Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chưa thể “hạ nhiệt” giá sữa


Người tiêu dùng phải thận trọng, cân nhắc kỹ hơn khi chọn mua sản phẩm sữa bột. (Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN)
Giá sữa bột nguyên hộp nhập khẩu ở Việt Nam vẫn cao hơn tại các nước đang phát triển như Thái Lan, Malaysia, Indonesia từ 20 - 60%, có trường hợp cao hơn 100 - 200%.

Thông tin trên do Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương, công bố tại Hội thảo "Giá sữa và vấn đề kiểm soát" tổ chức sáng 7/7.

Trên thị trường bán lẻ, sữa Enfa Grow 3 A+ ở Việt Nam có giá cao hơn giá ở Thái Lan 60%; NAN H.A1 cao hơn giá ở Malaysia 65,2%; Friso 1 Gold và Friso 3 Gold cao hơn giá ở Malaysia 50-80%; sữa XO hương Vani cũng có giá cao hơn 26-30% so với giá bán ở Hàn Quốc.

Đặc biệt là sản phẩm sữa Dugro 1, 2, 3 của Dumex được bán tại Việt Nam với giá cao hơn 100 - 150% so với các nước Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Rất nhiều loại sữa khác cũng có mức giá cao hơn từ 10 - 30%.

Tiến sĩ Vũ Thị Bạch Nga, Trưởng Ban bảo vệ người tiêu dùng - Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, thậm chí giá sữa trên thị trường Việt Nam cũng có sự khác nhau giữa các cửa hàng, có nơi chênh nhau từ 20 - 30%.

Thông tin về giá sữa nhập khẩu tại Việt Nam cao hơn so với một số nước trong khu vực đã được phản ánh cách đây vài tháng. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy tình trạng này vẫn chưa có dấu hiệu chuyển biến.

Cuộc khảo sát cũng cho thấy một điều đáng ngạc nhiên nữa về thị trường sữa tại Việt Nam. Đó là hiện nay trên thị trường xuất hiện quá nhiều loại sữa bột (khoảng trên 200 loại), trong khi các nước phát triển như Pháp, Anh, Mỹ lại chủ yếu dùng sữa tươi, còn số loại sữa bột chỉ đếm trên đầu ngón tay. Ngoài ra, tên gọi các loại sữa không đồng nhất và nhiều loại sữa nhập vào Việt Nam lại ít được bày bán ở các nước như Hà Lan, Australia, New Zealand, Anh, Mỹ.

Bà Phạm Thanh Tuyên - thành viên Câu lạc bộ Nữ tiêu dùng than thở: “Đứng trước cả một rừng sữa như vậy, tôi cũng hoang mang không biết lựa chọn như thế nào. Giá sữa tăng chóng mặt, các quảng cáo tự khen quá sức tưởng tượng. Đúng là khó chọn hơn cái thời chỉ có sữa Ông Thọ để uống như trước kia”.

Trên thị trường Việt Nam hiện có trên 200 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sữa. Đáng lẽ, với thị trường đầy tính cạnh tranh như vậy sẽ đẩy giá sữa nội địa giảm xuống và người tiêu dùng được lợi. Nhưng người tiêu dùng Việt Nam hiện vẫn đang phải mua sữa với giá cao "ngất ngư".

Dù sữa được đưa vào diện mặt hàng bình ổn giá từ năm 2008, nhưng theo ông Vũ Công Chính, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá Bộ Tài chính, trong thời gian tối thiểu 15 ngày liên tục giá bán lẻ sữa tăng từ 20% trở lên so với thị trường trước khi có biến động thì mới được áp dụng các biện pháp bình ổn giá.

Trên thực tế, hiện tượng này vẫn chưa xảy ra, nên Bộ Tài chính mới chỉ có biện pháp là yêu cầu Tổng cục Thuế phối hợp với Cục Quản lý giá tích cực kiểm tra về thuế và giá sữa./.

(Theo Vietnam+)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Xuất khẩu trái cây - Khẳng định uy tín và phương thức làm ăn chuyên nghiệp!
  • Kiện hay không kiện Mỹ ra WTO?
  • Nghịch lý khi nhập hàng từ Trung Quốc
  • Kiểm soát giá hàng hóa, không để “té nước theo mưa”
  • Xuất khẩu: Tăng không bền vững
  • Tăng xuất khẩu, giảm nhập siêu từ Trung Quốc
  • Hàng nội cô độc trước thị hiếu người Việt
  • Năm 2010: Có thêm 26 đặc sản địa phương được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo