Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chiến lược phát triển đến năm 2020: Cần nâng cao hiệu quả thương mại

Cả triệu tấn cà phê nhân XK mỗi năm, nhưng bình quân chín năm gần đây chỉ thu được 1,06 tỷ USD/năm, còn nếu tinh chế để XK thì doanh thu sẽ tăng gấp 3 - 4 lần

Mục tiêu của chiến lược phát triển thương mại thập kỷ tới chắc chắn phải nằm ở hướng phát triển theo chiều sâu, nâng cao giá trị gia tăng cho hàng Việt. Không những vậy, nâng cao hiệu quả thương mại không chỉ là nâng tỷ lệ đóng góp của nó vào “rổ GDP” lớn tới mức nào, mà yếu tố còn quan trọng hơn rất nhiều chính là tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Trước hết, trong bối cảnh xuất 1, nhập 2, 3, nhưng viện trợ bị cắt giảm khiến thị trường trong nước bị “đói” hàng ngày càng gay gắt, dồn mọi sức lực để đẩy mạnh XK trong thập kỷ 90 là “mệnh lệnh” đối với hầu như tất cả các ngành, các địa phương, thì chiến lược phát triển thương mại thập kỷ này đã chuyển hướng với mục tiêu “kép”: “Phát triển mạnh thương mại, nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động để mở rộng thị trường trong nước và hội nhập quốc tế có hiệu quả”.

Hai nửa bức tranh

Có thể nói, sự chuyển hướng trong phát triển thương mại như vậy là một quyết định vô cùng sáng suốt của các các nhà hoạch định chiến lược. Nhận định này dựa trên bốn căn cứ chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, trong thập kỷ 90, trong khi thành công hơn cả mong đợi ở mục tiêu XK, thì thị trường trong nước lại rơi vào tình trạng “bỏ ngỏ”. Các số liệu thống kê của nước ta cho thấy, với 68,981 tỷ USD hàng hoá XK, chúng ta đã thực hiện vượt mức mục tiêu chiến lược (phương án 1) tới 31,981 tỷ USD và 86,4%, còn so với phương án 2 cũng vượt mức tới 23,981 tỷ USD và 53,3%.

Trong đó, với nhịp độ tăng bình quân 17,8%/năm, kết thúc một nửa chặng đường đầu thực hiện chiến lược, chúng ta chỉ mới thực hiện chưa được một nửa mục tiêu ở phương án 1, nhưng trong nửa chặng đường còn lại, “đoàn tàu XK” đã tăng tốc lên 21,6%/năm, cho nên chính sự phát triển ngoạn mục này đã góp phần quyết định trong việc đưa tổng kim ngạch XK vượt quá xa so với mong đợi như vậy.

Trong khi XK đạt được kỳ tích như vậy, thị trường trong nước lại chững lại. Đó là, cho dù hầu như liên tục “tụt dốc không phanh”, nhưng nhịp độ tăng bình quân trong giai đoạn 1991 - 1995 vẫn còn là 41,3%/năm, nhưng tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong giai đoạn 1996 - 2000 chỉ còn tăng 6,8%/năm.

Như vậy, nếu coi thương mại là nguồn động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thì thị trường trong nước đã đánh mất vị trí số 1 của nó chỉ sau một thập kỷ bị bỏ quên. Đây đương nhiên là nguyên nhân chủ yếu khiến cho nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế đang từ trạng thái leo dốc nhanh và đạt đỉnh cao phong độ những năm giữa thập kỷ hầu như liên tục tụt dốc mạnh trong những năm cuối thập kỷ (bình quân năm năm 1991 - 1995 tăng 8,18%/năm, còn năm năm 1996 - 2000 chỉ tăng 6,95%/năm).     

Thứ hai, trong điều kiện như vậy, bên cạnh việc duy trì nhịp độ tăng XK gấp trên hai lần nhịp độ tăng GDP, tức là tiếp tục đẩy mạnh XK, việc đẩy nhiệm vụ mở rộng thị trường trong nước lên vị trí đầu tiên trong phát triển thương mại trong thập kỷ này có nghĩa là, thay vì “đi bằng một chân” , để nền kinh tế có thể tiếp tục phát triển nhanh và bền vững trong thập kỷ này, chúng ta phải “đi bằng hai chân”.

Có thể nói, chính sự chuyển hướng chiến lược vô cùng sáng suốt này là “cứu cánh” để chúng ta có thể giành thắng lợi khi phải đối mặt với những thách thức gay gắt hơn bảy thập kỷ mới có một lần trên thị trường thế giới.

Thứ ba, việc đầu ra ở thị trường trong nước lớn hơn XK có ý nghĩa không chỉ trên phương diện kinh tế, mà cả trên phương diện chính trị.

Trên phương diện kinh tế, việc thị trường trong nước lớn hơn đầu ra XK đương nhiên đồng nghĩa với việc nó giữ vai trò động lực quan trọng nhất thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tức là sự phát triển của nền kinh tế nước ta bớt phụ thuộc vào bên ngoài. Thế nhưng, hơn thế, việc thị trường trong nước liên tục tăng ngoạn mục như vậy còn minh chứng cho việc thực hiện mục tiêu dân giàu trong “chùm mục tiêu”: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh đã đạt được một bước tiến mới về chất.

Đó là, trong khi GDP bình quân đầu người giai đoạn 2001-2005 chỉ tăng 6,8%/năm, còn tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân đầu người chỉ tăng 0,8%/năm, thì trong nửa đầu thập kỷ hiện nay tăng rất mạnh lên 9,7%/năm và 12,9%/năm, còn bốn năm gần đây tiếp tục tăng rất mạnh lên 13,4%/năm và 20,3%/năm.

Điều này có nghĩa là, “túi tiền rủng rỉnh”, người tiêu dùng tăng mua và thị trường trong nước liên tục sôi động trong những năm gần đây chính là “cứu cánh” để nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng dương trong bối cảnh tăng trưởng “âm” là hiện tượng phổ biến năm 2009 khi kinh tế thế giới đối mặt với khủng hoảng tồi tệ kể từ đầu thập kỷ thứ ba của thế kỷ trước cho đến nay.

Thứ tư, những thăng trầm nói trên của thương mại nước ta trong gần hai thập kỷ đổi mới không thể tách rời những biến động về kinh tế và chính trị thế giới càng chứng tỏ việc chuyển hướng chiến lược phát triển như vậy là hết sức sáng suốt.

Đó là, nếu như mở đầu thập kỷ 90 chúng ta phải đối mặt với những khó khăn chồng chất do sự sụp đổ của phe xã hội chủ nghĩa khiến XK hàng hoá và dịch vụ giảm kỷ lục 16%, còn bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cũng giảm 2%, thì trong thập kỷ này, khi nền kinh tế đang trong giai đoạn “nước rút” để hoàn thành thắng lợi kế hoạch năm năm và chiến lược 10 năm thứ hai thì XK hàng hoá và dịch vụ giảm 9,8%, nhưng bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng vẫn tăng gần 16%. Bên cạnh đó, trong những năm cuối thập kỷ trước chúng ta phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực khiến XK hàng hoá và dịch vụ “rơi tự do” xuống chỉ còn 5,5% năm 1998, thì trong năm mở màn thập kỷ hiện nay chúng ta cũng phải đối mặt với cuộc suy thoái kinh tế chu kỳ của thế giới “cộng hưởng” với sự kiện “ngày 11 tháng 9 đen tối của nước Mỹ” khiến XK hàng hoá và dịch vụ cũng “rơi tự do” xuống chỉ còn 3,3%.

Trong bối cảnh không chỉ đã ở trình độ phát triển cao hơn hẳn, mà độ mở ở cả đầu ra XK lẫn đầu vào nhập khẩu cũng đã lớn hơn rất nhiều, việc phát triển mạnh thị trường trong nước để phòng ngừa những rủi ro từ bên ngoài tác động đến nền kinh tế càng giữ vai trò quan trọng. 

Hướng đi tất yếu và chủ yếu 

Thương mại hai thập kỷ đổi mới đầu tiên chủ yếu là phát triển theo chiều rộng, nhưng bên cạnh việc mở rộng thị trường trong nước như đã nói ở trên, nâng cao hiệu quả cũng là một mục tiêu bộ phận trong phát triển thương mại trong thập kỷ này, nhưng nó vẫn chưa trở thành hiện thực, cho nên hiện thực hóa trong thập kỷ tới không chỉ là hướng đi không thể không triển khai, mà còn là hướng đi phải giữ vai trò chủ đạo. Nhận định này dựa trên ba căn cứ chủ yếu sau đây:

Trước hết, hiệu quả của thương mại không chỉ là phần đóng góp của nó vào “rổ GDP” lớn tới mức nào, mà yếu tố còn quan trọng hơn rất nhiều chính là tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển của thương mại mạnh hay yếu.

Theo đó, do phát triển rất mạnh mẽ như đã nói ở trên, cho nên phần đóng góp của thương mại vào “rổ GDP” trong những năm gần đây ngày càng lớn là điều không thể phủ nhận. Thế nhưng, bên cạnh đó, “phần chìm của tảng băng” chính là tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển của nó lại bị giảm sút một cách rất đáng lo ngại. 

Một kết quả tính toán cho thấy, nếu như không cải thiện được hiệu quả thúc đẩy kinh tế phát triển của thương mại vẫn như 9 năm qua, thì quy mô XK hàng hoá và dịch vụ của nước ta vào cuối thập kỷ tới sẽ vượt qua ngưỡng 300 tỷ USD, còn tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng sẽ phải đạt quy mô “không tưởng” gần 400 tỷ USD, bởi “rổ GDP” cũng vẫn chưa đạt ngưỡng 200 tỷ USD.

Do vậy, thay vì tiếp tục phát triển rất mạnh thương mại để bảo đảm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh như hai thập kỷ đổi mới đã qua, hướng đi chủ yếu trong phát triển thương mại thập kỷ tới phải là phát triển thương mại theo chiều sâu, tức là nâng cao đáng kể hiệu quả thúc đẩy kinh tế phát triển của thương mại, mà cụ thể là giảm mạnh hệ số giữa nhịp độ tăng trưởng thương mại và nhịp độ tăng trưởng kinh tế.

Trong đó, điều có ý nghĩa quyết định chính là ở chỗ, nền kinh tế nước ta đang có những tiềm năng vô cùng to lớn để phát triển thương mại theo hướng này.

Trước hết, các số liệu thống kê cho thấy, cho tới thời điểm hiện tại, trong khi XK hàng hoá trong thập kỷ này ước tăng 16,7%/năm, thì nhập khẩu hàng hoá ước tăng khiêm tốn cũng là 17,9%/năm, cho nên nhập siêu bình quân mỗi năm sẽ đạt 8,3 tỷ USD và tỷ lệ nhập siêu so với XK cao ngất ngưởng ở mức 21,5%, còn tỷ lệ nhập siêu so với GDP cũng cao ngất ngưởng ở mức 13,5%.

Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, việc nhập khẩu tăng mạnh hơn XK trong nhiều thập kỷ liên tục khiến nhập siêu quá lớn như vậy không phải do nhập khẩu máy móc, thiết bị để tăng năng lực sản xuất cho nền kinh tế, càng không phải là do nhập khẩu hàng tiêu dùng, mà trước hết và chủ yếu là do tăng quá mạnh nhập khẩu không chỉ các nguyên liệu chủ yếu, mà còn do tăng quá mạnh nhập khẩu các nguyên, phụ liệu, các linh kiện để phát triển mạnh nền công nghiệp gia công, lắp ráp trong những năm gần đây.

Nhìn một cách hình ảnh, trong những năm gần đây, hàng loạt các sản phẩm không chỉ cung cấp cho thị trường trong nước, mà cả XK tuy “vỏ” được ghi danh “Made in Vietnam”, nhưng thực chất trong “ruột” lại là “ASEAN + 3”. Do vậy, chỉ cần giảm được 1/5 “rổ hàng hoá nhập siêu” quá lớn đó bằng cách phát triển mạnh các ngành công nghiệp phù trợ, cũng như tiếp tục phát triển mạnh một số ngành công nghiệp nguyên liệu cơ bản như trong một số năm gần đây, hàm lượng “Made in Vietnam” sẽ tăng lên, thì “rổ GDP” của chúng ta sẽ tăng thêm 2,7%.

Nói cách khác, tiếp tục phát triển một số ngành công nghiệp nguyên liệu cơ bản, đặc biệt là phát triển mạnh công nghiệp phù trợ, chúng ta không những giảm được nhập khẩu và nhập siêu một cách tương ứng, mà không phải tăng thêm quy mô và nhịp độ phát triển XK, cũng như thương mại trong nước, nhưng vẫn có thể tăng tốc phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, nền kinh tế nước ta hiện cũng đang có những tiềm năng rất lớn mà nếu khai thác được, chúng ta sẽ không cần tăng nhập khẩu, trong khi vẫn gia tăng được XK. Đó chính là không ít những nguyên liệu thô XK khiến chúng ta được ghi danh trên thị trường thế giới, nhưng hiệu quả thúc đẩy kinh tế phát triển lại rất thấp. Đó không chỉ là cả triệu tấn cà phê nhân XK mỗi năm, nhưng bình quân chín năm gần đây chỉ thu được 1,06 tỷ USD/năm, còn nếu tinh chế để XK thì doanh thu sẽ tăng gấp 3 - 4 lần...

Nói tóm lại, trong điều kiện thế và lực của nền kinh tế đã khác hẳn, và mặt khác, do tiềm năng để tiếp tục phát triển thương mại theo chiều rộng đã sắp cạn kiệt, cho nên phát triển thương mại theo chiều sâu trong thập kỷ tới chắc chắn phải là hướng phát triển chủ yếu.
 
Thay vì tiếp tục phát triển rất mạnh thương mại để bảo đảm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh như hai thập kỷ đổi mới đã qua, hướng đi chủ yếu trong phát triển thương mại thập kỷ tới phải là phát triển thương mại theo chiều sâu, tức là nâng cao đáng kể hiệu quả thúc đẩy kinh tế phát triển của thương mại, mà cụ thể là giảm mạnh hệ số giữa nhịp độ tăng trưởng thương mại và nhịp độ tăng trưởng kinh tế.

(Theo Nguyễn Đình Bích // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • 'Sữa ngoại đang thao túng thị trường sữa Việt Nam'
  • Cơ hội vàng cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật
  • Hội nhập bằng nâng cấp chất lượng sản phẩm
  • Estonia - hành lang xuất khẩu vào Nga
  • Chờ tín hiệu mới từ thị trường xuất khẩu
  • Xuất khẩu năm nay có khả năng đạt 70 tỷ USD
  • Nhập siêu: “khoảng cách an toàn”
  • Xuất nhập khẩu: Diễn biến theo chiều hướng tích cực
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo