Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chết đứng vì nhập ôtô diện “thu hồi”

Nhà nhập khẩu tại Việt Nam đang chết đứng vì những mẫu xe sang  như Lexus GX 460 của Toyota, Acura ZDX của Honda vừa mới ra mắt vài tháng, đã bị “tuýt còi” vì lỗi. 

Giảm 7.000USD/xe, khách vẫn không thèm mua

Sau khi có cảnh báo về khả năng bị lật đuôi xe khi cua ở tốc độ cao của tạp chí Consumer Reports đối với mẫu xe Lexus GX 460, Toyota đã chính thức công bố ngừng sản xuất mẫu xe này để điều tra, xem xét.

Anh Cường, Giám đốc Luxury Car than thở: “Thông tin đó đã khiến cho Luxury Car  không bán được chiếc Lexus GX 460 nào.”

Công ty này chỉ mới nhận 6 chiếc GX 460 về showroom và việc bán những chiếc xe này đang có nguy cơ “liệt” vô thời hạn.

Đáng lẽ ra, giá cho một chiếc GX 460 sẽ phải là 165.000- 168.000USD/xe thì nay, Luxury quyết định chấp nhận lỗ 6.000- 7.000 USD/xe so với giá nhập gốc, để níu kéo khách hàng. Giá GX 460 tại showroom này chỉ còn 148.000USD/xe.

“Thế nhưng, người ta vẫn không màng quan tâm”, anh Cường chán nản nói.

Anh chia sẻ: “Tôi nghĩ, đánh vào kinh tế là cách "kích thích" tâm lý khách hàng hiệu quả nhất rồi, mà khách còn thờ ơ. Giảm tới 7.000 USD mà khách vẫn không hứng thú với GX 460. Điều đó đủ để hiểu là mẫu xe dù cao cấp mấy, khi đã "dính chưởng" sẽ bị mất lòng tin đến mức nào.”

Không chỉ Luxury Car mà hầu như, tất cả các showroom trót “ôm mộng” với mẫu GX 460 này đều đang như ngồi trên đống lửa.

Auto GP cũng giảm cả nghìn USD cho mẫu xe lỗi nhưng cũng không… ăn thua. “Xe thì lỗi chân ga, xe thì hỏng hệ thống điện tử, túi khí… thế thì ai mua? Bán làm sao được trong tình cảnh này!”, anh Nguyễn Trọng Hưng, Auto GP thốt lên như vậy.

HTC Auto hiện nay đang phải lưu lô hàng 10 chiếc GX 460 tại cảng, chờ nghe ngóng tình hình. Bởi vì, nếu có đưa xe về showroom, cũng không bán được, anh Tuấn, phụ trách HTC Auto nhấn mạnh.

Hồi đầu năm, HTC Auto may mắn bán được 2 chiếc GX 460. Sau khi có tin lỗi hệ điều khiển, bị văng đuôi xe, những khách mua xe này đã ngay lập tức gọi điện tới showroom này để hỏi thông tin.

Anh Tuấn chia sẻ: “Họ bỏ tới hơn 3 tỷ đồng để mua xe, giờ cũng thấp thỏm lo âu vì muốn bán xe cho người khác, cũng không thể bán được nữa.”

Tương tự, Sơn Tùng Auto nhập 5 chiếc GX 460, mới bán được 2 chiếc và nay vẫn còn 3 chiếc GX 460 tồn đọng. Hiện, nhà nhập khẩu này cũng đang tìm giải pháp hỗ trợ cho khách hàng.

Choáng vì các chiến dịch thu hồi xe bất ngờ

Những chiến dịch thu hồi xe vì đủ thứ lỗi kỹ thuật, hỏng hóc bộ phận liên tục được công bố, từ xe của Nhật, Mỹ, Anh khiến các nhà nhập khẩu ở Việt Nam “choáng”, lâm vào cảnh dở khóc dở cười.

Chỉ vừa ký hợp đồng đặt xe tháng trước, thì tháng sau, đã có thông tin xe không an toàn, bị ngừng sản xuất, ngừng giao dịch và thu hồi.

Không chỉ ế ẩm và đóng băng mẫu Lexus GX 460, nhiều nhà nhập khẩu giờ đây đang “chết đứng” với Venza, Camry, Acura ZDX… vì tình huống như vậy.

Theo anh Cường, năm ngoái, Venza cũng là mẫu xe “hot”, nổi bật trong thị trường xe đa dụng. Tùy từng option mà giá của Venza nhập Mỹ dao động từ 70.000- 82.000USD/xe.

Bởi thế, Luxury cũng như nhiều nhà nhập khẩu khác, nhanh chóng nhập tới 40- 50 chiếc. Nhưng vài tháng sau, khi xe còn chật bãi thì đã có thông tin Venza lỗi phanh. Ngay lập tức, số phận Venza trở nên hẩm hiu hẳn. Đến nay, showroom này vẫn còn tới 20 chiếc.  Và giá xe chỉ còn 66.000- 75.000USD/xe mà vẫn ế chỏng gọng.

Nhà kinh doanh này quả quyết rằng: “Tất cả các nhà nhập khẩu mà dính tới Venza, đều “chết” cả.”

Anh Nguyễn Trọng Hưng, ông chủ của Auto GP lắc đầu nói vui: “Tình hình này, có lẽ, nhà nhập khẩu chỉ có nước bán nhà và cả showroom đi để trả lãi ngân hàng.” Bởi, chỉ cần một mẫu xe sang như Lexus GX 460 trị giá khoảng 3 tỷ đồng/xe mà ế tới 5-7 chiếc là nhà nhập khẩu đã "treo" vốn tới hơn 20 tỷ đồng.

Có những mẫu xe bị thu hồi nằm ngoài sức tưởng tượng của giới kinh doanh xe. 
 

 

Anh Trịnh Vĩnh Hà, Phó Giám đốc Sơn Tùng Auto kể, chẳng hạn, khi quá thất vọng với Toyota, anh từng kỳ vọng vào mẫu Acura ZDX vừa mới ra mắt hồi cuối 2009 của Honda thì hôm sau, Honda công bố thu hồi Acura ZDX vì lỗi túi khí. Ngay sau đó, anh phải hủy ngay kế hoạch nhập khẩu mẫu xe này.

Anh chia sẻ thêm, anh vừa đọc báo nước ngoài hôm 27/4, thì đã thấy có tin thu hồi mẫu Porches năm 2010 vì lỗi dây an toàn. Trong khi, đây là dòng xe đẳng cấp hơn hẳn, thuộc hàng đỉnh của phân khúc xe sang.

“Nhập xe gì bây giờ, cũng phải căng tai lên để nghe ngóng thị trường nước ngoài mà xử lý kịp thời”, anh Hà đúc kết. Bởi, mọi thông tin về sự cố xe, dù ở Nhật, Mỹ… đều rúng động rất mạnh tới thị trường xe nhập Việt Nam như là tác động domino.

Theo các nhà nhập khẩu, trước đây, với xe sang, cứ mẫu mới xuất hiện là bán rất tốt. Giới chơi xe xịn vốn nhiều tiền, chỉ cần “thích” là mua ngay. Và thông thường, đã là phiên bản mới, khách hàng nào cũng tin rằng, nó cao cấp, "ngon" hơn phiên bản xe đời trước.

Nhưng xem ra, đến nay, logic này đã hoàn toàn đảo lộn. 

(Vietnamnet)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Tăng xuất khẩu để giảm nhập siêu
  • Xuất khẩu, coi chừng con số ảo
  • Lo chống nhập siêu ở khu vực FDI
  • Tại sao trái cây VN cạnh tranh yếu?
  • Chi phí IT toàn cầu sẽ tăng 5,3% đạt 3,4 nghìn tỷ USD
  • Thương mại điện tử: Đưa hàng hóa VN vươn xa ra thị trường thế giới
  • Đua tăng giá vì hám lợi
  • Nhập siêu vẫn diễn biến căng thẳng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo