Thủy sản, dệt may, gỗ… gặp khó
Theo ông Nguyễn Viết Quang, Phó giám đốc Công ty chế biến thủy sản Vĩnh Lợi: IUU không chỉ gây khó khăn đối với doanh nghiệp (DN) mà với cả ngư dân, vì họ chưa bao giờ có thói quen ghi nhật ký khai thác.
Cũng cần thông tin thêm mặc dù chưa đến thời điểm chính thức áp dụng nhưng trong tuần qua, nhiều nhà nhập khẩu thủy sản tại một số quốc gia thuộc EU cũng đang trì hoãn ký hợp đồng mới vì họ chưa nhận được thông tin chuẩn bị từ phía VN.
Bên cạnh đó, nhiều DN rất băn khoăn khi thời điểm áp dụng IUU cận kề, song hiện quy chế chứng nhận thủy sản có nguồn gốc từ khai thác của Bộ NN-PTNT để hỗ trợ các DN thực hiện IUU vẫn chưa được hoàn thiện...
Đạo luật “Cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng” (CPSIA) đối với các mặt hàng dệt may cũng được Hoa Kỳ áp dụng vào ngày 10-2-2010. Theo đó, bất cứ lô hàng dệt may nào xuất khẩu vào Hoa Kỳ đều phải kèm theo giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn được đánh giá bởi một đơn vị độc lập (được Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ công nhận).
Từ vật liệu, nguyên phụ liệu đến thành phẩm đều phải áp dụng kiểm nghiệm nghiêm ngặt, nhất là các mặt hàng dành cho trẻ em. Đối với các lô hàng vi phạm, ngoài việc bị tiêu hủy có thể đối mặt với các mức phạt dân sự và hình sự.
Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu tại Công ty Cổ phần SavimexẢnh: H.Thúy
Một nhóm hàng khác cũng đang phải đối mặt với rào cản kỹ thuật của một số quốc gia là đồ gỗ. Theo Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản VN Nguyễn Tôn Quyền: Rất nhiều nhà nhập khẩu đã đưa ra yêu cầu mới khi đặt bút ký hợp đồng cho năm 2010 như quy định về kiểm soát chì, formaldehyde trong sơn và keo dán...
Vì vậy, các DN cần phải có lộ trình đầu tư, quản lý chất lượng nếu muốn tăng trưởng xuất khẩu vào các thị trường lớn. Chủ tịch HĐQT Công ty CP chế biến gỗ Đức Thành Lê Hải Liễu nhận định: Bên cạnh đạo luật “Cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng”, đồ gỗ vào EU phải áp dụng tiêu chuẩn REACH, là quy định mới về hóa chất và sử dụng an toàn hóa chất, gồm các nội dung đăng ký, xem xét, cấp phép và hạn chế với hóa chất.
Quy định này được thực hiện trong nhiều giai đoạn kéo dài 10 năm. Vì vậy, để có những đơn hàng từ đầu năm 2010 đến tháng đầu quý II, DN đã phải tiếp cậntiêu chuẩn này từ rất sớm.
Cần nỗ lực cho thị trường mới
Bên cạnh những khó khăn khách quan, một số chuyên gia trong lĩnh vực xuất khẩu cũng chỉ ra nguyên nhân chủ quan khiến các DN sẽ gặp khó khăn nhiều hơn nếu bản thân DN không thay đổi cách làm hiện nay là quá nhiều DN chào hàng trên cùng một thị trường.
Chẳng hạn hiện ngành da giày gặp rất nhiều khó khăn khi kim ngạch liên tục sụt giảm thì việc tìm một thị trường mới là rất cần thiết. Tuy nhiên, không phải DN nào cũng mặn mòi với thông tin từ thị trường mới.
Đại diện Thương vụ VN tạiĐức cho biết: Hiện thị trường Đức rất ưa chuộng các loại giày thể thao bằng da, vải, cao su. Nhưng do giày thể thao sản xuất tại Đức giá rất cao nên nhiều nhà bán lẻ lớn đang muốn nhập khẩu giày ở các nước châu Á, trong đó có VN.
Thương vụ đã thông tin cho các DN VN nhưng chờ mãi cũng chẳng thấy DN nào hồi âm. Hay như gần đây, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng rau quả chế biến của Nhật cũng tăng mạnh, nhất là các loại rau quả cô đặc, rau củ quả cấp đông, đều là sản phẩm thế mạnh VN nhưng khả năng đáp ứng của DN cũng mới chỉ đạt được 50% nhu cầu thị trường.
Một minh chứng cho thấy khi xâm nhập thị trường mới, các DN sẽ đạt kết quả khả quan hơn. Chẳng hạn, 11 tháng vừa qua, nhu cầu tiêu thụ tôm của các thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ, Nhật đều sụt giảm, ngược lại các thị trường mới như Hàn Quốc lại tăng 30,1% về giá trị và 21,3% về khối lượng; Thụy Sĩ có mức tăng 37,5% về khối lượng và 35,1% về giá trị... Tương tự, nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của Nhật và Canada trong thời gian gần cũng gia tăng đáng kể. Vì vậy, để đạt được kim ngạch xuất khẩu năm 2010 cần có sự ứng phó của cả cơ quan quản lý và DN.
Kinh phí xúc tiến thương mại quốc gia tăng 45% Theo Bộ Công Thương, dự báo kim ngạch xuất khẩu năm 2010 sẽ đạt khoảng 60 tỉ USD, tăng 6% so với năm nay. Để tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu, bộ đang thực hiện hơn 200 đề án xúc tiến thương mại quốc gia trong năm 2010 với kinh phí 250 tỉ đồng, tăng 45% so với năm 2009. Bên cạnh những khó khăn khi phải áp dụng những quy định mới, dự báo năm 2010 vẫn xuất hiện một số điểm sáng như giá một số loại hàng hóa đang có xu hướng tăng, nhu cầu của một số thị trường mới nên các DN xuất khẩu cần năng động hơn. |
(Theo Mai Vân // Nguoilaodong Online)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com