Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Để chè Việt đắt giá trên thị trường quốc tế

 
Tuyển chọn chè xanh trước khi đưa vào sản xuất chè khô xuất khẩu. (Ảnh: Đình Na/TTXVN)

Những năm trở lại đây, cây chè đã được khẳng định trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa Việt Nam trở thành một trong 5 quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới.


Tuy nhiên, vị thế của chè Việt trên thị trường thế giới còn nhiều hạn chế, giá chè của Việt Nam hiện mới chỉ bằng 50 - 60% giá quốc tế. Việc thành lập một sàn đấu giá, đưa cây chè thâm nhập và thành công trên thị trường quốc tế là mong đợi hàng đầu của ngành chè Việt Nam hiện nay.

Cần một sân chơi

Trong dự án nghiên cứu khả thi về việc thành lập sàn đấu giá chè ở Việt Nam do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Landell Mills tiến hành, ông Lain Lang, Trưởng nhóm nghiên cứu cho rằng, việc thiếu một sàn đấu giá chè khiến các doanh nghiệp Việt Nam không xác định được giá trị sản phẩm. Đây là nguyên nhân chính khiến sản phẩm của các doanh nghiệp bị khách hàng nước ngoài ép giá.

Theo đánh giá, khảo sát của nghiên cứu trên, chất lượng của một số nhà máy chè có đầu tư tốt tại Việt Nam không thua kém so với sản phẩm cùng loại từ các nước có công nghiệp chế biến và xuất khẩu chè hàng đầu như ấn Độ, Sri Lanka...

Mặc dù vậy, trong 10 năm qua, giá trung bình của chè Việt Nam luôn thấp hơn giá thị trường. Tại thời điểm năm 1998, giá xuất khẩu chè của Việt Nam ngang giá bán với 8 trung tâm đấu giá lớn trên thế giới. Tuy nhiên, đến năm 2009, trong khi giá thế giới tăng trên 15% so với thời điểm 1998, giá chè xuất khẩu của Việt Nam lại chỉ còn khoảng 80% giá trị. Bởi vậy, theo các chuyên gia việc thành lập sàn đấu giá chè ở Việt Nam là cần thiết nhằm tăng giá trị xuất khẩu của chè Việt.

Ông Trần Văn Giá, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho biết, sàn đấu giá sẽ là nơi để các bạn hàng theo dõi, xem và mua hàng một cách thường xuyên. Đây là mốc quan trọng để chè Việt có bước chuyển về chất lượng, nâng vị thế của chè Việt trên thị trường quốc tế; là thước đo quan trọng đánh giá môi trường sản xuất kinh doanh chè; trình độ sản xuất, thương mại của chè Việt Nam.

Đây là mục tiêu quan trọng mà nhiều năm nay ngành chè phấn đấu vươn tới. Nếu giá chè Việt Nam ngang bằng với giá quốc tế, sẽ mang lại lợi nhuận thêm hàng trăm triệu USD mỗi năm. Con số này tuy không lớn nhưng có ý nghĩa đối với người trồng chè, sẽ góp phần không nhỏ vào cải thiện đời sống của người nông dân.

Cải tổ mọi phương diện

Tại Hội hội thảo công bố báo cáo giữa kỳ Nghiên cứu khả thi về việc thành lập sàn đấu giá chè ở Việt Nam do Hiệp hội Chè Việt Nam tổ chức mới đây, nhiều chuyên gia cho rằng sự ra đời sàn đấu giá là cần thiết, tuy nhiên thực tế ngành chè Việt Nam hiện chưa đủ các điều kiện để đáp ứng.

Ông Nguyễn Văn Thụ, Phó chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho hay, hiện Việt Nam chỉ có khoảng 10% số doanh nghiệp đủ khả năng tham gia sàn giao dịch. Do vậy, nhiều chuyên gia đề xuất, nên từng bước tham gia sân chơi này, sàn chỉ nên thực hiện tại một số điểm và một số doanh nghiệp, chú trọng độ an toàn, chất lượng sản phẩm để tạo được độ tin cậy nhằm hạn chế tần suất kiểm định chất lượng.

Đối với nhiều doanh nghiệp, sàn đấu giá chè còn là khái niệm mới. Ông Nguyễn Văn Vinh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn chè Hưng Hà cho biết, hiện tại nhiều doanh nghiệp vẫn còn mơ hồ, còn bỡ ngỡ trước sân chơi này mặc dù trên thế giới sàn đấu chè ra đời khá lâu. Bởi vậy vấn đề quan trọng đối với doanh nghiệp hiện nay là được thông tin, được tư vấn để hiểu rõ thêm về sàn đấu giá chè.

Ông Vinh cũng cho biết thêm, cái khó hiện nay là chúng ta chưa có một cơ sở kiểm định chất lượng mang tầm cỡ quốc tế. Để sản phẩm chè của chúng ta có thể “chen chân” trên thị trường thì phải khẳng định được chất lượng, độ an toàn và chỉ có cơ sở kiểm định chất lượng mang tầm cỡ quốc tế mới làm được điều này.

Bên cạnh đó, có một thực tế là việc mua nguyên liệu hiện nay còn manh mún, mạnh ai nấy làm, doanh nghiệp thường xuyên phải mua nguyên liệu với giá cạnh tranh. Bởi vậy theo ông Nguyễn Trinh Bá, Công ty Đầu tư và Phát triển Chè Nghệ An, nhà nước cần đóng vai trò làm trọng tài trong một sân chơi bình đẳng, nên có chính sách rõ ràng giúp doanh nghiệp và nhà nông tham gia ký kết mua, bán nguyên liệu.

Điều này có nghĩa khi doanh nghiệp đầu tư vào một vùng nguyên liệu thì sẽ được mua với giá không cạnh tranh như hiện nay. Chia sẻ quan điểm này, ông Nguyễn Hữu Tài, Phó tổng Giám đốc Công ty chè Việt Nam, cũng cho hay: vấn đề quy hoạch các nhà máy gắn với từng vùng nguyên liệu cụ thể là khâu tiên quyết để thành công sàn đấu giá chè.

Phân tích điều kiện để xây dựng thành công sàn đấu giá chè tại Việt Nam, các chuyên gia cảnh báo nếu không có biện pháp quản lý chất lượng sản phẩm đáp ứng được các quy định của thị trường nhập khẩu, chè Việt Nam khó có thể xây dựng được uy tín và thương hiệu.

Ngoài ra, vấn đề an toàn sản phẩm và kết hợp nhiều lĩnh vực nông, lâm sản khác cùng tham gia hoạt động trên sàn giao dịch là ý kiến mà nhiều chuyên gia mong đợi.

Cục trưởng Cục Chế biến, Thương mại Nông lâm thủy sản và Nghề muối Lê Xuân cũng khẳng định, để nâng giá trị gia tăng của sản phẩm không phải bắt đầu từ sàn đấu giá mà đầu tiên phải tổ chức lại sản xuất, từ khâu giống, chăm sóc, thu hái, chế biến. Nếu chưa làm tốt được những điều này, sàn đấu giá không thể hoạt động hiệu quả./.

(TTXVN/Vietnam+)

 

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Tìm giải pháp giảm nhập siêu, tăng xuất khẩu
  • Triển vọng xuất khẩu của Thái lan trong năm 2010
  • Dự báo một số mặt hàng xuất khẩu từ nay đến cuối năm
  • Tìm lối đi cho xuất khẩu Việt Nam trong khủng hoảng
  • Chỉ số giá tiêu dùng khó tăng đột biến
  • Hệ thống bán buôn và bán lẻ: còn xa điểm bão hòa
  • Thái Lan mở kho bán gạo sẽ không ảnh hưởng tới Việt Nam
  • Bộ Công Thương làm khó doanh nghiệp?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo