Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hội nhập bằng nâng cấp chất lượng sản phẩm

Doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam chưa tạo ra được sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Ảnh: Đ.T
Cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển (R&D), hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất các sản phẩm nhỏ nhưng mang giá trị gia tăng cao.
 
Tăng chất lượng sản phẩm thông qua tìm hiểu thị trường phân công toàn cầu và chú trọng R&D là những vấn đề được đặt ra tại Tọa đàm “CNTT: Hội nhập từ chất lượng” do Câu lạc bộ Phóng viên công nghệ thông tin - viễn thông TP.HCM và Hội đồng Phát triển ngoại thương Đài Loan (TAITRA) phối hợp tổ chức mới đây.

Theo số liệu ước tính của Bộ Công thương, năm 2010, kim ngạch xuất khẩu máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là 3,5 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2009. Còn theo một nghiên cứu của Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA), kim ngạch nhập khẩu sản phẩm phần cứng công nghệ thông tin trong năm 2010 ước lên đến hơn 5 tỷ USD. Như vậy, trong năm 2010, Việt Nam nhập siêu khoảng 1,5 tỷ USD hàng thiết bị điện tử.

Tuy nhiên, ông Phạm Thiện Nghe, Phó chủ tịch (VEIA), kiêm Tổng thư ký Hội Tin học TP.HCM (HCA) cho rằng, nên nhìn nhận tình trạng nhập siêu trên là cần thiết và không thể đánh đồng với việc nhập siêu hàng hóa tiêu dùng. Các nhà quản lý cần phân biệt rõ hàng nhập khẩu tiêu dùng và hàng công nghệ phục vụ sự phát triển đất nước để có những điều chỉnh hợp lý về chính sách thuế và hạn ngạch nhập khẩu.

“Có một thực tế đáng lo lắng hơn là, có đến 98% kim ngạch xuất khẩu máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện thuộc các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), doanh thu của doanh nghiệp nội địa chỉ vào khoảng 2%. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin Việt Nam chưa tạo ra được sản phẩm có giá trị gia tăng cao”, ông Nghệ cảnh báo.

Đồng ý với nhận định trên, ông Ngô Văn Vị, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Điện tử Tân Bình (VTB) cho biết thêm: “Công nghiệp điện tử hiện chỉ nội địa hoá được khoảng 10%, chủ yếu là bao bì. Do chính sách khuyến khích nội địa hoá không có, nên các doanh nghiệp không đầu tư vào công nghiệp phụ trợ, mà chủ yếu gia công. Công tác R&D cũng không được chú trọng, nên không có sản phẩm chiều sâu, không tạo ra các khuôn mẫu chất lượng”.

Ông Phạm Đức Tài, đại diện Công ty Zodiac (phân phối sản phẩm máy chiếu Optoma của Đài Loan) cho biết, Optoma mua chip của Hãng DLP (Mỹ), phần còn lại, từ thiết kế, đưa ra các giải pháp, mẫu mã…, đều do Đài Loan làm, vì thế giá thành hạ, nhưng chất lượng vẫn bảo đảm. Với ưu điểm giá rẻ và chất lượng khá tốt, Optoma có thể chiếm 50% thị phần tại Việt Nam trong năm 2010.

Để tìm lời giải cho bài toán chất lượng tốt - giá thành hạ, ông Phạm Thiện Nghệ cho rằng, các nhà làm chính sách cần có cái nhìn khách quan về bản chất của công nghiệp công nghệ thông tin theo “thế giới phẳng”. Theo đó, nơi sản xuất phần cứng không có nghĩa là nơi làm tất cả các khâu cho ra sản phẩm hoàn chỉnh, mà theo sự phân công quốc tế. Vì vậy, việc xây dựng nền công nghiệp phần cứng của Việt Nam không cần phải kèm theo ý tưởng phải có nền công nghiệp phụ trợ, sản xuất từ con ốc, khung nhựa đến những chip xử lý chuyên dùng.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác R&D, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất các sản phẩm bằng tay hoặc có số lượng khiêm tốn, nhưng mang giá trị gia tăng cao. Sản phẩm nên tập trung vào các thiết bị di động và thiết bị điện tử chuyên dùng cho y khoa, giáo dục, nghiên cứu khoa học... Trước mắt, đề nghị Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số (Bộ Thông tin và Truyền thông) hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất phần cứng mang tính thuần Việt, có thể dễ dàng chạy trên bất kỳ hệ điều hành nào.

Đồng ý với ý kiến của ông Phạm Thiện Nghệ, ông Tso Wei Da, Trưởng văn phòng đại diện TAITRA tại TP.HCM chia sẻ: “Đài Loan đã có kinh nghiệm về việc các công ty sản xuất linh kiện bị phá sản toàn bộ khi đầu tư vào công nghệ sản xuất đầu CD 2x, 4x chưa lâu, thì các sản phẩm CD 16x, 32x của Nhật Bản đã tràn ngập thị trường”.

Theo ông Tso, Đài Loan dùng ngân sách để tài trợ cho Viện Nghiên cứu và Triển khai công nghệ Đài Loan. “Các viện nghiên cứu tại Đài Loan đã phát huy được vai trò làm cầu nối nghiên cứu sáng tạo giữa doanh nghiệp với thị trường, giúp nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo dựng được thương hiệu về chất lượng sản phẩm”, bà Sabrina, Giám đốc phát triển thị trường Việt Nam của Hãng sản xuất router và adapter cho Internet ZyXel xác nhận.

(Theo Báo đầu tư)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Estonia - hành lang xuất khẩu vào Nga
  • Chờ tín hiệu mới từ thị trường xuất khẩu
  • Xuất khẩu năm nay có khả năng đạt 70 tỷ USD
  • Nhập siêu: “khoảng cách an toàn”
  • Xuất nhập khẩu: Diễn biến theo chiều hướng tích cực
  • FAO: Cung gạo từ các nước xuất khẩu lớn sẽ khan hiếm
  • Dự báo giá thuốc tân dược tăng cuối năm
  • Kiềm chế nhập siêu: Lúng túng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo