Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cuộc khủng hoảng về cung đường trở nên tồi tệ hơn

tinkinhte.comCuộc khủng hoảng đường trở nên tồi tệ hơn sau khi Indonesia - một trong những nhà  nhập khẩu đường hàng đầu thế giới không thể mua được một pao đường nào trong cuộc bỏ thầu mới nhất của họ. 

Sự thất bại này đã khiến giá vàng trắng tại Luân Đôn bị đẩy tới một mức cao với 760 USD/tấn. Giá đường thô tại New York đạt tới mức cao mới của 29 năm với 29.82 Cent/pao. Kể từ tháng 1/2009 giá đường đã tăng tới 150 %.

 
Theo các nhà giao dịch và môi giới, các nước nhập khẩu đường hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á, Trung Đông và Tây Phi sẽ hết nguồn cung đường, do đó các cuộc bỏ thầu mới sẽ được thúc đẩy để bổ sung thêm nguồn cung. Pakistan sẽ bỏ thầu trong tháng tới và tiếp sau đó sẽ là một số nhà bỏ thầu khác. Ông Peter de Klerk của công ty kinh doanh đường Czamikow tại Luân Đôn cho biết “Nếu họ không mua sớm thì cơ hội mua trong lần tiếp theo sẽ không còn”.

Theo báo cáo từ các nước tình trạng thiếu đường đã trở thành các vấn đề nghiêm trọng tại một số nước châu Á. Trong số các nhà nhập khẩu chính, chỉ Ai Cập có khả năng đảm bảo nhu cầu của họ. Mặc dù đường không còn là một mặt hàng thực phẩm chủ chốt tại các quốc gia phát triển, nó vẫn là một nguồn cung cấp calo quan trọng tại một số quốc gia mới nổi khiến giá cả trở thành một vấn đề gây xung đột.

Ông Jonathan Kingsman của công ty tư vấn Kingsman tại Lausanne cho biết giá đường trắng trong nước tại một số quốc gia nhập khẩu đã lên tới 1000USD/tấn, cao hơn nhiều so với mức chuẩn quốc tế với khoảng 760 USD/tấn, một tín hiệu của sự cung hạn hẹp. Theo ông “Các quốc gia sẽ hết nguồn cung đường.”

Sự khan hiếm này khiến Ủy ban châu Âu phải xem xét liệu họ có thể xuất khẩu hợp pháp nhiều đường hơn theo các luật lệ của Tổ chức thương mại quốc tế WTO không. Một quan chức tại Brussels cho biết  “Chúng ta đang rơi vào một hoàn cảnh hiếm có của thị trường thế giới.”

Xuất khẩu đường của châu Âu đã đạt tới con số 1.37 triệu tấn sau một hiệp định trong năm 2004 khi Braxin, Úc và Thái Lan - tất cả đều là các nhà xuất khẩu lớn - đã đệ một đơn kiện hợp pháp.

Các nhà giao dịch đường đã nghi ngờ về việc Brussels sẽ bán thêm, tuy nhiên họ cũng đã thừa nhận rằng các nông dân trồng cải đường tại châu Âu đã có đủ thặng dư để xuất khẩu thêm 600,000-800,000 tấn trong năm nay.

Khủng hoảng đường xảy ra là kết quả của một sự thâm hụt nguồn cung lớn do những vụ mùa thất bát gây ra từ tình trạng thời tiết xấu tại Braxin và Ấn Độ, vốn là các nhà sản xuất hàng đầu. Trong khi đó, nhu cầu đường vẫn tiếp tục ngày càng tăng. Tại Ấn Độ, nhà tiêu dùng lớn nhất thế giới, gió mùa khô do hiện tượng thời tiết El Niño đã gây tổn thất cho vụ mùa mía. Sản xuất đường đã giảm gần 15 triệu tấn trong năm 2009 – 2010 và mất 40% so với một năm bình thường. Hiện tượng thời tiết El Nino cũng đã mang mưa tới cho mùa khô tại Braxin, quốc gia chiếm 60% xuất khẩu đường thế giới. Thời tiết ẩm ướt đã giảm bớt số ngày các nông dân có thể thu hoạch mía và cũng giảm lượng đường mía có thể được tinh chế kéo theo sự sụt giảm trong sản xuất. Các nhà sản xuất khác bao gồm Mehico, Trung Quốc, Nga và nhiều quốc gia Trung Mỹ cũng đã thu hoạch thấp hơn dự đoán. 

(Theo Bùi Huyền // Diễn đàn doanh nghiệp // FT)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Mối lo hàng xuất khẩu của Trung Quốc
  • Các loại hàng hóa sẽ tăng trong năm 2010?
  • Dự báo giá dầu cọ năm 2010, 2011
  • Dự báo kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam trong năm 2010 sẽ đạt 1,5 tỉ USD
  • Châu Á có thể nhập 460 triệu tấn than đốt nồi hơi trong năm 2010
  • Xuất khẩu đối mặt rào cản mới
  • Kênh phân phối hiện đại sẽ tiến xa trong năm 2010?
  • Áp lực nhập siêu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo