Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Diễn đàn "Khai phóng gạo Việt ": Giao quyền định giá cho nông dân

Tác giả bài viết này là một nông dân ở huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp bày tỏ nỗi cơ cực của người trồng lúa, đề xuất quyền lợi họ đáng được hưởng và chỉ rõ những bất cập trong điều hành sản xuất, xuất khẩu gạo ở nước ta hiện nay

Văn bản Vinafood 2 đăng trên Báo NLĐ ngày 10-3 (tựa đề “Vinafood 2 khai thông thị trường lúa gạo”) có nội dung phản ứng bài viết “Bao giờ mới giàu?” của GS-TS Võ Tòng Xuân (đăng Báo NLĐ ngày 25-2). Vinafood 2 cho rằng bài viết không chính xác và đã chỉ trích quá mức cần thiết, phiến diện, không công bằng khi nhìn nhận, đánh giá sự việc.

Là một nông dân ĐBSCL gần cả đời sống chung với nghề trồng lúa và theo dõi khá tường tận hoạt động xuất khẩu gạo của nước ta, tôi xin trao đổi với Vinafood 2 rằng nội dung và cách thể hiện một vấn đề phụ thuộc vào sự thật mà nó chuyển tải, phụ thuộc vào mong muốn, hiệu quả mà người viết hướng tới, chứ không hề phụ thuộc vào vị thế của đối tượng bị phê phán. Nếu sự bất công trong hoạt động xuất khẩu gạo và thu mua lúa giữa nông dân và doanh nghiệp thật sự lớn thì cần phải chỉ trích đủ “đô” mới hy vọng thay đổi được tình hình. Từ thực tế cực khổ của người trồng lúa, xin thưa rằng bài “Bao giờ mới giàu?” không hề “thiếu khách quan” hay “thiếu cơ sở khoa học” như Vinafood 2 nêu.

Nhiệm vụ chính yếu của Hiệp hội Lương thực VN (VFA), Vinafood 2 là bán gạo bằng cách ký hợp đồng xuất khẩu gạo với khách hàng nước ngoài và từ giá gạo của những hợp đồng đó quy ra giá thu mua lúa cho nông dân, tiến hành mua lúa của nông dân xay thành gạo để xuất khẩu theo hợp đồng.

Thế nhưng, từ năm 2001 đến nay (ngoại trừ năm 2007), VFA và Vinafood 2 luôn bán gạo của nông dân với giá rẻ nhất thế giới, hầu như năm nào cũng không tìm đủ khách hàng để ký đủ hợp đồng bán hết lúa nên nông dân buộc phải bán lúa theo giá mua dự trữ với giá thấp (số liệu này tôi đã nêu trong bài “Vì sao gạo VN rẻ nhất thế giới?” đăng trên Báo NLĐ ngày 29-8-2009).

Còn việc thu mua lúa của nông dân thì sao? Mua lúa từ nông dân rồi chở về nhà máy xay, xay bóc vỏ thành gạo thô, có thương lái lúa. Chà bóng gạo thô thành gạo xuất khẩu rồi đóng bao, có thương lái gạo. Doanh nghiệp đảm nhận công đoạn cuối cùng là chở gạo ra cảng và xuất đi! VFA và Vinafood 2 cách nông dân đến hai tầng thương lái như vậy thì bảo là gần nông dân, giúp nông dân cái nỗi gì?

Nông dân chỉ được hưởng khoảng 13% từ lợi nhuận do xuất khẩu gạo mang lại. Trong ảnh: Bốc xếp gạo tại Cai Lậy - Tiền Giang. Ảnh: T.Vũ

Có lẽ vì lợi nhuận là chênh lệch đầu tấn nên chẳng thấy VFA và Vinafood 2 đầu tư nâng cao giá trị hạt gạo xuất khẩu: Không đầu tư kho chứa lúa, không đầu tư nhà máy xay lúa, không tạo thương hiệu cho hạt gạo VN. Không có đủ kho nên không điều tiết được quá trình xuất khẩu gạo, phải xuất khẩu theo kiểu sang tay nên dễ bị khách hàng ép giá. Không có nhà máy xay lúa hiện đại nên chất lượng gạo xuất khẩu thấp, không có thương hiệu nên bán gạo cùng loại rẻ hơn nước khác...

Nông dân chúng tôi cực khổ làm ra lúa gạo, là chủ nhân của lúa gạo nhưng không có một chút tiếng nói nào trong việc ấn định giá lúa gạo. VFA là một tổ chức nghề nghiệp, chỉ “ăn theo” lúa gạo mà lại toàn quyền ấn định giá bán gạo xuất khẩu và giá thu mua lúa cho nông dân. Có phải vì thế mà VFA được quyền muốn cho nông dân lời bao nhiêu trên một ký lúa thì cho?

Những năm gần đây, các tổng công ty lương thực đều lãi đậm, đến hàng ngàn tỉ đồng. Trong khi đó, như GS-TS Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam, nêu trong bài “Tôi mãi mắc nợ nông dân!” đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 9-2-2010: “Hiện trong chuỗi giá trị lợi nhuận thu được từ hạt gạo, người nông dân chỉ hưởng được 13%. Tỉ lệ này quá nhỏ so với công sức một nắng hai sương mà họ bỏ ra. Hơn 87% lợi nhuận trong chuỗi giá trị của hạt gạo là qua các tầng lớp trung gian”.

Vậy, điều trước hết nông dân cần là được trả đủ, trả đúng thù lao so với công sức họ đã bỏ ra; trước hết, hãy giao lại cho họ quyền định giá lúa.

(Theo Hoàng Kim // Tin Chính phủ)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Giá xăng dầu công khai cỡ nào ?
  • Muối nhập khẩu không ảnh hưởng đến giá muối trong nước
  • Lo ngại xung quanh thông tư kiểm soát giá mới
  • Cạnh tranh xuất khẩu sẽ khốc liệt hơn
  • Thị trường xuất khẩu nào cho hạt gạo Việt Nam?
  • Thương mại toàn cầu giảm 12% trong năm 2009
  • Thị trường lúa, gạo năm 2010: Doanh nghiệp hồi hộp, nông dân bất an
  • Cần chống độc quyền tăng giá xăng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo