng như tạo được giá trị gia tăng như thủ công mỹ nghệ. Một gợi ý nữa chính là những sản phẩm chăm sóc sức khỏe và thể chất. Người tiêu dùng khu vực này quan tâm đến những mặt hàng chất lượng cao, đặc biệt thể hiện được tính cá thể. Các yếu tố khác cũng được quan tâm nhiều hơn như việc kết nối về thông tin sản phẩm và trách nhiệm hợp tác xã hội của sản phẩm với nhà cung cấp, sản xuất.

Theo ông Antonia Berenguer, hình thức kinh doanh sản phẩm tại EU hiện chủ yếu phát triển theo chuỗi. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm hơn nữa đến “xâm nhập chuỗi”, và do vậy họ cần mở những văn phòng đại diện kinh doanh tại nước ngoài chứ không nên chỉ phụ thuộc vào các kênh ngoại giao. Thu thập thông tin là yêu cầu quan trọng trong kinh doanh, vì vậy, doanh nghiệp nên thường xuyên cập nhật thông tin từ các cổng thông tin điện tử hỗ trợ xuất khẩu của phía EU hay của bộ Công Thương cũng như cần có cán bộ thông tin chuyên nghiệp nhằm nắm bắt và cập nhật thông tin, quy định phức tạp và khá nhiều của EU.

Muốn làm ăn được lâu dài tại thị trường EU rõ ràng cần có chiến lược dài hơi thay vì kinh doanh theo hướng ngắn hạn... Và như thế, tính chủ động một lần nữa lại là điều kiện không thể bỏ qua đối với các doanh nghiệp.

(Theo Vũ Minh // Diễn đàn doanh nghiệp

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • XK thủy sản : Khó nhất là... vướng luật nước ngoài
  • Xuất khẩu rau quả Việt Nam: Chưa xứng với tiềm năng
  • Thời bĩ cực của xe nhập khẩu
  • Thị trường nước giải khát: Miếng bánh vẫn còn lớn
  • Chỉ được nhập khẩu 3 loại muối
  • Xuất khẩu trực tuyến – Cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • Tăng cường kiểm soát nhập khẩu, kiềm chế nhập siêu
  • Khoảng 2.200 dòng thuế được áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo