Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp xuất khẩu đang "ăn thịt" chính mình

Xuất khẩu của Việt Nam những tháng đầu năm tăng trưởng kim ngạch ấn tượng nhưng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các cơ quan chức năng chỉ công bố tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu mà chưa công bố một chỉ số có ý nghĩa thật sự đó là lợi nhuận hoặc giá trị gia tăng.

Và vì thế quá trình sản xuất hàng hoá nói chung và sản xuất hàng xuất khẩu là quá trình doanh nghiệp tự ăn thịt mình nhưng không được mô tả.

Lượng và chất tăng trưởng hàng xuất khẩu

Bộ Công thương cho biết, 4 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu đạt trên 20 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên, mặc dù xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam từ đầu năm đến nay có mức tăng trưởng cao nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều khó khăn: sản xuất vẫn phụ thuộc vào nguyên nhiên liệu nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu trong nước phải cạnh tranh khốc liệt hơn với các hàng hóa cùng chủng loại của các nước châu Á và các rào cản kỹ thuật đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Ngoài ra, Mỹ bỏ hoàn toàn hạn ngạch dệt may đối với Trung Quốc nên hàng dệt may vào thị trường này càng trở nên khó khăn.

Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam sản xuất và xuất khẩu thuộc loại nhỏ và vừa, nguồn lực, công nghệ, kỹ năng quản lý, cơ sở hạ tầng chế biến và vận tải còn yếu dẫn đến sức cạnh tranh của sản phẩm thấp. Đặc biệt, doanh nghiệp khó tiếp cận với các nguồn tài chính, chịu lãi suất ngân hàng cao... ảnh hưởng đến lợi nhuận sản xuất và xuất khẩu.

Thực tế, xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, như khoáng sản, nguyên liệu từ nông, lâm, thủy, hải sản... Các mặt hàng công nghiệp như dệt may, giày da, điện tử và linh kiện máy tính... chỉ mang tính chất gia công là chính.

Con số tăng trưởng ngoạn mục của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như da giày, may mặc, đều có giá trị gia tăng rất thấp, chủ yếu nằm ở tiền công gia công, vốn đã ở mức rẻ nhất trong khu vực. Do đó, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam thực tế chưa đem lại sự gia tăng tương ứng trong thu nhập cho nhà sản xuất và người lao động.

Ngay ở khu vực được coi là có lợi thế cạnh tranh là nông sản, chúng ta cũng chỉ dựa vào lợi thế cạnh tranh có sẵn là giá lao động và đất đai rẻ để sản xuất và tham gia vào thị trường thế giới mà chưa chủ động tạo ra các lợi thế cạnh tranh mới để đảm nhiệm những khâu, công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị của sản phẩm.

Ở các nước trong khu vực họ có gạo chất lượng cao, có trái cây đạt quy chuẩn xuất khẩu, đặc biệt, giá thành hàng hóa của họ rất rẻ so với loại hàng tương ứng ở Việt Nam. Có cùng vĩ độ, nhưng trái cây Thái Lan về Việt Nam tuy phải chi phí vận tải, thuế nhập khẩu, hao hụt... nhưng vẫn lấn chiếm dần thị trường trái cây bản địa.

Không chỉ không thể tạo giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu mà, tuy tham gia thị trường quốc tế rất lâu rồi, hàng xuất khẩu Việt Nam không tạo được thương hiệu. Thậm chí, người tiêu dùng nước ngoài không tin cậy vào tính quy chuẩn, vệ sinh an toàn đối với hàng Việt Nam.

Ở các nước tiên tiến, họ coi trọng tính mạng và sức khoẻ của dân họ. Vì thế họ phải kiểm tra ngặt nghèo, dựng hàng rào kỹ thuật với hàng hoá Việt Nam.

Tự "ăn thịt" của chính mình

Một chuyên gia kinh tế cho rằng, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam kể cả trước mắt và lâu dài bị đe doạ bởi cả hai yếu tố cạnh tranh đó là chất lượng và giá cả. Nói về chất lượng hàng hoá xuất khẩu thì, nó chỉ tốt và tốt đồng nhất khi nó được chế biến ra bởi một nền công nghiệp tiên tiến và cách quản lý tiên tiến. Nói về giá thì không mấy quốc gia hàng hoá phải chịu nhiều gánh nặng về các yếu tố giá như hàng hoá sản xuất tại Việt Nam.

Chuyên gia đó đã phân tích một số yếu tố tạo ra sự tăng giá hàng hoá của Việt Nam, cụ thể:

Trước đây, khi có cuộc khủng hoảng tài chính, giá vốn của các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Anh, Pháp, Mỹ... lãi suất Ngân hàng chỉ ở trong khoảng từ 0 % đến 0,5%, thì ở Việt Nam, trừ lãi suất nhà nước đã bù, doanh nghiệp vẫn chịu lãi suất 6,5%/năm.

Từ đầu năm 2010, khi kinh tế thế giới phục hồi, tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển họ vẫn chưa tăng lãi suất hoặc nếu có tăng thì mức tăng rất ít. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam trong những tháng đầu năm đã từng phải vay vốn ở mức lãi suất 15-18%. Mới đây, theo yêu cầu của Chính phủ, các tổ chức tín dụng đang rục rịch hạ lãi suất xuống 13%/năm.

Đặc điểm doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu Việt Nam phần lớn thuộc loại nhỏ và vừa, rất ít vốn tự có mà chủ yếu lệ thuộc vào vốn vốn vay Ngân hàng. Vốn là đầu vào của tất cả các đầu vào của sản xuất, kinh doanh. Giá vốn Việt Nam hiện nay cao gấp ít nhất là 10 lần của các quốc gia đang chơi cùng sân thị trường thế giới với nước ta. Không nói, ai cũng biết lâu dài thắng thua trong cuộc cạnh tranh này thuộc bên nào.

Có rất nhiều yếu tố khác đẩy giá hàng hoá Việt Nam lên cao, chúng ta không thể thống kê hết được. Chỉ cần nêu thêm vài thí dụ thuộc vấn đề tổ chức xã hội và chính sách kinh tế vĩ mô bất hợp lý đang cấu tạo trong giá thành hàng xuất khẩu.

Một là, theo quy định hiện hành, trên đường giao thông cứ 70km có một trạm phí giao thông. Một xe công-te-nơ chạy Bắc Nam cả chiều đi có hàng và chiều về không hàng thì doanh nghiệp phải chi đến chục triệu tiền phí giao thông. Phí ấy đương nhiên tính vào giá hàng hoá. Đó là chưa kể qua trạm thu phí, nhiều xe bị ùn tắc vừa mất thời gian vừa phí tổn xăng dầu. Hiện nay, hầu như các nhà quản lý Việt Nam chưa có quan niệm chi phí thời gian là chi phí sản xuất.

Hai là, xe ôtô con là một loại công cụ tham gia vào quá trình sản xuất được Việt Nam coi là loại hàng hoá đặc biệt thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Công cụ sản xuất bình thường đó trở thành hàng hoá không khuyến khích tiêu dùng, có lợi cho ngân sách nhưng có hại cho doanh nghiệp.

Rất nhiều yếu tố đầu vào làm tăng giá thành sản phẩm. Những doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu muốn bán được hàng phải tạo ra lợi thế cạnh tranh. Khi lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia ít giá trị trên thị trường quốc tế thì doanh nghiệp phải tự tạo lập.

Để tạo lợi thế về giá, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đang phải áp dụng các giải pháp: giảm lợi nhuận doanh nghiệp, cắt giảm các khoản đầu tư công nghệ và phát triển sản xuất, cắt giảm các khoản thưởng cho công nhân và các dịch vụ đời sống của họ. Cách làm này là việc các doanh nghiệp tự ăn vào thịt của chính mình và người lao động. Không ít doanh nghiệp đã phàn nàn vốn tự có của họ ngày càng cạn kiệt vì phải bù dần vào các chi phí sản xuất ngày càng cao.

Cứ đà này, đến một lúc nào đó, doanh nghiệp Việt Nam hết khả năng cạnh tranh.

 

(Tác giả: TRẦN QUANG VŨ // TuanVietnam)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Tăng cường kiểm soát nhập khẩu, kiềm chế nhập siêu
  • Tăng độ bao phủ hàng Việt ở Campuchia
  • Phấn đấu năm 2010 xuất khẩu nghêu, sò huyết đạt 70 tỉ đồng
  • Việt Nam cải thiện 18 bậc chỉ số thúc đẩy thương mại
  • Nỗi lo từ thực phẩm đông lạnh
  • Giá cả tháng 6 được dự báo tiếp tục ổn định
  • Địa điểm kiểm tra tập trung đối với hàng hóa XNK : Vẫn khó !
  • Sắp cắt giảm hàng loạt dòng thuế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo