Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cảnh báo kiểu làm ăn tự phát - tự mình hại ta

 

Vải thiều chờ xuất sang Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai. Ảnh: Phạm Đức

Hơn một tuần qua, tại cửa khẩu Lào Cai, hàng trăm tấn quả vải tươi xuất khẩu sang Trung Quốc đã bị ùn tắc do bất hợp lý cung cầu, kinh doanh tự phát không có hợp đồng, chính sách biên mậu của Trung Quốc có sự điều chỉnh... khiến các tư thương Việt Nam lao đao. Hiện nay, mặc dù giá xuất khẩu vải tươi chỉ còn một nửa so với trước, nhưng lượng quả vẫn ồ ạt đổ về Lào Cai do vải chín rộ.

 

Hàng trăm tấn quả vải tươi ùn tắc

 

Trao đổi với phóng viên Hànộimới, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật vùng VIII, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, trong ngày 12-6, tình trạng ùn tắc vẫn chưa được cải thiện. Hàng trăm xe ô tô, xe ba gác, xe thồ chất đầy quả vải tươi chen chúc xếp hàng dài hơn 1km dọc tuyến đường Nguyễn Huệ đến cửa khẩu Lào Cai phía Việt Nam chờ xuất hàng sang Trung Quốc. Nhận định của Chi cục Bảo vệ thực vật vùng VIII, đây là thời điểm chính vụ thu hoạch nên trung bình mỗi ngày có từ 100-300 tấn quả vải tươi chở lên Lào Cai để xuất sang Trung Quốc. Có những ngày cao điểm lên tới 400 tấn, chủ yếu là quả vải có nguồn gốc xuất xứ tại tỉnh Bắc Giang và Hải Dương. Mặc dù các cơ quan chức năng đã tạo mọi điều kiện thông thoáng về mặt thủ tục giấy tờ, phân luồng giao thông, kể cả làm việc với ngành chức năng phía Trung Quốc để tháo gỡ ách tắc, nhưng số lượng hàng đưa sang phía Trung Quốc vẫn chậm, trung bình khoảng 200 tấn/ngày. Thấy lượng vải tồn nhiều, các tư thương Trung Quốc tìm cách ép giá nên hiện nay, giá xuất khẩu chỉ còn một nửa (trước đó 10 ngày, tư thương Trung Quốc mua quả vải tươi của Việt Nam với giá 4-5 NDT, hiện nay, giá mua chỉ còn 2-3 NDT/kg). Mặc dù bị lỗ nhưng nhiều tư thương Việt Nam vẫn phải bán tống, bán tháo để không bị hỏng quả vải và giảm bớt các khoản chi phí lưu xe, lưu bãi.

 

Nghịch lý "ta lại hại ta"

 

Ông Đoàn Đình Khôi, Trưởng ban Quản lý kinh tế cửa khẩu Lào Cai cho biết: Nguyên nhân ùn tắc là do phương thức buôn bán giữa hai bên mang tính tự phát, không thông qua hợp đồng xuất khẩu nên có thời điểm cung cầu bất hợp lý dẫn đến nghịch lý "ta lại hại ta". Khi giá rẻ, kinh doanh có lãi, tư thương Trung Quốc mua nhiều, ngược lại giá lên họ mua vào cầm chừng. Nguyên nhân sâu xa hơn là nước bạn áp dụng 2 biện pháp để tính thuế, gồm chính sách thuế quan và thu thuế biên mậu. Với chính sách thu thuế biên mậu, Trung Quốc giao cho chính quyền địa phương thu để tái đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng địa phương nên thuế chỉ bằng một nửa so với chính sách thuế quan nói chung, song chỉ áp dụng với dân cư ở gần cửa khẩu nhập lô hàng hóa vào Trung Quốc. Cuối năm 2008, Trung Quốc nâng giá trị hàng hóa nhập khẩu được hưởng chính sách thuế biên mậu lên 8.000 NDT (cuối năm 2008 là 3.000 NDT). Lợi dụng chính sách biên mậu, chi phí thấp, tư thương Việt Nam đưa hàng lên cửa khẩu Lào Cai tổ chức bốc hàng xuống rồi đóng vào các xe thô sơ, xe cải tiến để chở sang Trung Quốc, dẫn đến tình trạng lộn xộn, quá tải, ùn tắc hàng hóa xảy ra trong thời gian qua. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc ùn tắc vải quả tại cửa khẩu Lào Cai.

 

Nông dân nên giãn tiến độ thu hoạch

 

Ông Lê Đình Sơn, Trưởng phòng Trồng trọt, Sở NN&PTNT tỉnh Hải Dương cho biết, rút kinh nghiệm những năm trước, nông dân trong tỉnh đã giảm diện tích trồng vải, chuyển sang trồng cây khác, tỉnh cũng đang cố gắng duy trì khoảng 14.000ha trồng vải thiều song hiện giá bán vải thiều vẫn giảm vào thời điểm chín rộ. Đầu vụ, bà con thu hoạch vải chín sớm bán với giá từ 13-14 nghìn đồng/kg, nay vào chính vụ, lại có sự ùn tắc ở cửa khẩu nên giá vải tụt xuống chỉ còn 7-8 nghìn đồng/kg. Còn ông Hà Văn Thiêm, Phó Trưởng phòng Trồng trọt (Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang) thì cho rằng, thời gian qua, nắng nóng xen kẽ với thời tiết mưa rào nên quả vải chín rộ, do đó việc thu hoạch, bảo quản càng gặp khó khăn khi xuất khẩu chậm. Hiện nay, tỉnh đang khuyến cáo bà con giãn tiến độ thu hoạch để giữ giá, đồng thời yêu cầu các nhà máy chế biến quả vải tươi phát huy hết công suất, nếu sản phẩm bị tồn đọng nhiều sẽ đưa vào chế biến ngay. Tỉnh Bắc Giang cũng thành lập tổ công tác đi xúc tiến thương mại và tìm hiểu rõ thêm nguyên nhân ùn tắc vải thiều tại cửa khẩu Lào Cai.

 

Trao đổi với PV Hànộimới, ông Đinh Văn Hương, Chủ tịch Hiệp hội rau quả Việt Nam cho biết, để tránh tình trạng trồng cây ăn quả theo phong trào, các tỉnh cần chuyển theo hướng trồng 1-2 cây trồng chủ lực. Ông Hương nhận định, giá quả vải tươi xuống thấp hơn so với trước chỉ nhất thời, bởi năm nay bị mất mùa, năng suất giảm. Đặc biệt do ảnh hưởng của cơn bão số 6 năm 2008, hàng vạn gốc vải chìm trong nước, khiến tỷ lệ ra hoa đậu quả ở nhiều vùng vải thiều của tỉnh Bắc Giang giảm. Hiện nay, tuy giá vải có giảm so với đầu vụ nhưng vẫn cao gấp 2-3 lần so với vụ vải năm trước. Ông Hương cũng đề nghị các cơ quan chức năng cần giúp người nông dân thực hiện kỹ thuật trồng vải rải vụ, chín sớm, chín muộn và các tư thương không nên vội vã đưa quả vải tươi ồ ạt sang Trung Quốc có vậy mới bán được giá.

(Theo Thúy Nga // Hanoimoi Online)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Thị trường Châu Âu và Châu Mỹ có nhu cầu lớn về hạt tiêu Việt Nam
  • Thương mại - chìa khóa cho hồi phục kinh tế
  • Trung Quốc rục rịch dùng Nhân dân tệ cho xuất nhập khẩu
  • Cơ chế giá xăng dầu: Mâu thuẫn giữa quy định và thực tế
  • Thị trường đồ chơi, sân chơi cho hàng ngoại
  • Thị trường gạo thế giới: Chuẩn bị chu kỳ mới
  • Hoạt động thương mại cả nước 6 tháng đầu năm 2009
  • Hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu 2009: Gánh nặng cuối năm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo