Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lo ngại xung quanh thông tư kiểm soát giá mới

Sắp tới doanh nghiệp sản xuất, kinh doanhsữa sẽ phải đăng ký giá bán với cơ quan quản lý nhà nước - tinkinhte.com
Sắp tới doanh nghiệp sản xuất, kinh doanhsữa sẽ phải đăng ký giá bán với cơ quan quản lý nhà nước.Ảnh: Hồng Văn

Dự thảo thông tư mới (*) thay thế thông tư 104 - quy định các tổ chức kinh tế có trên 50% vốn điều lệ thuộc sở hữu nhà nước phải đăng ký giá bán 16 mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá sẽ được trình lên Bộ Tài chính xem xét thông qua vào tuần sau, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục quản lý giá cho biết.

Tuy thông tư mới chưa ban hành hiện đã có không ít lo ngại xung quanh những nội dung thể hiện và tính khả thi của nó.

Bất cập của thông tư 104

Thông tư 104 ban hành ngày 13-11-2008 quy định các điều kiện áp dụng biện pháp bình ổn giá khi có biến động giá bất thường ở 16 mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, xi măng, thép xây dựng, khí hóa lỏng, sữa, đường, gạo, thuốc chữa bệnh… Tuy nhiên, điều kiện áp dụng biện pháp bình ổn có nhiều bất cập,chẳng hạn như với mặt hàng sữa: theo quy định thì “trong thời gian tối thiểu 15 ngày liên tục, giá bán lẻ sữa tăng từ 20% trở lên so với giá thị trường trước khi biến động” thì mới có điều kiện áp dụng biện pháp bình ổn. Trong thực tế, giá sữa chưa bao giờ tăng trên 20% cùng một lúc mà nhà phân phối thường chia việc tăng giá thành nhiều đợt, mỗi đợt đều tăng dưới 20%.

Năm qua cơ quan quản lý nhà nước đã tiến hành 3 đợt kiểm tra chính thức, cho thấy giá sữa tăng đều, và từ đầu năm đến nay giá sữa đã tăng 2 lần nữa, bình quân mỗi lần khoảng 7-10%, với lý do tý giá tăng dẫn đến nguyên liệu đầu vào tăng giá.

Ở mặt hàng sữa bột cho trẻ em, người ốm và người lớn tuổi, chiếm phần lớn thị phần Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng là các kênh phân phối của các hãng nước ngoài như Dutch Lady, Abbott, Nestlé và Mead Johnson...; các doanh nghiệp này lại không thuộc đối tượng phải đăng ký giá, vì thông tư 104 chỉ áp dụng với các doanh nghiệp có trên 50% vốn sở hữu Nhà nước.

Theo nhận xét của một cán bộ phụ trách thẩm tra giá ở Sở Công thương TPHCM, do những bất cập này, việc kiểm tra niêm yết, đăng ký và thẩm tra giá của các cơ quan quản lý nhà nước ở TPHCM như Sở Tài chính, Sở Công thương và Quản lý thị trường trong hơn một năm thực hiện thông tư 104 rất hạn chế và kém hiệu quả,

Cuối tháng 12 vừa qua Bộ Tài chính đã đưa ra dự thảo thay thế thông tư 104 với những thay đổi như mở rộng danh sách đối tượng phải thực hiện đăng ký giá, kê khai giá hàng hóa và dịch vụ bao gồm cả các doanh nghiệp tư nhân không kể trong nước hay có vốn đầu tư nước ngoài, thêm một số nhóm hàng hóa, dịch vụ phải kê khai giá như thuốc lá, xe hơi, giá vé máy bay nội địa, cước vận tải ô tô, thuốc chữa bệnh…

Lo ngại về tính khả thi

Trả lời phỏng vấn TBKTSG Online, ông Nguyễn Tiến Thỏa, người đứng đầu ban soạn thảo, cho rằng so với thông tư 104 hiện hành dự thảo này được bổ sung hoàn thiện hơn. Với việc kê khai giá bán doanh nghiệp khó mà nâng giá vô tội vạ, ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Việc đưa thêm doanh nghiệp tư nhân vào danh sách phải đăng ký, kê khai giá nhằm đảm bảo tính công bằng thay vì chỉ có doanh nghiệp Nhà nước mới phải chịu sự kiểm soát về giá.

Dự thảo tuy chưa được chính thức thông qua nhưng cũng đã làm dấy lên những lo ngại từ nhiều phía. Ông Vũ Quốc Tuấn, người phát ngôn của công ty Nestlé Việt Nam, cho biết việc kiểm soát giá như vậy sẽ gây thêm gánh nặng hành chính cho công ty, vì chỉ riêng mặt hàng sữa đã có ba nhãn khác nhau và sữa, cũng như nhiều mặt hàng khác, không phải là mặt hàng đứng ngoài những biến động của thị trường thế giới lẫn trong nước. Chưa kể, theo ông Tuấn, nếu phát hiện giá “có những yếu tố bất hợp lý trong cấu thành giá sản phẩm” thì theo dự thảo, doanh nghiệp sẽ phải kê khai và đăng ký giá lại.

Tuy nhiên, nếu không có những quy định thật cụ thể về mức giá gọi là "hợp lý" từ các chi phí cấu thành như nguyên liệu, bao bì, chi phí quảng cáo thì rất khó để xác định thế nào là “có giá thành tăng giảm bất hợp lý” khi rất nhiều thành phần sản phẩm như bột sữa, thức ăn gia súc, phôi thép... đều được nhập khẩu và chịu sự điều chỉnh của nhiều yếu tố như tỷ giá và sự thay đổi trên thị trường thế giới. Nếu không xác định được những yếu tố trên thì cả người khai giá lẫn cán bộ quản lý và duyệt giá đều sẽ gặp lúng túng tương tự như việc áp giá trần với mặt hàng sữa bột tháng 10 vừa qua.

Trong thời gian dự thảo nhận đóng góp ý kiến, hai chủ tịch Phòng thương mại Mỹ và châu Âu tại Việt Nam, ông Hank Tomlinson và ông Alain Cany, thay mặt các doanh nghiệp FDI thành viên cũng đã gửi thư cho Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh bày tỏ những lo ngại về thực hiện biện pháp kiểm soát giá. Các ông này cho rằng “kiểm soát giá là không cần thiết và là những gánh nặng về quản lý hành chính, dẫn đến việc thu hút đầu tư kém cho Việt Nam", theo nội dung chính thức đăng trên trang web của Phòng thương mại Mỹ tại Việt Nam ngày 26-1.

(*) :Dự thảo thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định số 170/2003/NĐ-SP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá, nhằm thay thế thông tư 104 của Bộ Tài chính ban hành ngày 13-11-2008.

(Theo Thái Hằng // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Cạnh tranh xuất khẩu sẽ khốc liệt hơn
  • Thị trường xuất khẩu nào cho hạt gạo Việt Nam?
  • Thương mại toàn cầu giảm 12% trong năm 2009
  • Thị trường lúa, gạo năm 2010: Doanh nghiệp hồi hộp, nông dân bất an
  • Cần chống độc quyền tăng giá xăng
  • Kiềm chế nhập siêu: nhiệm vụ bất khả thi?
  • GDP quý 1 sẽ cao hơn nhiều so với cùng kỳ 2009
  • Quốc tế giảm, tại sao trong nước giá vé máy bay tăng?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo