Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thương mại - chìa khóa cho hồi phục kinh tế

 

“Hỗ trợ thương mại là vô cùng quan trọng cho việc giúp đỡ các quốc gia đang phát triển nổi lên từ khủng hoảng” – đó là nhận định của người đứng đầu WTO.  

Phát biểu tại Geneva - chủ tịch của WTO ông Pascal Lamy cho hay, thương mại là một trong những lĩnh vực đầu tiên bị ảnh hưởng bởi mức độ tiêu dùng thấp hơn tại các quốc gia có thu nhập thấp. Tuy nhiên, ông cũng cho biết thêm các quốc gia nghèo có thể tự xác định vị thế của mình để sử dụng thương mại làm phương tiện thoát khỏi suy thoái nhanh hơn. Qũy tiền tệ thế giới IMF và tổ chức liên hợp quốc UN cũng ủng hộ cho quan điểm này. Ông Ban Ki Moon - tổng thư ký của liên hợp quốc cho hay “Thương mại có thể và phải là một bộ phận trong nỗ lực kích thích hồi phục kinh tế.” Ông cho rằng thương mại có tiềm năng lớn như một bộ máy của tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững. Những nhận xét tương tự cũng được đưa ra trong suốt hội nghị về hỗ trợ thương mại diễn ra tại Thụy Điển.

Chủ nghĩa bảo hộ

Nhiều quốc gia đang phát triển đã bày tỏ mối quan tâm về việc mở cửa thương mại tìm kiếm sự hỗ trợ nhưng lại lo sợ rằng họ có thể phải đối mặt với những cạnh tranh lớn hơn từ các quốc gia khác.

Tới nay, chiến lược hỗ trợ thương mại đã nhắm tới các kế hoạch về cơ sở vật chất bao gồm cải thiện đường xá và các cảng. Trong số những quốc gia đã thu được lợi nhuận từ các chiến lược này có Việt Nam, Ấn Độ và Iraq.

Ông Lamy cũng cho biết các bước trong chủ nghĩa bảo hộ được giới thiệu trong suốt thời kỳ suy thoái để bảo vệ quyền lợi quốc gia có thể gây ra những vấn đề về sau này cho những nước nghèo vốn có nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào lĩnh vực xuất khẩu còn hạn chế.

Ngân hàng thế giới ước tính giữa tháng 10/2008 tới 4/2009, xuất khẩu tại khu vực Mỹ La tinh giảm 20%, khu vực Đông Á giảm 25% và khu vực Đông, Trung Âu thậm chí giảm tới 35%.

Tín dụng

Các cơ quan viện trợ và các cơ quan thế giới quan trọng sẽ họp để tìm ra các giải pháp thúc đẩy thương mại cho các quốc gia mới nổi mặc dù nền kinh tế thế giới vẫn đang co rút. Cũng như IMF, WB và UN tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD cũng có mặt trong các kế hoạch này.

Tuy nhiên, cùng với thương mại giá trị của tín dụng và một triển vọng được cải thiện trong lĩnh vực ngân hàng cũng được xem là rất quan trọng.

Giám đốc quản lý của IMF ông Dominique Strauss-Kahn cho biết có một khoảng cách trong các kế hoạch hồi phục, đặc biệt là liên quan tới cách mà các ngân hàng có thể cải thiện các bản quyết toán của họ. Ông nói “Rất nhiều việc đã được làm nhưng cũng rất nhiều việc vẫn phải được làm. Hồi phục kinh tế đến sớm hay muộn phụ thuộc vào tốc độ giải quyết các tờ quyết toán trong lĩnh vực tài chính.”

 

(Bùi Huyền (Theo BBC)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Trung Quốc rục rịch dùng Nhân dân tệ cho xuất nhập khẩu
  • Cơ chế giá xăng dầu: Mâu thuẫn giữa quy định và thực tế
  • Thị trường đồ chơi, sân chơi cho hàng ngoại
  • Thị trường gạo thế giới: Chuẩn bị chu kỳ mới
  • Hoạt động thương mại cả nước 6 tháng đầu năm 2009
  • Hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu 2009: Gánh nặng cuối năm
  • Định vị lại chiến lược xuất khẩu nông sản
  • Nhập khẩu ôtô: Liệu có gian lận về giá ?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo