Từ năm 2000 đến nay, tình hình nhập siêu ngày càng trầm trọng (xem hình ). Quý 1/2010, nhập siêu trên 3,5 tỉ USD (theo tổng cục Thống kê), tình hình này do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, bài viết này phân tích một trong những nguyên nhân cho thấy một số ngành kinh tế có nhu cầu nhập khẩu rất cao và thành phần nào của các nhu cầu cuối cùng trong nước (gồm nhu cầu cho tiêu dùng cuối cùng, nhu cầu cho đầu tư/tích luỹ và xuất khẩu) kích thích nhập khẩu nhiều nhất.
Xét về quá trình sản xuất, có thể thấy được tổng ảnh hưởng về nhập khẩu cho một đơn vị sản phẩm cuối cùng, tổng ảnh hưởng (hay tổng nhu cầu về nhập khẩu) ở đây được hiểu là các ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng gián tiếp, điều này có nghĩa để làm ra một đơn vị sản phẩm cuối cùng không chỉ đòi hỏi lượng nhập khẩu làm chi phí đầu vào mà còn lan toả nhu cầu này đến các ngành khác trong nền kinh tế.
Bảng dưới đây chỉ ra một vài ngành có chỉ số lan toả về nhập khẩu lớn hơn mức bình quân chung về tổng nhu cầu của nhập khẩu.
Tổng thể nền kinh tế cho thấy, để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm cuối cùng sẽ kích thích nhập khẩu 1,44 đơn vị nhập khẩu. Khu vực 2 (gồm công nghiệp khai thác, chế biến và xây dựng) là khu vực kích thích nhập khẩu mạnh mẽ nhất, tình trạng nhập siêu trong nhưng năm qua cơ bản do khu vực này, thậm chỉ kể cả những sản phẩm ghi nhãn hiệu sản xuất trong nước nhưng thực ra cũng là “nhập khẩu” trá hình.
Khu vực 2 (gồm công nghiệp khai thác, chế biến và xây dựng) là khu vực kích thích nhập khẩu mạnh mẽ nhất. Tình trạng nhập siêu trong những năm qua cơ bản là ở khu vực này |
Xét ảnh hưởng của các thành phần của nhu cầu cuối cùng (tiêu dùng, tích luỹ và xuất khẩu) trong nước đến nhập khẩu, cho thấy nhu cầu về nhập khẩu lan toả bởi tích luỹ từ sản xuất trong nước, xuất khẩu và tiêu dùng trung gian dù là sản xuất trong nước ngày càng tăng; đặc biệt các sản phẩm sản xuất trong nước được sử dụng cho tích luỹ tài sản kích thích nhập khẩu mạnh nhất. Điều này khẳng định và bổ sung cho nhận định ở trên là nhiều sản phẩm dù mang mác nhãn sản xuất của Việt Nam nhưng thực ra cũng chỉ mang tính chất gia công hoặc lắp ráp. Lập luận khiến chúng ta cần xem xét lại quan điểm cho rằng Việt Nam cần tăng cường công nghiệp phụ trợ, vì nền công nghiệp chế biến của Việt Nam thực ra toàn là công nghiệp phụ trợ rồi.
Trong khi đó, con số xuất khẩu lại là những con số “ảo” ví dụ như khi xuất khẩu sản phẩm dệt may thì ghi toàn bộ giá trị của sản phẩm, nhưng phần giá trị gia tăng (supply ) mà nền kinh tế nhận được chỉ là một phần nhỏ của giá trị gia công, những hoạt động này thường có tỷ lệ giá tri tăng thêm trên giá trị sản xuất thấp. Trong khi đó xuất khẩu dịch vụ là thực xuất khẩu và các ngành dịch vụ không đòi hỏi lượng nhập khẩu cao cho một đơn vị sản phẩm cuối cùng.
Như vậy phải chăng nước ta nên tái cấu trúc theo hướng này, hướng các ngành dịch vụ?
(Cảm ơn sự gợi ý của TS Vũ Quang Việt)
(Theo Bùi Trinh // SGTT Online)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com