Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chủ động khai thác tốt thị trường EU

Nếu FTA được thiết lập giữa EU và Việt Nam, thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội lớn ở thị trường EU. Ảnh: Đ.T
Các doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị ngay từ bây giờ để khai thác tốt thị trường EU và giảm thiểu những tác động từ một hiệp định thương mại tự do sẽ được khởi động đàm phán giữa Việt Nam và EU.
 
Ngày 4/10, tại Brussel (Bỉ), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso và chứng kiến việc ký tắt Hiệp định khung về đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam - EU (PCA). Tại cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí sẽ khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) song phương, sau khi hoàn tất công việc của nhóm công tác kỹ thuật và EU sớm công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam trong thời gian tới.

Trước đó, trong buổi tiếp xúc với các phóng viên nhân dịp làm việc tại Việt Nam về rà soát các tiêu chí Quy chế Kinh tế thị trường, ông Stefaan Depypere, Cục trưởng – Phụ trách phòng vệ thương mại (Tổng vụ Thương mại của EU) cho biết, nếu một FTA được thiết lập giữa EU và Việt Nam, thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội lớn hơn nhiều ở thị trường EU. “Chúng tôi có chính sách rõ ràng về ký kết các FTA với những đối tác thương mại chính. Chúng tôi rất vui mừng nếu Việt Nam quan tâm tới FTA với EU và mong muốn được biết các bạn quan tâm những điều gì ở FTA này”, ông Stefaan Depypere phát biểu.

Một chuyên gia tại Vụ Châu Âu (Bộ Công thương) phân tích, công thức cơ bản của một FTA là 90/10. “Có nghĩa là 90% các dòng thuế sẽ được đưa về 0% trong vòng 10 năm thực hiện FTA. Nếu nhìn từ mức giảm lớn này, thì rõ ràng doanh nghiệp của cả Việt Nam và EU đều có lợi lớn khi khai thác thị trường của nhau. Nếu FTA được thiết lập, thì sự cắt giảm thuế quan rõ hơn và doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn từ EU”, chuyên gia này phân tích.

Mặc dù việc đàm phán FTA giữa Việt Nam và EU mới đang ở những khâu chuẩn bị, nhưng các chuyên gia thương mại đã “đánh động” các doanh nghiệp của Việt Nam để có những bước chuẩn bị chu đáo. Theo phân tích của Vụ Châu Âu, xuất siêu của Việt Nam vào EU đang có những dấu hiệu giảm dần khi tăng trưởng nhập khẩu từ EU vào Việt Nam đang có tốc độ cao hơn tốc độ xuất khẩu từ Việt Nam vào EU. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chịu sức ép lớn hơn từ những doanh nghiệp đến từ những nước mới gia nhập EU từ khu vực Đông Âu.

“Đây là những quốc gia có nhiều ngành sản xuất tương đồng với Việt Nam và doanh nghiệp của họ có khả năng cạnh tranh. Nếu FTA được thiết lập, thì các doanh nghiệp này sẽ có khả năng tăng xuất khẩu rất mạnh vào Việt Nam, làm tăng áp lực cho doanh nghiệp của Việt Nam”, ông Nguyễn Cảnh Cường, Phó vụ trưởng Vụ Châu Âu dự báo.

Khi khởi động được đàn phán FTA, chắc chắn, các cơ quan hữu quan của Việt Nam sẽ phải thống nhất được rất nhiều điểm trong các gói đàm phán. Tính phức tạp của một FTA, nhất là với khu vực EU có tới 27 thành viên, với những chính sách thương mại khác nhau của các chính phủ, sẽ đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải có sự chuẩn bị dài hơi.  

Rút kinh nghiệm tận dụng ưu thế từ những FTA mà Việt Nam đã tham gia, ông Cường cho rằng, tốc độ thích ứng và đưa ra chính sách kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam thường chậm hơn các đối tác trong khu vực FTA đó. Do đó, trong mối tương quan về trình độ kinh doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam và EU, các doanh nghiệp EU sẽ khai thác FTA nhanh hơn doanh nghiệp Việt Nam

Tại cuộc họp giao ban Bộ Công thương đầu tuần này, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho biết, các bước chuẩn bị mang tính kỹ thuật đang được thực hiện để khởi động việc đàm phán FTA giữa Việt Nam với EU. Các bước chuẩn bị này sẽ sớm được hoàn tất, để việc đàm phán sớm bắt đầu. Do đó, để không bị lấn át, các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm tới vấn đề này ngay từ bây giờ.

(Theo Duy Đông // Báo đầu tư)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Hàn là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam
  • “Sống chung” với nhập siêu
  • Tìm cơ hội từ giảm thuế
  • Đau đầu với nhập siêu
  • Chương trình bình ổn giá tại TPHCM: Điều tiết thị trường
  • Đẩy lùi nhập siêu, xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng
  • Mỗi tháng nhập siêu gần 1 tỉ đô la Mỹ
  • Trước thời điểm siết chặt việc quản lý giá sữa (1-10-2010) Đua nhau tăng giá
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo