Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công nghệ tàu siêu tốc, hàng xuất khẩu mới của Nhật

Đất nước "mặt trời mọc" sở hữu những con tàu siêu tốc có tốc độ nhanh nhất trên thế giới và đang có ý định xuất khẩu công nghệ này để thu về nhiều tỷ USD.

Theo New York Times, trong chuyến thăm mới đây của Bộ trưởng Bộ Giao thông Mỹ Ray LaHood, Công ty Đường sắt Trung tâm Nhật Bản đã giới thiệu chuyến chạy thử nghiệm của chiếc tàu đệm từ MLX01. Đây là con tàu đệm từ thử nghiệm có tốc độ cao nhất thế giới hiện nay, lên tới trên 500 km/h. Mục đích của việc giới thiệu này, là nhằm giành về những hợp đồng xây dựng đường ray vốn là một phần trong kế hoạch kích thích kinh tế khổng lồ của Mỹ.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Mỹ tỏ ra ấn tượng với những gì ông được chứng kiến. “Tàu chạy rất nhanh. Nước Mỹ đang đứng trước cơ hội đạt tới một hệ thống đường sắt tốc độ cao kết nối giữa các đô thị”, ông LaHood nói.

Tham vọng xuất khẩu công nghệ đường ray tàu siêu tốc là một là sự thay đổi lớn đối với Nhật Bản, quốc gia từ lâu vẫn giữ kín những bí quyết về công nghệ này. Tờ New York Times cho rằng, sự chuyển biến này là do tình trạng giảm sút nhu cầu giao thông của hành khách và hàng hóa tại thị trường nội địa, trong khi các thị trường bên ngoài có quá nhiều cơ hội. Ngoài ra, việc Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng hệ thống đường tàu tốc độ cao, có khả năng đem tới cho nước này lợi thế cạnh tranh trên thị trường công nghệ tàu siêu tốc, cũng khiến Nhật Bản cảm thấy sốt ruột.

Trong mấy tháng gần đây, các quan chức Chính phủ Nhật Bản, bao gồm Bộ trưởng Bộ Giao thông Seiji Maehara, đã tới Mỹ để tìm kiếm hợp đồng trong gói 13 tỷ USD mà Chính quyền Obama đã cam kết chi để xây dựng 11 tuyến đường ray siêu tốc trên khắp nước Mỹ.

Trong đó, phía Nhật Bản đặc biệt quan tâm tới một hợp đồng trị giá 1,25 tỷ USD nhằm xây dựng tuyến đường ray siêu tốc hơn 135 km nối giữa Tampa và Orlando, tuyến đường mà Chính phủ Mỹ dự kiến sau này sẽ kéo dài tới tận Miami. 20 công ty đang đấu thầu giành hợp đồng này, và đơn vị được chọn sẽ được công bố trong năm nay, trong đó có những nhà thầu tên tuổi như Bombardier của Canada, Siemens của Đức, Alstom của Pháp, General Electric và Lockheed Martin của Mỹ.

Nhật Bản vốn dĩ rất tự tin vào công nghệ tàu siêu tốc của họ. Trong những thập niên sau khi chiếc tàu “viên đạn” đầu tiên đi vào vận hành ở nhà ga Tokyo vào ngày 1/10/1964, chưa có một tai nạn chết người nào liên quan tới tàu siêu tốc xảy ra. Ngoài ra, những con tàu siêu tốc của Nhật Bản còn luôn về đích đúng giờ, dù phải chở tới 300 triệu lượt hành khách mỗi năm.

Công ty Đường sắt Trung tâm Nhật Bản hiện đang đẩy mạnh quảng bá cho  những con tàu siêu tốc hiệu N700-I. Những con tàu này đã được sử dụng ở Nhật và có vận tốc đạt 330 km/h. Tuy nhiên, niềm tự hào lớn nhất của công ty này lại là chiếc tàu đệm từ MLX01 đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm.

Công nghệ tàu đệm từ sử dụng lực đẩy từ trường cực mạnh, tạo ra một khoảng trống giữa bánh tàu và đường ray, nhằm làm lực ma sát khi tàu di chuyển. Khi khởi động, bánh tàu vẫn nằm trên đường ray, nhưng sau đó, được đẩy dần lên nhờ lực từ khi đạt tốc độ cao.

Tuy nhiên, mức giá cao ngất ngưởng của công nghệ tàu đệm từ là một vấn đề. Một hệ thống ngắn đường ray tàu đệm từ cũng có thể đòi hỏi chi phí đầu tư hàng trăm triệu USD. Cũng mức chi phí cao này là một lý do khiến Công ty Đường sắt Trung tâm Nhật Bản chưa đưa tàu đệm từ vào sử dụng ở Nhật.

Tuy nhiên, theo các nhà chuyên môn, nếu Nhật Bản không xuất khẩu được công nghệ tàu đệm từ, thì thế mạnh này của Nhật sẽ sa sút mạnh, vì công nghệ không được áp dụng rộng rãi trên thực tế.

(Vitinfo)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Nhập siêu tăng
  • Cứ mãi tiểu ngạch?
  • Lượng gạo xuất khẩu sẽ giảm trong hai tháng tới
  • Trung Quốc - thị trường dẫn đầu cung cấp sản phẩm hóa chất cho Việt Nam quý I/2010
  • Thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại Việt-Thái
  • Thặng dư thương mại đã trở lại với Trung Quốc
  • FAO: Sản lượng gạo toàn cầu sẽ tăng 4%
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo